Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam
lượt xem 1
download
Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chu Văn An, Quảng Nam
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II, NĂM HỌC 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 12 Mức độ TT Nội nhận dung/đơn thức Tổng Kĩ năng vị kiến Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng thức hiểu cao (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) 1 Thơ trữ Đọc 2 1 1 4 câu tình Tỉ lệ % 15% 10% 5% 30% 2 NLXH 1* 1* 1* 1 câu (Viết đoạn văn) Viết Tỉ lệ % 5% 10% 5% 20% điểm NLVH 1* 1* 1* 1* 1 câu (Viết bài văn) Tỉ lệ % 20% 10% 10% 10% 50% điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70% 30% 100% Lưu ý: - Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận. - Cách cho điểm mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án/Hướng dẫn chấm. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II, NĂM HỌC 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút TT Kĩ năng Nội Mức độ Số câu hỏi theo mức độ dung/Đơn đánh giá Nhận biết Thông Vận Vận vị kiến thức hiểu dụng dụng Tổng cao 1 Đọc Thơ (Ngữ Nhận biết: 2 1 1 4 liệu ngoài - Nhận biết được SGK) thể thơ, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ. - Nhận biết được những từ ngữ, hình ảnh, câu thơ tiêu biểu; các phép tu từ - Nhận biết các thông tin trong bài
- thơ. Thông hiểu: - Hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, văn bản. - Hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích, văn bản. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân do bài thơ gợi ra. - Lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu 2 Viết đoạn Nghị luận Nhận biết: 1 văn nghị về một tư - Xác định luận xã hội tưởng, đạo đượcvấn đề nghị (khoảng lí/ hiện luận 200 chữ) tượng đời - Xác định được sống cách thức trình bày đoạn văn. Thông hiểu: Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của vấn đề nghị luận. Vận dụng: Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời
- văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. 3 Viết bài Nghị luận Nhận biết: 1* nghị luận về một tác - Xác định kiểu văn học phẩm, một bài nghị luận, vấn đoạn trích đề cần nghị luận. văn xuôi: - Giới thiệu tác - Chiếc giả, tác phẩm. thuyền - Nêu được nội ngoài xa dung , hình tượng - Hồn nhân vật trữ tình, Trương Ba đặc điểm nghệ da hang thuật của đoạn thịt trích ... Thông hiểu: Diễn giải về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của đoạn trích/tác phẩm văn xuôi Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, đặt câu, các phép liên kết, các thao tác lập luận phù hợp để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích văn xuôi. - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; vị trí và đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: - So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục. Tổng 5 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100% Tỉ lệ chung 70% 30% 100%
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN Môn: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Biển trời soi mắt nhau Cho sao về với sóng Biển có trời thêm rộng Nhặt chi con ốc vàng Trời xanh cho biển xanh Sóng xô vào tận bãi Những cái gì dễ dãi Mặt trời lên đến đâu Có bao giờ bền lâu.. Cũng lên từ phía biển Nơi ánh sáng bắt đầu Biển chìm trong đêm thâu Tỏa triệu vòng yêu mến Ðể chân trời lại rạng Khát khao điều mới lạ Biển ơi! Biển thẳm sâu Ta đẩy thuyền ra khơi Dạt dào mà không nói Dù bão giông vất vả Biển ơi cho ta hỏi Không quản gì biển ơi! Biển mặn từ bao giờ
- (Biển - Lâm Thị Mỹ Dạ) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ miêu tả tính chất của biển ở khổ thơ 1 và khổ thơ 3. Câu 3. Nêu nội dung của những dòng thơ sau: Khát khao điều mới lạ Ta đẩy thuyền ra khơi Dù bão giông vất vả Không quản gì biển ơi! Câu 4. Từ suy ngẫm của tác giả trong hai câu thơ “Những cái gì dễ dãi/ Có bao giờ bền lâu" ở văn bản trên, anh/chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2 điểm) Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc đánh thức ước mơ của con người trong cuộc sống. Câu 2 (5 điểm) (1) ….Hồn Trương Ba: (sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được! Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu! Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu! Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết! (2) ….Hồn Trương Ba (sau một hồi lâu): Tôi đã nghĩ kĩ… (nói chậm và khẽ) Tôi không nhập vào hình thù ai nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn! Đế Thích: Không thể được! Việc ông phải chết chỉ là một lầm lẫn của quan thiên đình. Cái sai ấy đã được sữa bằng cách làm cho hồn ông được sống. Hồn Trương Ba: Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác. Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn… Đế Thích: Không! Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào… Hồn Trương Ba: Không thể sống với bất cứ giá nào được, ông Đế thích ạ! Có những cái giá đắt quá, không thể trả được… Lạ thật, từ lúc tôi có đủ can đảm đi đến quyết định này, tôi bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa… Đế Thích: Ông có biết ông quyết định điều gì không? Ông sẽ không còn lại một chút gì nữa, không được tham dự vào bất cứ nỗi vui buồn gì! Rồi đây, ngay cả sự ân hận về quyết định này, ông cũng không có được nữa. Hồn Trương Ba: Tôi hiểu. Ông tưởng tôi không ham sống hay sao? Nhưng sống thế này, còn khổ hơn là cái chết. Mà không phải chỉ một mình tôi khổ! Những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi! Còn lấy lí lẽ gì khuyên thằng con tôi đi vào con đường ngay thẳng được? (Trích Hồn Trương ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ – SGK Ngữ văn 12, tập 2 , trang 149, 151-152) Anh/chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét giá trị nhân văn cao cả được tác giả gửi gắm qua vở kịch. --------------------------------HẾT------------------------------
- HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN Nội dung Điểm I. ĐỌC HIỂU Câu 1 Thể thơ 5 chữ/ thơ 5 chữ 0,75 Hướng dẫn chấm: Trả lời như đáp án cho 0,75 điểm Câu 2 Những từ ngữ chỉ tính chất 0,75 của biển: rộng, xanh, thẳm sâu, dạt dào, mặn Hướng dẫn chấm: - Trả lời như Đáp án cho 0,75 điểm - Trả lời 3 đến 4 từ hoặc trả lời đủ từ như Đáp án và có thêm vài từ cho 0,5 điểm - Trả lời dưới 3 từ hoặc trả lời 3 đến 4 từ và có thêm từ cho 0,25 điểm Câu 3 Nội dung chính của 4 câu thơ: 1,0 Khát khao khám phá, vươn xa đến những chân trời sáng tạo
- của con người dù cuộc sống có khó khăn, đầy bão giông nhưng vẫn kiên trì. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như Đáp án: 1,0 điểm. - Trả lời chưa đủ ý trong Đáp án: 0,5 – 0,75 điểm tuỳ mức độ - Trả lời sơ sài: 0,25 điểm Câu 4 - Suy ngẫm của tác giả trong 0,5 hai câu thơ Những cái gì dễ dãi/ Có bao giờ bền lâu: Những thứ gì đạt được dễ dãi chưa chắc sẽ bền vững, trong văn bản thơ, điều dễ dãi tìm được như con ốc vàng, sóng xô vào tận bãi cát là những giá trị sẵn có, không cần phấn đấu mà cũng có được thì sẽ dễ mất đi. - Rút ra một bài học về lẽ sống phù hợp. Có thể theo hướng: trong cuộc sống, để đạt được những giá trị bền vững thì con người cần phải nỗ lực, quyết tâm vượt qua những khó khăn, mất mát, tổn thất, thậm chí đối diện với sự hi sinh. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như Đáp án cho 0,5 điểm - Nêu đúng suy ngẫm của tác giả: 0,25 điểm (Lưu ý: Thí sinh trình bày ý trong Đáp án bằng cách diễn đạt tương đương vẫn được chấm 0,25 điểm) - Rút ra bài học vrrg lẽ sống phù hợp: 0,25 điểm II. LÀM VĂN Câu 1 Viết một đoạn văn trình bày 2.0 suy nghĩ về ý nghĩa đánh thức ước mơ của con người trong cuộc sống. a. Đảm bảo về hình thức đoạn 0,25 văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo một cách hoặc kết hợp các cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng - phân - hợp; bảo đảm yêu cầu về cấu trúc đoạn văn: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. b. Xác định đúng vấn đề nghị 0,25 luận: Ý nghĩa đánh thức ước mơ của con người trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách để làm rõ ý nghĩa việc đánh thức ước mơ của con
- người trong cuộc sống; bảo đảm hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể triển khai theo hướng sau: * Giải thích: - Ước mơ là những kế hoạch, mong muốn mà mỗi chúng ta muốn đạt được trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn. - Đánh thức ước mơ là ta sẽ luôn theo đuổi những ước mơ mà ta đã đặt ra và dần biến những điều ta hằng mong ước trở thành hiện thực trong tương lai. * Phân tích ý nghĩa của việc cần đánh thất ước mơ: - Khi ta biết đánh thức ước mơ của bản thân sẽ giúp ta sống có mục đích, có lý tưởng để hướng đến sự thành công. - Đánh thức được ước mơ trong mỗi người như nguồn động lực để ta luôn kiên trì, nỗ lực, dũng cảm vượt qua những khó khan, thử thách của cuộc sống thì ước mở mới trở thành hiện thực. - Việc ta đánh thức được ước mơ còn giúp ta nhận ra giá trị thật của bản thân, từ đó ta cố gắng, chăm chỉ thì ta sẽ làm được điều phi thường như bao người khác. - Đánh thức ước mở có thể giúp cảm hoá chính bản thân ta, hay những người xung quanh ta đi lạc hướng sẽ giúp hoàn lương, thức tỉnh để cố gắng sống tốt hơn. - Dẫn chứng * Bình luận: - Lên tiếng, phê phán những người sống thụ động, không có ước mơ và thiếu ý chí vươn lên, như vậy cuộc sống sẽ tẻ nhạt, thiếu chủ đích và trở nên vô nghĩa. - Biết đánh thức ước mơ là cần thiết nhưng ước mơ không thể quá viển vông, xa xôi, ước mơ phải phù hợp với năng lực của bản thân, thực tế của xã hội; cũng không thể ước mơ tới những điều tiêu cực trái với đạo lí * Bài học nhận thức và hành động: - Chúng ta hãy sống cho có ý nghĩa và biết đánh thức ước mơ - Luôn học tập, rèn luyện, quyết
- tâm và có những hoạt động thiết thực để có thể đánh thức được ước mơ tinh thần của chính bản thân mỗi người. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm – 0,75 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). * Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm không thể hiện sự sáng tạo Câu 2 Phân tích đoạn trích trên; từ 5,0 đó, nhận xét giá trị nhân văn cao cả được tác giả gửi gắm qua vở kịch a. Đảm bảo cấu trúc bài văn 0.25 nghị luận Mở bài giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận; thân bài thực hiện các yêu cầu của đề bài; kết bài khẳng định vấn đề nghị luận b. Xác định đúng vấn đề nghị 0.5 luận: Nội dung và nghệ thuật của đoạn trích; giá trị nhân văn cao cả được tác giả gửi gắm qua vở kịch Hướng dẫn chấm: - Thí sinh xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 điểm - Thí sinh xác định chưa đầy đủ
- vấn đề nghị luận: 0,25 điểm c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, cần vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác 0.5 giả Lưu Quang Vũ, tác phẩm kịch “Hồn Trương ba, da hang thịt”, đoạn trích và vấn đề nghị luận Hướng dẫn chấm: - Thí sinh giới thiệu đầy đủ: 0,5 điểm - Thí sinh chưa giới thiệu đầy đủ: 0,25 điểm * Phân tích đoạn trích 2,5 - Nội dung + Nêu khái quát vở kịch, hoàn cảnh dẫn đến cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích. + Đoạn trích (1) là màn đối thoại, cuộc tranh luận về quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích. Qua cuộc tranh luận ấy, tác giả gửi gắm quan điểm sống – “phải sống là chính mình”. + Đoạn trích (1) là màn đối thoại – đấu tranh toát lên nhân cách cao thượng và đức hi sinh của Trương Ba. Qua đó tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. - Nghệ thuật + Nghệ thuật xây dựng mâu thuẫn kịch: chặt chẽ, logic, hợp lý. Các chi tiết, hành động kịch nối tiếp nhau, đẩy mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh cao, tạo nên kịch tính vô cùng căng thẳng, hấp dẫn. + Nghệ thuật diễn tả tâm lý nhân vật: thông qua ngôn ngữ, hành động kịch, tác giả đã thể hiện tâm trạng phức tạp của nhân vật Hồn Trương Ba. + Ngôn ngữ kịch: giản dị, sáng rõ, đặc biệt rất giàu tính triết lý. - Đánh giá chung: + Qua đoạn trích, chúng ta không chỉ hiểu rõ bi kịch sống nhờ, sống gửi đầy đau khổ, dằn vặt của Trương Ba mà còn thêm trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của ông- một con người luôn sống thanh cao, lành
- mạnh, luôn đấu tranh với nghịch cảnh để hướng tới cái Chân- Thiện- Mĩ trong cuộc sống. + Đoạn trích góp phần thể hiện tài năng và phong cách nghệ thuật của Lưu Quang Vũ. Hướng dẫn chấm: - Nội dung: 1,75 điểm + Phân tích đầy đủ nội dung, triển khai rõ ràng, mạch lạc: 1,5 điểm - 1,75 điểm + Phân tích được những nét chính về nội dung, biết cách triển khai ý: 1,0 điểm - 1,25 điểm + Phân tích được một số nét chính về nội dung, triển khai ý không mạch lạc: 0,5 điểm - 0,75 điểm + Phân tích chung chung, không biết cách triển khai ý: 0,25 điểm - Nghệ thuật: 0,5 + Trả lời đúng từ hai đến ba ý trong Đáp án: 0,5 điểm + Trả lời đúng một ý trong Đáp án: 0,25 điểm - Đánh giá chung về nội dung nghệ thuật: 0,25 điểm * Giá trị nhân văn cao cả qua 0,5 vở kịch: - Sự sống thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. - Hạnh phúc của con người là chiến thắng được bản thân, chiến thắng sự dung tục, hoàn thiện được nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như Đáp án: 0,5 điểm - Trả lời chưa đầy đủ 0,25 điểm 4. Chính tả, ngữ pháp: Đảm 0,25 bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Bài làm có nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp 0 (không) điểm 5. Sáng tạo: Trân trọng những 0,5 bài viêt sáng tạo, có ý nghĩa riêng một cách hợp lí. Hướng dẫn chấm: Thí sinh biết vận dụng kiến thức lí luận văn học, lịch sử văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật đóng góp của nhà thơ Quang
- Dũng; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tế đời sống; thể hiện suy nghĩ sâu sác, có ý tưởng riêng, phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ, văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc - Đáp ứng từ ba tiêu chí trở lên: 0,5 điểm - Đáp ứng từ một đến hai tiêu chí 0,25 điểm TỔNG ĐIỂM 10,0 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Thể thơ tự do Câu 2: Các biện pháp tu từ bao gồm: - Biện pháp so sánh "bay như chưa biết mình từ trước" - Phép điệp ngữ: "Chưa từng" Câu 3: Nội dung của những câu thơ: Khổ thơ cho thấy sự hòa mình, hóa thân của những đám mây trong nhiều trạng thái tồn tại. Đồng thời, thể hiện sự tuần hoàn vô tận của tự nhiên, vụ trụ. Câu 4: Gợi ý: - Luôn sống lạc quan, tích cực; - Sống hết mình cho hiện tại; - Chấp nhận và vượt qua những thử thách trong cuộc sống thì hạnh phúc và bình thản sẽ đến... II. LÀM VĂN Câu 1: Yêu cầu hình thức: - Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy; bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: * Nêu vấn đề: * Bàn luận: 1. Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa của thái độ sống tích cực trước thử thách. Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau miễn là hợp lí, khoa học, thuyết phục. 2. Giải thích
- - Sống tích cực là tư duy theo chiều hướng lạc quan, tin tưởng mọi vấn đề theo chiều hướng tốt đẹp, tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng thuận lợi nhất - Thái độ sống tích cực trước thử thách là luôn bình tĩnh, lạc quan, tìm ra cách giải quyết phù hợp và không chịu khuất phục trước những khó khăn 3. Bàn luận - Ý nghĩa của thái độ sống tích cực trước khó khăn, thử thách + Thái độ sống tích cực sẽ giúp con người không dễ dàng gục ngã và chìm vào trạng thái tiêu cực + Thái độ sống tích cực giúp chúng ta tìm ra hướng giải quyết và vượt qua khó khăn + Thái độ sống tích cực vô cùng quan trong, cùng với ý chí, lạc quan sẽ giúp con người đến gần với thành công hơn + ... - HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp + Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam và là minh chứng cho thái độ sống tích cực, trong lúc ở tù thay vì tiêu cực và lo sợ, Bác đã thả mình vào vạn vật, sáng tác thơ, nghĩ đến những điều tốt đẹp. + Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kỳ dù bị mất cả hai tay từ nhỏ nhưng thầy không nản lòng, tích cực tập viết cho đến khi thầy thành thạo viết bằng chân và là thầy giáo của toàn nhân loại. - Phê phán những người tiêu cực, bị quan mất niềm tin vào cuộc sống, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã. 4. Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề. Câu 2: Yêu cầu hình thức: - Thi sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản - Bài viết phải có bố cục đẩy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: 1. Mở bài: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn tài hoa chuyên viết bút kí. Ông có một tình yêu mãnh liệt với thánh phố Huế, vì thế Hoàng Phủ Ngọc Tường rất am hiểu về Huế. Phong cách sáng tác mang đậm chất tài hoa và uyên bác - Ai đã đặt tên cho đồng sông? là tác phẩm bút kí ông viết về Huế cùng con sông Hương thơ mộng với những khám phá về cả địa lý, lịch sử, văn hóa * Khái quát vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tình cảm của nhà văn đối với sông Hương II. Thân bài: 1) Khái quát chung: a) Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần giữa của tác phẩm khi con sông Hương chảy ra khỏi thành phố Huế b) Khái quát về sông Hương trên bản đồ địa lý: - Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn với hai nhánh Tả Trạch và Hữu Trạch. Mỗi một nhánh đều đi qua rất nhiều ghềnh thác. - Gặp nhau tại ngã ba Bằng Lãng. Từ đây sông Hương trở nên hiền hòa chảy qua vùng đồng bằng châu thổ ở ngoại ô xứ Huế rồi sau đó chảy qua cố đô Huế và đi qua vùng làng mạc để chảy ra biển tại cửa biển Thuận An. - Nếu so với sông Đà, sông Hương không có độ dài ngắn hơn, trong đó đoạn chính chỉ dài 33 km. -> Từ dòng sông vô tri, sông Hương đã trở thành sinh thể có ngoại hình của một người con gái có cá tính, tâm hồn trong trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường. 2. Cảm nhận về hình tượng sông Hương trong đoạn trích a. Sông Hương dưới góc nhìn văn hóa:
- - Sông Hương gắn bó trong cái nôi của nền âm nhạc Huế. Nghe âm nhạc - cổ điển Huế trên dòng Hương, để thuởng thức nét đẹp trong không gian văn hóa nơi nó được sinh thành, để cảm nhận dư âm, trang trọng, trang nhã của toàn bộ nền âm nhạc xứ Cố đô. - Sự sinh thành nền âm nhạc Huế được giải thích như thế này: Vào những đêm trăng thanh, không gian lặng tờ đến mức có thể nghe được tiếng động rất nhẹ của những nhịp chèo, mái đẩy, câu hò... Nhịp chèo mái đẩy đã làm nên tiết tấu, những câu hò đã làm nên giai điệu, từ đó dần tạo nên những bản nhạc, những khúc hát gắn mình với dòng Hương giang. Chính những người nghệ sĩ trên sông nước đã tạo nên những âm khúc đầu tiên, đặt nền móng cho nền âm nhạc xứ Huế, của khúc Tứ đại cảnh nổi tiếng - Nhưng còn một phát hiện bất ngờ nữa, sông Hương chính là cái nôi sinh thành bản đàn tuyệt diệu trong Truyện Kiều. Tác giả tưởng tượng hai trăm năm trước, Nguyễn Du từng lênh đênh trong lòng Hương với vầng trăng sáng. Và từ đó, những khúc đàn mà Kiều lẩy lên, đã mang dư âm của dòng Hương giang lặng lẽ, phiến trăng sầu phủ nhuốm, ngân vang tâm trạng. - Vẻ đẹp sông Hương ẩn trong chiều sâu linh hồn của sông Hương, nó chứa đựng bản sắc rất đặc trưng và thật phong phú của một nền văn hoá Cố đô, mà dòng chảy của nó khảm bao tinh hoa văn hóa dân tộc suốt tự ngàn đời b. Sông Hương dưới góc nhìn địa lý khi phải chia tay thành phố: - Cuộc gặp gỡ nào rồi cũng phải đến lúc chia tay và sông Hương không là ngoại lệ. + Sông Hương phải xa rời thành phố, lưu luyến ra đi giữa vùng ngoại ô Vĩ Dạ với màu xanh biếc của tre trúc và những vườn cau. + Sông Hương đột ngột đổi dòng rẽ ngoặt trở lại gặp lại thành phố một lần nữa ở thị trấn Bao Vĩnh xưa cổ. - Lý giải + Theo địa lý tự nhiên: Khúc ngoặt đột ngột, khúc quanh bất ngờ "rất lạ với tự nhiên" vì sông Hương khi rời khỏi thành phố đã chếch về hướng chính Bắc, sau đó buộc phải nắm dòng theo quy luật để chảy theo hướng Tây Đông. Vì thế nó quay lại thành phố. - Theo lý lẽ của trái tim trong góc nhìn của người nghệ sĩ tài hoa. Có cái gì rất lạ với tự nhiên, rất giống với con người. Khúc quanh bất ngờ ấy chính là nỗi vấn vương cả một chút lắng lo kín đáo của tình yêu như Thúy Kiều quay trở lại gặp Kim Trọng trong đêm tư tình để nói một lời thề chung thủy trước lúc đi xa. Nó giống như tấm lòng của người dân Châu Hóa, mãi mãi chung tình với quê hương, xứ sở. c. Khái quát nghệ thuật - Làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích trước hết là nhờ xúc cảm sâu lăng của tác giả in hằn trong từng câu chữ. Được tổng hợp từ vốn hiểu biết sâu rộng về Huế. - Văn phong súc tích, hướng nội, tinh tế, tài hoa. - Biện pháp nghệ thuật sử dụng rất dày đặc như so sánh, nhân hóa, gắn với liên tưởng bất ngờ, sáng tạo. -> Mang đến sự thích thú đặc biệt cho người đọc. 3. Nhận xét về tình cảm của nhà văn đối với dòng sông Hương. - Trong cái nhìn về thiên nhiên đất nước, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã huy động kiến thức địa lí, lịch sử, văn hoá sâu rộng, thể hiện cái tôi trữ tình khi khám phá vẻ đẹp của những con sông quê hương đất nước, kết đọng trong đó tình yêu xứ sở. - Góc nhìn của tác giả khi viết về vẻ đẹp của sông Hương rất đặc biệt. Dưới góc nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương cũng có tâm hồn giống như con người, có sự suy tư, sự e thẹn của người con gái khi gặp được người tình mong đợi hay sự vấn vương khi phải rời xa thành phố thân yêu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 390 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 299 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 508 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 405 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 272 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 246 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 80 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn