intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng

Chia sẻ: Hoamaudon | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

26
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng

  1. SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - LỚP 12 TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG NĂM HỌC 2020-2021 ( Đề thi gồm có 01 trang) Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ CHẴN (Dành cho thí sinh có SBD chẵn) - Họ và tên thí sinh: .................................................... – Số báo danh : ........................ I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Ích kỉ và biết yêu bản thân đúng cách là hoàn toàn đối lập nhau. Sự ích kỉ và sự yêu bản thân một cách lành mạnh cần được phân biệt rõ. Con người ích kỉ thích mình là trung tâm của sự chú ý, thích được công nhận và không quan tâm đến người xung quanh. Trong khi đó, yêu bản thân làm cho chúng ta tôn trọng mong ước của chúng ta cũng như của những người khác hơn. Có nghĩa là chúng ta có thể cảm thấy tự hào về bản thân mình vì những cái mình đạt được mà không cần nói cho tất cả mọi người biết và chấp nhận những thiếu sót của mình để cải thiện bản thân. Một tình yêu bản thân lành mạnh sẽ không buộc chúng ta phải giải thích vì sao chúng ta đi nghỉ, hay phải mua giày mới, hoặc chiều chuộng bản thân mình tí chút. Chúng ta cảm thấy thoải mái khi làm việc này hay việc kia làm cho đời sống chúng ta tốt đẹp hơn lên. Khi chúng ta thực sự coi trọng giá trị của mình, không cần phải nói với người ngoài là chúng ta tốt hay giỏi như thế nào. Chỉ có người không thuyết phục được bản thân là họ có giá trị thật sự thì mới oang oang với mọi người về lòng tốt của mình. (Andrew Matthews - Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi, Tập 1, NXB Trẻ, 2011, tr. 24-25) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, sự ích kỉ và yêu bản thân một cách lành mạnh khác nhau như thế nào? Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: Khi chúng ta thực sự coi trọng giá trị của mình, không cần phải nói với người ngoài là chúng ta tốt hay giỏi như thế nào? Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của lối sống ích kỉ. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật người đàn bà hàng chài được nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện trong đoạn trích sau: Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn - vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã. - Phác, con ơi! Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt, và cái thằng nhỏ, lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt. Thế rồi bất ngờ người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh ra khỏi bãi xe tăng hỏng, đuổi theo lão đàn ông. Cả hai người lại trở về chiếc thuyền. (Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 72-73) _______ Hết _______ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
  2. SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Ngữ Văn, lớp 12 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 03 trang) ĐỀ CHẴN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,75 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,75đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời : không cho điểm 2 Điểm khác nhau giữa sự ích kỉ và yêu bản thân một cách lành mạnh: 0,75 + Người ích kỉ thích mình là trung tâm của sự chú ý, thích được công nhận và không quan tâm đến người xung quanh. + Còn yêu bản thân là tôn trọng mong ước của mình cũng như của những người khác; cảm thấy tự hào vì những cái mình đạt được nhưng cũng biết chấp nhận cả những thiếu sót của mình để cải thiện bản thân. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời được 2 ý như đáp án: 0,75đ - HS trả lời được 2 ý, nhưng chưa đầy đủ như đáp án: 0,5đ - Nếu HS trích dẫn cả đoạn văn “Con người ích kỉ thích mình là trung tâm … và chấp nhận những thiếu sót của mình để cải thiện bản thân”, vẫn cho 0,75đ. 3 Ý kiến được hiểu là: 1,0 + Khi ta thực sự coi trọng giá trị bản thân, tức là nhận biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình; biết cách phát huy tối đa những tiềm lực vốn có và sửa chữa những khuyết điểm để hoàn thành tốt các công việc đảm nhận..., cộng đồng, xã hội sẽ ghi nhận thành quả của chúng ta mà không cần ta phải nói ra bằng lời. + Một lời khuyên đối với mỗi người: cần biết coi trọng giá trị của bản thân mình. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 1,0đ - HS chỉ trả lời được ý 1 như đáp án: 0,75đ - HS chỉ trả lời được ý 2 như đáp án: 0,5đ 4 HS rút ra một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Có thể theo gợi ý sau: 0,5 Mỗi người cần biết tự hào và yêu bản thân một cách lành mạnh. Hướng dẫn chấm: - HS trình bày thuyết phục: 0,5đ - HS trình bày chưa thuyết phục: 0,25đ II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của lối 2,0 sống ích kỉ. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. Đảm bảo số lượng chữ phù hợp với yêu cầu (khoảng 150 chữ), không quá dài hoặc quá ngắn.
  3. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tác hại của lối sống ích kỉ 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được vấn đề cần nghị luận. Có thể theo hướng sau: Lối sống ích kỉ là lối sống của những người chỉ biết có mình, vì mình, chỉ sống cho bản thân, lo cho lợi ích bản thân mà không quan tâm tới những người khác. Lối sống ấy không chỉ làm hại chính bản thân người đó mà còn làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh. Người sống ích kỉ sẽ bị mọi người xa lánh nên sẽ có một cuộc sống cô độc, buồn tẻ. Vì thờ ơ với cộng đồng, với những người xung quanh nên khi gặp khó khăn, họ sẽ không được ai giúp đỡ... Nếu xã hội có nhiều người ích kỉ thì chắc chắn xã hội đó sẽ không thể tiến bộ, văn minh và phát triển được. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75đ). - Lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5đ). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25đ). * Lưu ý: HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: 0,25 Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập 0,5 luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5đ - Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25đ 2 Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật người đàn bà hàng chài 5,0 trong đoạn văn a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,25 Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn; Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tâm trạng và hành động của nhân vật 0,5 người đàn bà hàng chài Hướng dẫn chấm: - HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5đ - HS xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25đ c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo được các yêu cầu sau đây: * Giới thiệu khái quát tác giả Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Chiếc thuyền 0,5 ngoài xa, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận. * Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật người đàn bà hàng chài: 2,5 + Tâm trạng và hành động của nhân vật được đặt trong tình huống: nhân vật bị gã chồng đánh đập một cách thô bạo; đứa con (thằng Phác) vì thương mẹ, bảo vệ mẹ nên đánh lại bố và bị bố tát cho ngã dúi xuống cát. Người bố đánh Phác rồi bỏ đi.
  4. + Tâm trạng: đau đớn về thể xác và tinh thần; xấu hổ, bất lực, nhục nhã vì không thể bảo vệ, che chở và không thể cho con một cuộc sống bình yên. + Hành động: ôm con, chắp tay vái lạy con thể hiện tình thương yêu con, muốn tạ lỗi với con, lo sợ con làm điều dại dột với bố; buông con ra đi theo chồng thể hiện sự chấp nhận số phận. + Tâm trạng và hành động của nhân vật được thể hiện qua một tình huống đặc sắc; ngôn ngữ kể kết hợp miêu tả tự nhiên, sinh động; hình ảnh so sánh giàu ý nghĩa triết lí; giọng điệu cảm thương,... Hướng dẫn chấm: - HS phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật đầy đủ, sâu sắc: 2,0đ – 2,5đ - HS phân tích được tâm trạng và hành động của nhân vật nhưng chưa thật đầy đủ, sâu sắc: 1,0đ – 1,75đ - HS cảm nhận và phân tích chung chung, chưa làm rõ các biểu hiện của tâm trạng và hành động của nhân vật: 0,25đ – 0,75đ. * Đánh giá: 0,5 + Tâm trạng và hành động của nhân vật người đàn bà hàng chài nói lên tình thương con, ý thức vị tha sâu sắc của một người mẹ. + Tâm trạng và hành động của nhân vật người đàn bà hàng chài góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo và phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Hướng dẫn chấm: - HS đánh giá được 2 ý: 0,5đ - HS đánh giá được 1 ý: 0,25đ d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật vấn đề nghị luận; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5đ - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25đ -------------- Hết------------
  5. SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - LỚP 12 TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG NĂM HỌC 2020-2021 ( Đề thi gồm có 01 trang) Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ LẺ (Dành cho thí sinh có SBD lẻ) - Họ và tên thí sinh: .................................................... – Số báo danh : ........................ I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Những ai tự hào với kết quả công việc của mình và luôn cố gắng tạo ra trải nghiệm ngày càng ý nghĩa hơn cho người thưởng thức là những người luôn thành công trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ngay cả một nhân viên phục vụ ở tiệm bán thức ăn nhanh cũng có thể được xem là thành công khi anh ta dốc hết sức mình cho công việc: vừa nhận đơn đặt hàng qua điện thoại, vừa tươi cười với thực khách, vừa nhanh tay đóng gói thực phẩm khách mua về... Bất cứ việc gì cũng đòi hỏi chúng ta phải thật sự chú tâm, giống như những nghệ sĩ trên sân khấu. Nếu bạn làm vì niềm vui, sự phấn khởi, vì những thử thách mà công việc ấy mang đến cho bạn và lòng tự hào về những gì làm được, bạn sẽ không ngừng phát triển bản thân. Nếu làm việc chỉ vì danh tiếng, tư lợi bạn sẽ dậm chân tại chỗ. Suy cho cùng, sự khen tặng, ái mộ mọi người dành cho bạn rồi cũng tan biến đi khi cảm giác mới lạ trong họ không còn nữa. Còn nếu bạn muốn lặp lại những việc tương tự chỉ để nhận lấy những lời khen cũ rích thì bạn sẽ chẳng có động lực nội tại nào thúc đẩy bản thân tiến bước xa hơn. (Trích 10 quy luật cuộc sống – Dan Sullivan Catherine Nomura, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 49-50) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, ai sẽ là người luôn thành công trong bất cứ hoàn cảnh nào? Câu 3. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết những yếu tố tạo nên động lực nội tại để thúc đẩy con người tiến bước xa hơn trong công việc. Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và tâm trạng nhân vật Phùng được nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện trong đoạn trích sau: Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. (Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.70) _______ Hết _______ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
  6. SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Ngữ Văn, lớp 12 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 03 trang) ĐỀ LẺ I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm. 2 Người luôn thành công trong bất cứ hoàn cảnh nào là: 0,75 + những người tự hào với kết quả công việc của mình + luôn cố gắng tạo ra trải nghiệm ngày càng ý nghĩa hơn cho người thưởng thức. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý như đáp án: 0,5 điểm. - Nếu HS trích dẫn nguyên câu văn “Những ai tự hào với kết quả công việc của mình và luôn cố gắng tạo ra trải nghiệm ngày càng ý nghĩa hơn cho người thưởng thức là những người luôn thành công trong bất cứ hoàn cảnh nào.”: vẫn cho 0,75 điểm. 3 Những yếu tố tạo nên động lực nội tại để thúc đẩy con người tiến bước xa hơn 1,0 trong công việc: + Niềm vui, sự phấn khởi + Những thử thách mà công việc mang đến + Lòng tự hào về những gì làm được. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời được 3 ý như đáp án: 1,0đ - HS trả lời được 2 ý như đáp án: 0,75đ - HS trả lời được 1 ý như đáp án: 0,5đ 4 HS rút ra một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Có thể theo gợi ý sau: 0,5 Tình yêu đối với công việc là động lực để con người đạt được thành công. Hướng dẫn chấm: - HS trình bày thuyết phục: 0,5đ - HS trình bày chưa thuyết phục: 0,25đ II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải có tinh 2,0 thần trách nhiệm trong công việc. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. Đảm bảo số lượng chữ phù hợp với yêu cầu (khoảng 150 chữ), không quá dài hoặc quá ngắn. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết phải có tinh thần trách nhiệm 0,25 trong công việc. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75
  7. HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được vấn đề cần nghị luận. Có thể theo hướng sau: Tinh thần trách nhiệm trong công việc là phẩm chất quan trọng của mỗi người được thể hiện thông qua cách làm việc cụ thể. Tinh thần trách nhiệm trong công việc giúp con người có thái độ làm việc hăng say, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành các nhiệm vụ, công việc được giao; tạo ra động lực thúc đẩy con người hoàn thiện bản thân; đóng góp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75đ). - Lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5đ). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25đ). * Lưu ý: HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: 0,25 Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập 0,5 luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5đ - Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25đ 2 Phân tích đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và tâm trạng nhân vật Phùng được 5,0 nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện trong đoạn trích a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,25 Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn; Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và tâm 0,5 trạng nhân vật Phùng Hướng dẫn chấm: - HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5đ - HS xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25đ c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo được các yêu cầu sau đây: * Giới thiệu khái quát tác giả Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Chiếc thuyền 0,5 ngoài xa, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận. * Phân tích vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và tâm trạng nhân vật Phùng: 2,5 + Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa xuất hiện trong tình huống: Sau nhiều ngày “phục kích”, nghệ sĩ Phùng vẫn chưa chụp được bức ảnh nào. Điều kì diệu của nghệ thuật đã bất chợt đến với Phùng vào một buổi sáng, khi anh nhìn thấy một chiếc thuyền buồm trên mặt biển xa. + Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa: trong cảm nhận của Phùng, đó là cảnh đắt trời cho quý giá, hi hữu; là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ... một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích – vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết, lí tưởng, thánh thiện.
  8. + Tâm trạng nhân vật Phùng: cái đẹp đã đem đến cho Phùng xúc động mãnh liệt, niềm hạnh phúc ngập tràn, anh thấy bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Trong giây phút thăng hoa của cảm xúc, người nghệ sĩ còn như phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức... khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn – sự giác ngộ, nhận thức về sức mạnh kì diệu của cái đẹp nghệ thuật đối với con người. + Vẻ đẹp của chiếc thuyền và tâm trạng nhân vật Phùng được thể hiện qua một tình huống đặc sắc; nghệ thuật kể chuyện ở ngôi thứ nhất với ngôn ngữ kể kết hợp miêu tả chân thực, sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc; biện pháp so sánh giàu sức gợi... Hướng dẫn chấm: - HS phân tích vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và tâm trạng nhân vật Phùng một cách đầy đủ, sâu sắc: 2,0đ – 2,5đ - HS phân tích được vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và tâm trạng nhân vật Phùng nhưng chưa thật đầy đủ, sâu sắc: 1,0đ – 1,75đ - HS cảm nhận và phân tích chung chung, chưa làm rõ vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và tâm trạng nhân vật Phùng: 0,25đ – 0,75đ. * Đánh giá: 0,5 + Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa qua cảm nhận và tâm trạng nhân vật Phùng cho thấy sự đam mê nghệ thuật, tư chất nghệ sĩ và trái tim hướng thiện của người nghệ sĩ chân chính. + Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và tâm trạng nhân vật Phùng còn cho thấy quan niệm của Nguyễn Minh Châu về cái đẹp và nghệ thuật: cái đẹp phải gắn liền với cái thiện; nghệ thuật chân chính phải bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Hướng dẫn chấm: - HS đánh giá được 2 ý: 0,5đ - HS đánh giá được 1 ý: 0,25đ d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật vấn đề nghị luận; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5đ - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25đ -------------- Hết------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2