intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định

Chia sẻ: Wang Li< >nkai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

30
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực hành giải “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định” giúp các bạn củng cố lại kiến thức và thử sức mình trước kỳ thi. Hi vọng luyện tập với nội dung đề thi sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: Ngữ văn – lớp 6 THCS (Thời gian làm bài: 90 phút.) ĐỀ CHÍNH THỨC Đề khảo sát gồm 02 trang. Họ và tên học sinh:……………………………………… Số báo danh: ……….……………………..…………… Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1: Trong các từ sau, từ nào là từ Hán Việt? A. Chân trời. B. Màu mỡ. C. Phù sa. D. Bờ bãi. Câu 2: Trong các từ sau, từ nào không phải từ láy? A. Lao xao. B. Giam giữ. C. Chót vót. D. Đủng đỉnh. Câu 3: Từ loại nào sau đây là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái? A. Danh từ. B. Động từ. C. Tính từ. D. Phó từ. Câu 4: Trong các câu sau câu nào từ hoa dùng theo nghĩa gốc? A. Chị ấy có rất nhiều hoa tay. B. Chị ấy đẹp như hoa hậu. C. Chị ấy đeo đôi bông hoa tai sáng lấp lánh. D. Cô ấy cười tươi như hoa. Câu 5: Trong câu: “Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.” (Trần Đăng Khoa) Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Hoán dụ. D. Ẩn dụ. Câu 6: Trong câu: “Không! Lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn” (Nguyễn Đình Thi) có mấy cụm tính từ? A. Hai cụm. B. Ba cụm. C. Bốn cụm. D. Năm cụm. Câu 7: Dấu phẩy trong câu: “Dòng sông quê tôi xanh biếc, hiền hòa” được dùng để đánh dấu ranh giới: A. giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu. B. giữa thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ. C. giữa một từ ngữ với một bộ phận chú thích của nó. D. giữa các vế của câu ghép. Câu 8: Phép so sánh trong câu thơ sau thuộc kiểu so sánh nào? “Trường Sơn: chí lớn ông cha, Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.” (Lê Anh Xuân) A. So sánh người với người. B. So sánh vật với người. C. So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng. D. So sánh vật với vật. Trang 1/2
  2. Phần II: Đọc - hiểu văn bản (3,0 điểm) Đọc văn bản: Cậu bé nọ học việc trong một tiệm sửa xe đạp. Một ngày, có người khách đem đến một chiếc xe đạp hư. Cậu không những sửa lại cho thật tốt, mà còn lau chùi cho chiếc xe cho sạch đẹp. Những người học việc khác cười nhạo cậu bé dại dột, đã chẳng được thêm chút tiền công nào lại còn tốn sức. Hai ngày sau, người khách trở lại, thấy chiếc xe đạp vừa tốt vừa đẹp như mới mua, liền đưa cậu bé về hãng của ông ta để làm việc với mức lương cao. ( Nguồn: https://www.ohay.tv) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2. (0,5 điểm) Nêu những việc làm của cậu bé học việc đối với chiếc xe đạp bị hư? Câu 3. (1,0 điểm) Theo em, cậu bé học việc là người như thế nào? Câu 4. (1,0 điểm) Từ văn bản trên, em rút ra được những bài học gì cho bản thân mình khi được giao công việc? Phần III: Tập làm văn (5,0 điểm) Em hãy miêu tả một người trí thức đang làm việc. ---------Hết-------- Trang 2/2
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2020 – 2021 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6 Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B C D B B A C Phần II: Đọc – hiểu văn bản ( 3,0 điểm) Câu Nội dung Mức điểm Câu 1 - Phương thức biểu đạt chính của văn bản - Mức 0.5 điểm: Trả lời như bên (0.5 trên là: Tự sự - Mức 0.0 điểm: Không trả lời hoặc điểm) trả lời sai Câu 2 - Cậu không những sửa lại cho thật tốt, mà - Mức 0.5 điểm: Trả lời như yêu (0.5điểm) còn lau chùi cho chiếc xe cho sạch đẹp. cầu - Mức 0.25 điểm: Trả lời ½ ý - Mức 0.0 điểm: Không trả lời hoặc trả lời sai Câu 3 Theo em, cậu bé học việc là người: - Mức 1.0 điểm: Trả lời được 3 ý trở (1.0 + Làm việc có chăm chỉ, cần cù. lên. điểm) + Làm việc có trách nhiệm - Mức 0.75 điểm: Trả lời được 2 ý + Làm việc không tính toán thiệt hơn. - Mức 0.5 điểm: Trả lời được 1 ý + Làm việc xuất phát từ cái tâm trong sáng. nhưng sơ sài +….. - Mức 0.25 điểm: Diễn giải nhưng không gọi được ra phẩm chất của nhân vật -Mức 0.0 điểm: không trả lời. Câu 4 HS có thể có những cách diễn đạt khác -Mức 1.0 điểm: Hs trả lời hợp lí nêu (1.0 nhau. Dưới đây là một số gợi ý: được từ 3 bài học trở lên. điểm) - Bài học cho bản thân khi được giao -Mức 0.75 điểm: Nêu được hai bài công việc( nhiệm vụ): học. + Khi được giao công việc gì thì làm việc - Mức 0.5 điểm: Nêu được một bài tận tâm, với tinh thần trách nhiệm cao. học + Làm việc tự giác, sáng tạo. -Mức 0.25 điểm: Nêu bài học chung + Đam mê công việc sẽ dẫn đến thành chung, diễn đạt chưa rõ ràng. công. -Mức 0.0 điểm: Không trả lời hoặc + …….. trả lời sai. Phần III: Tập làm văn (5,0 điểm) Yêu cầu Điểm a. Yêu cầu về kĩ năng: - Mức 0.75 điểm: Đáp ứng đầy - Xác định đúng yêu cầu của đề bài. đủ yêu cầu. - Đảm bảo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Mức 0.5 điểm: Cơ bản đáp ứng - Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, được yêu cầu đặt câu. Trình tự miêu tả hợp lí, tự nhiên. Tư duy mạch - Mức 0.25 điểm: Đáp ứng 1/3 lạc, rõ ràng. Bài viết hài hòa, giàu cảm xúc. yêu cầu. - Mức 0 điểm: Chưa đáp ứng yêu cầu
  4. b. Yêu cầu về kiến thức: Mức từ 3.0 - 4.0 điểm: Bài viết 1. Mở bài: đảm bảo tốt các yêu cầu trên. - Giới thiệu người trí thức đó là ai? Họ làm nghề gì? Mức từ 2.0 – 2.75 điểm: Bài viết (Giáo viên, bác sĩ, y tá, kĩ sư, …) đảm bảo các yêu cầu về kiến 2.Thân bài: thức, rõ trọng tâm nhưng một vài - Giới thiệu và miêu tả ngoại hình của người trí thức ý còn hơi mờ nhạt. ấy? (Tuổi tác, dáng người, nước da, mái tóc, khuôn - Mức từ 1.0 – 1.75 điểm: Bài viết mặt, đôi mắt, trang phục……) sơ sài về mặt nội dung: thiếu ý, - Tả hoạt động: tả chi tiết từng hoạt động của người ấy chưa làm nổi bật đối tượng được trong công việc đặc thù của họ. miêu tả, ít cảm xúc. - Cảm xúc của em về hình ảnh người tri thức đang làm - Mức từ 0.25 – 0.75 điểm: Bài việc. viết qua loa, lộn xộn. 3. Kết bài: - Mức 0.0 điểm: Không làm bài. - Tình cảm, mong muốn… của em đối với người trí thức ấy. c. Sáng tạo 0,25 điểm - Nội dung: Bài văn thể hiện sự thấu hiểu có những ý mới mẻ, độc đáo phù hợp với lứa tuổi. - Kĩ năng viết: Có những tìm tòi, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh; sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ để thể hiện dụng ý của người viết… * Lưu ý: - Căn cứ vào khung điểm và thực tế bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm sát với từng phần, đảm bảo đánh giá đúng trình độ của học sinh. - Khuyến khích những bài viết có tình huống bất ngờ, sáng tạo, cảm xúc sâu sắc. - Chỉ để điểm lẻ phần thập phân ở các mức: 0,25; 0,5; 0,75.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2