intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:20

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

  1. SỞ GD VÀ ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 12 Thời gian 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II: % Tổn g Mức độ nhận thức Tổng điể m TT Nhậ KĩThô năng Vận Vận n ng dụng dụng biết hiểu thấp cao Thời Thời Thời Thời Thời Số Tỉ lệ gian Tỉ lệ gian Tỉ lệ gian Tỉ lệ gian gian câu (%) (phút (%) (phút (%) (phút (%) (phút (phút hỏi ) ) ) ) ) 1 Đọc 15 10 10 5 5 5 04 20 30 hiểu 2 Viết 5 5 5 5 5 5 5 5 01 20 20 đoạn văn nghị luận xã hội 3 Viết 20 10 15 10 10 20 5 10 01 50 50 bài văn nghị luận văn học Tổng 40 25 30 20 20 30 10 15 06 90 100 Tỉ lệ 40 30 20 10 100 % Tỉ lệ chung 70 30 100 II. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II:
  2. TT Kĩ năng Đơn vị Mức độ Số Tổng % kiến kiến lượng thức/ kĩ thức kĩ câu hỏi năng năng theo cần mức độ kiểm nhận tra, thức đánh giá Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao I Đọc Văn Nhận 2 1 1 0 4 hiểu bản tư biết liệu - Nhận ngoài biết sách được giáo phong khoa cách ngôn ngữ của văn bản - Nhận ra các hình ảnh thơ trong văn bản Thông hiểu - Hiểu được nội dung, thông điệp mà ý thơ muốn nói và gửi gắm
  3. đến bạn đọc Vận dụng Nêu được suy nghĩ của bản thân, có lí giải phù hợp. Làm Một tư Nhận 1 II văn tưởng biết: C1 đạo lí - Xác Viết định đoạn văn được tư ghị luận tưởng xã đạo lí hội( 150 cần bàn chữ) luận - Xác định được cách thức trình bày đoạn văn. Thông hiểu: Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí. Vận dụng: Vận dụng các kĩ năng dùng từ,
  4. viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng đạo lí. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn giàu hình ảnh, tăng sức thuyết phục.
  5. Viết bài Truyện Nhận 1 văn nghị ngắn văn biết: luận văn xuôi Việt - Xác học Nam giai định đoạn sau được 1975 kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích cần nghị luận. - Nêu được nội dung, đặc điểm nghệ thuật, … của đoạn trích. Thông hiểu: - Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn văn . - Lí giải được
  6. một số đặc điểm nghệ thuật trong lối viết truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, bình giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật được thể hiện trong
  7. đoạn văn trích trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. Vị trí, đóng góp của tác giả Nguyễn Minh Châu đối với văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Vận dụng cao: - So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn,vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho
  8. lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. Tỉ lệ % 30% 40% 20% 10% 100% Tỉ lệ chung 70% 30% III. BIÊN SOẠN ĐỀ SỞ GD VÀ ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN NĂM HỌC 2023 - 2024 (Đề kiểm tra có 02 trang) Môn: Ngữ văn 12 Thời gian 90 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên………………………………................................................Lớp………............ Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau: A! Cuộc sống thật là đáng sống Đời yêu tôi. Tôi lại yêu đời Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người Chỉ là một. Nên cũng là vô số! Dậy lên, hỡi đồng bào đau khổ! Đất nước này phải thơm lúa thơm hoa Dân tộc này sẽ là một bài ca
  9. Của nhân nghĩa bốn nghìn năm toả rộng. Tôi hát lớn. Và trái tim sôi nóng Đẩy tôi đi cùng sóng người đi Cờ đỏ bay cao. Sức mạnh thần kỳ Qua lửa máu. Không thể gì ngăn nổi. (Trích Một nhành xuân, Tố Hữu, Thơ Tố Hữu, NXB Văn học, 2005, tr.498) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1.(0,75đ) Đoạn văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2.(0,75đ) Chỉ ra các hình ảnh thơ ở trong đoạn trích diễn tả tinh thần đấu tranh cách mạng. Câu 3.(1,0đ) Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể? Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người Chỉ là một. Nên cũng là vô số! Câu 4.(0,5đ) Qua đoạn trích, anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cuộc sống. Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1(2 điểm): Từ nội dung hai câu thơ “Dân tộc này sẽ là một bài ca/Của nhân nghĩa bốn nghìn năm toả rộng”được trích ở ngữ liệu phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của lòng nhân nghĩa. Câu 2(5 ,0 điểm) Cảm nhận của em về phát hiện của nghệ sĩ Phùng qua hai đoạn văn sau: (1) “Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy: trước mắt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi. Toàn bộ khung cảnh từ đướng nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong tim như có cái gì bóp thắt vào” (2) “Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng da của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng, lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đạu đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ !”. (Trích, Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, SGK Ngữ Văn 12, tập hai, NXB Giáo Dục, 2007, tr.70-71-72) …………………..Hết…………………… Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  10. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 12 Phần Câu Nội dung Điểm PHẦN I: ĐỌC HIỂU 3,0 1 Đoạn trích được viết 0,75 theo phong cách I ngôn ngữ nghệ thuật. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời các phong cách ngôn ngữ đã học trong đó có phong cách ngôn ngữ nghệ thuật : 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng : không cho điểm 2 Các hình ảnh thơ 0,75 diễn tả tinh thần đấu tranh cách mạng là: Dậy lên hỡi đồng bào đau khổ, tôi hát lớn, trái tim sôi nóng, cùng sóng người đi, cờ đỏ bay cao, sức mạnh thần kì, không thể gì ngăn nổi. Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời đúng 04 câu: 0.75 điểm. Học sinh trả lời đúng 02 câu: 0.5 điểm Học sinh trả lời đúng 01 câu: 0.25 điểm Không trả lời hoặc trả lời không đúng 1 trong các câu thơ trên: 0 điểm 3 Thí sinh có thể có 1,0
  11. cách cảm nhận riêng nhưng đó phải là cách cảm nhận tích cực và phù hợp với nội dung của các dòng thơ. Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người Chỉ là một. Nên cũng là vô số – Các hình ảnh được sắp xếp theo từng cặp: tôi – muôn người, một – vô số, cùng các từ ngữ cùng, với, chỉ là một, nên cũng là cho thấy mối quan hệ gắn bó máu thịt, mật thiết của mỗi cá nhân với tập thể. Từ đó tạo thành khối đoàn kết thống nhất, không thể tách rời và phát huy được sức mạnh to lớn. – Mỗi cá nhân phải luôn có ý thức gắn bó và có tinh thần trách nhiệm cao với tập thể, cộng đồng, đất nước. Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời cả hai ý đúng như đáp án: 1.0 điểm Học sinh trả lời đúng 01 ý : 0.5 điểm Học sinh diễn đạt khác nhưng ý tương đương được điểm tối đa 4 Đoạn trích thể hiện 0,5 sâu sắc, chân thành, xúc động tình cảm
  12. của tác giả đối với cuộc sống. Cụ thể: – Tình yêu đời tha thiết, mãnh liệt; sự gắn bó máu thịt với quần chúng nhân dân; khát vọng cống hiến tất thảy cho cuộc đời. – Phát huy tinh thần đấu tranh cách mạng; thúc giục, cổ vũ, khích lệ mọi người đứng lên chiến đấu vì một đất nước tươi đẹp. – Tác động sâu sắc tới nhận thức, tình cảm của độc giả, đem lại những bài học cuộc sống đầy ý nghĩa. Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời các ý đúng như đáp án: 0.5 điểm Học sinh trả lời đúng 1/2 ý : 0.25 điểm Học sinh diễn đạt khác nhưng ý tương đương được điểm tối đa PHẦN II: LÀM VĂN 7,0 Từ nội dung hai câu 2,0 thơ “Dân tộc này sẽ 1 là một bài ca/Của II nhân nghĩa bốn nghìn năm toả rộng”. Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của lòng nhân nghĩa.
  13. a. Đảm bảo yêu cầu 0,25 về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn 0,25 đề cần nghị luận Sức mạnh của lòng nhân nghĩa. c. Triển khai vấn đề 0,75 nghị luận Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ Sức mạnh của lòng nhân nghĩa. Có thể theo hướng sau: - Nhân nghĩa là lòng thương người và sự đối xử với người theo lẽ phải; là tình cảm, thái độ, việc làm đúng đắn, phù hợp với đạo lí của dân tộc, là phẩm chất quan trọng cần có của con người. - Nhân nghĩa là một truyền thống lớn thể hiện vẻ đẹp, bản sắc văn hoá, và tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn cho dân tộc. Đối với mỗi cá nhân giúp hoàn thiện phẩm chất, đạo đức; làm cho đời sống tâm hồn phong phú, đẹp đẽ hơn,giúp con người
  14. vượt qua sự ích kỉ hẹp hòi, vượt lên sự hèn nhát, sợ hãi… Từ đó biết yêu thương, đồng cảm sẻ chia với người khác, giúp họ vượt qua khó khăn, có thêm niềm tin vào cuộc sống. Giúp cho cuộc sống và các mối quan hệ trong xã hội trở nên tốt đẹp, xã hội phát triển, văn minh hơn; Nhân nghĩa không phải là phẩm chất có sẵn, mà đó là kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện, học hỏi, nhận thức đúng đắn. - Bài học nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp: Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng
  15. không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận về phát 5,0 hiện của nghệ sĩ Phùng qua hai đoạn văn: a. Đảm bảo cấu trúc 0,25 bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát
  16. được vấn đề. b. Xác định đúng vấn 0,5 đề cần nghị luận: hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng qua hai đoạn trích Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận hoặc chung chung: 0,25 điểm. - Học sinh không xác định được: 0 điểm c. Triển khai vấn đề 3,5 nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả, 0,5 tác phẩm và đoạn trích - Giới thiệu tác giả: 0,25 điểm. - Giới thiệu tác phẩm và nhân vật nghệ sỹ Phùng và 2 phát hiện: 0,25 điểm. - Học sinh không giới thiệu được: 0 điểm * Giới thiệu khái 0,25 quát về nhân vật 1,75 Phùng: một nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy tâm huyết trên hành trình săn tìm cái đẹp, tình
  17. cờ anh đã có những phát hiện lí thú, sâu sắc về cuộc sống của những người hàng chài ven biển * Phát hiện của nghệ sỹ Phùng: - Đoạn 1: đó là cảnh con thuyền đang ẩn hiện trong biển sớm mù sương: mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe, bầu 0,5 sương mù trắng có pha chút màu hồng hồng; bóng dáng con người hài hòa cùng cảnh vật, ánh sáng đường nét đều hài hòa và đẹp…. Đó là cảnh “đắt” trời cho, một kiệt tác của tạo hóa với vẻ đẹp đơn giản mà hoàn mĩ. Nó khiến người nghệ sĩ bối rối, xúc động, thăng hoa trong niềm hạnh phúc của sự sáng tạo và phát hiện: Cái đẹp chính là đạo đức. - Đoạn 2: là bức tranh sinh hoạt nhức nhối của một gia đình hàng chài: gã chồng điên cuồng đánh vợ như đánh kẻ thù (lão lập tức trở lên hùng hổ, trút cơn giận như lửa cháy, dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào người đàn bà; nghiến răng ken két, nguyền rủa đau đớn…), một cảnh
  18. tượng man rợ, phi đạo đức * Nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống; lời văn giản dị đã góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Phân tích chung chung, chưa rõ: 0,75 điểm - 1,25 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,5 điểm. - Học sinh không phân tích được: 0 điểm Học sinh có thể tách riêng từng phần hoặc kết hợp trong khi phân tích. * Đánh giá 0,5 - Hai đoạn văn đã cho thấy những phát hiện độc đáo của Phùng: một cảnh tượng hoàn mĩ và một cảnh tượng phi lí, vô đạo đức. Cả hai phát hiện đều xoay quanh con thuyền và gia đình hàng chài. Đó là 2 mặt của một vấn đề: hình thức và bản chất. Nhìn bên ngoài, từ xa thì đẹp, thơ mộng. Khi đến
  19. gần thì cái xấu, cái ác được phô bày. - Thông điệp của nhà văn: Không nên nhầm lần giữa hình thức với bản chất; cuộc đời không xuôi chiều mà luôn chứa những nghịch lí, cần phải thận trọng khám phá bằng cái nhìn đa chiều - Qua 2 đoạn văn, người đọc nhận ra khuynh hướng sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975: quan tâm tới thế sự, trở về với đời thường để khám phá ra những mảng tối những góc khuất của cuộc đời… đó là những đóng góp to lớn của tác giả trong nền văn học mới. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được đầy đủ: 0,5 điểm - Học sinh trình bày được 1/2 số ý: 0,25 điểm - Học sinh không trình bày được: 0 điểm d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
  20. e. Sáng tạo: Có cách 0,5 diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được yêu cầu: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1/2 yêu cầu: 0,25 điểm. - Không đáp ứng được: 0 điểm Tổng điểm 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2