intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

Chia sẻ: Hoangnhanduc25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

  1. SỞ GD& ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THPT LÊ LỢI Năm học 2021 - 2022 (Đề có 01 trang) Môn: Ngữ văn, lớp12 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh..............................................Số báo danh....................... I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Trở thành một tình nguyện viên có rất nhiều cái lợi. Nếu bạn có những sở thích, ước mơ nào đó, ví dụ tình yêu động vật, hay yêu thích tương tác với con người, hay làm việc với trẻ em, thì các công việc tình nguyện liên quan đến những lĩnh vực bạn hứng thú sẽ giúp bạn thỏa mãn sở thích, hoặc ít nhất giúp bạn biết được mình có thực sự yêu thích nó không. Các hoạt động tình nguyện còn là cơ hội tuyệt vời để rèn luyện thêm các kỹ năng mềm và có thêm kinh nghiệm rất hữu ích cho sự nghiệp sau này, cũng như thiết lập mạng lưới quan hệ hỗ trợ trong công việc và cuộc sống. Bạn có thể tìm thấy những người thầy, người bạn đồng chí hướng cùng xây dựng cộng đồng, xã hội tốt đẹp trong những tổ chức tình nguyện. Những người trẻ hay tham gia vào các hoạt động tình nguyện, từ thiện mà tôi thấy đều là những người dễ tương tác, có kỹ năng tốt, thường xuyên thể hiện lòng biết ơn, tin yêu vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.... (Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2018, tr. 17) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Theo đoạn trích, chúng ta có thể tìm thấy điều gì trong các tổ chức tình nguyện? Câu 3. Theo anh (chị), tại sao “Trở thành một tình nguyện viên có rất nhiều cái lợi”? Câu 4. Kể tên hai hoạt động tình nguyện hoặc thiện nguyện mà anh (chị) biết? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết của việc tham gia các hoạt động tình nguyện? Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị được nhà văn Tô Hoài thể hiện trong đoạn trích sau: […]Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. […]Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Ði ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra[…] (Trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 13-14) ......................Hết.......................
  2. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 12 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời đúng phương thức “nghị luận”: không cho điểm 2 Theo tác giả, điều chúng ta có thể tìm thấy trong các tổ chức tình nguyện 0,75 là: - những người thầy - những người bạn đồng chí hướng Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 2 ý : 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý : 0,5 điểm. Nếu học sinh trích dẫn nguyên câu văn câu “Bạn có thể tìm thấy ....... tình nguyện” thì vẫn cho: 0,75 điểm. 3 Khi trở thành một tình nguyện viên, chúng ta sẽ được: 1,0 - thỏa mãn những sở thích của bản thân - rèn luyện các kỹ năng sống - học hỏi kinh nghiệm - có cơ hội mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp - biết yêu thương, quan tâm người khác - luôn cảm thấy yêu đời, tự tin... - góp phần vào sự phát triển của xã hội - lan toả lối sống tích cực... Hướng dẫn chấm: -Học sinh trả lời được 1 trong các ý trên: 0,25 điểm. -Học sinh trả lời được 2 trong các ý trên: 0,5 điểm. -Học sinh trả lời được 3 trong các ý trên: 0,75 điểm. -Học sinh trả lời được 4 ý trở lên trong các ý trên: 1,0 điểm 4 Học sinh kể tên hai hoạt động tình nguyện hoặc thiện nguyện tuỳ hiểu biết 0,5 của bản thân, gợi ý một số hoạt động như: Chiến dịch mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi, ATM gạo, chợ 0 đồng, tiếp sức đến trường, hiến máu nhân đạo, ATM Oxy, tình nguyện chống dịch Covid, áo ấm cho em, xuân yêu thương, giải cứu nông dân, quyên góp từ thiện vì người nghèo...v...v Hướng dẫn chấm: - HS nêu tên 1 hoạt động: 0,25 điểm - HS nêu tên 2 hoạt động: 0,5 điểm II LÀM VĂN 7,0 1 Trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết của việc tham gia 2,0 các hoạt động tình nguyện. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Sự cần thiết của việc tham gia các hoạt động tình nguyện. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75
  3. Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải sống là chính mình. Có thể theo hướng sau: - Hoạt động tình nguyện là hoạt động tự nguyện làm những việc tốt đẹp, có ích cho người khác, cho cộng đồng mà không cần đền đáp. - Hoạt động tình nguyện rất cần thiết vì: + có rất nhiều người, nhiều gia đình khó khăn cần giúp đỡ + có rất nhiều hoạt động chung của cộng đồng cần sự góp sức tự nguyện của nhiều người + đó là hoạt động thể hiện sự quan tâm, gắn kết cộng đồng, + trao cơ hội cho bản thân mỗi người để rèn luyện các kỹ năng sống, học hỏi kinh nghiệm, mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp .... + giúp cho bản thân mỗi người luôn cảm thấy yêu đời, tự tin... + góp phần vào sự phát triển của xã hội, thể hiện xã hội văn minh, tiến bộ...... -Bài học: HS tự rút ra, miễn sao phù hợp với tư tưởng và đạo lí tốt đẹp của con người Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị được nhà văn Tô 5,0 Hoài thể hiện trong đoạn trích. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị được nhà văn Tô Hoài thể hiện trong đoạn trích. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
  4. * Giới thiệu tác giả, tác phẩm (0,25 điểm) và đoạn trích (0,25 điểm) 0,5 * Phân tích tâm trạng và hành động nhân vật Mị 2,5 - Hoàn cảnh: Mị là con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra, đêm mùa đông. - Tâm trạng và hành động: + Tâm trạng: Nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ Mị nhớ lại đêm mình bị trói, thương mình, thương người, nhận ra bản chất độc ác của cha con thống lí Pá Tra, nhận ra cái chết tất yếu của A Phủ, sự bất công mà A Phủ đang phải chịu, hốt hoảng khi gỡ được hết dây trói ở người A Phủ, khát vọng sống hồi sinh bất ngờ và mãnh liệt, … + Hành động: Rón rén bước lại, rút con dao nhỏ, gỡ hết dây trói ở người A Phủ, đứng lặng trong bóng tối, vụt chạy ra, băng đi, đuổi kịp A Phủ, tự giải thoát cho mình, … - Tâm trạng và hành động của nhân vật được thể hiện bằng ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, giàu tính biểu cảm; giọng điệu tha thiết; nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo; nghệ thuật trần thuật,… Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,5 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá 0,5 - Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị góp phần làm nên giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ. - Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Tô Hoài. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Tô Hoài; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ..........................Hết............................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2