intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka

  1. PHÒNG GD-ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT TH & THCS Môn: Ngữ văn 6 (Thời gian 90 phút ) TRÀ KA NĂM HỌC: 2021 - 2022 Họ và tên: ………………………… Lớp 6 Phần I. ĐỌC HIỂU: (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: “Mẹ tôi không phải không có lý khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn mình thông minh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng ? Ai chẳng muốn thành đạt? Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay, không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì người khác đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.” (SGK Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1:(1.0 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 : (1.0 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? Câu 3:(1.0 điểm) Xác định trạng ngữ có trong câu văn sau? Và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó? “Vì lẽ đó, xưa nay, không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng.” Câu 4:(1,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên ? Câu 5: :(1,0 điểm) Biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt – em có đồng ý với ý kiến này không” Vì sao? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm) Câu 1: (5.0 điểm ) Đóng vai nhân vật người em, kể lại truyện “Cây khế”. *Lưu ý: Học sinh khuyết tật không làm phần II. .....................HẾT................ Người duyệt đề Người ra đề Châu Thị Hoàng Long
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM (CHUNG) I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm Phần Câu Nội dung Điểm Đọc kĩ ngữ liệu và trả lời câu hỏi 1 - Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Xem người ta 1.0 kìa.” Đọc -Tác giả Lạc Thanh. hiểu 2 Nghị luận 1.0 3 - “Vì lẽ đó” là trạng ngữ chỉ mục đích. 1.0 - “Xưa nay” là trạng ngữ chỉ thời gian. 4 - Mẹ tôi có lý khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Bởi trên đời, mọi người giống 1.0 nhau nhiều điều lắm. Nhiều người xuất chúng nhờ noi gương.. 5 *Mức 1: HS chọn đồng ý hoặc không đồng ý và lý giải phù hợp 1.0 *Mức 2: HS không trả lời được 0 ` - Xác định được bố cục của bài văn và yêu cầu của đề Phần bài tạo - Nêu được các ý cơ bản của đề bài lập văn * Yêu cầu về kỹ năng: Đảm bảo cấu trúc của một bài bản văn tự sự: Học sinh biết cách làm bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích. Bố cục rõ ràng, mạch lạc. Lựa chọn ngôi kể thứ nhất, kết hợp yếu tố 0.5 miêu tả, biểu cảm;
  3. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách xây dựng cốt truyện, nhưng phải dựa vào truyện cổ tích Cây Khế. Các sự việc logic, lời thoại hợp lý… a. Mở bài: 0,5 Đóng vai nhân vật tự giới thiệu về mình và câu chuyện định kể. b.Thân bài: - Hoàn cảnh xuất thân: - Diễn biến chính của câu chuyện: 2.75 ( Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Chú ý đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm; nhận xét, đánh giá, so sánh vào trong từng đoạn của bài) c. Kết bài: 0.5 Nêu kết thúc câu chuyện và bài học được rút ra từ câu chuyện hoặc gửi gắm thông điệp. d. Sáng tạo: cách cảm nhận sáng tạo, giàu hình ảnh. 0.5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính 0.25 tả, dùng từ, đặt câu HƯỚNG DẪN CHẤM (Học sinh khuyết tật) I. Hướng dẫn chung
  4. - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm Phần Câu Nội dung Điểm Đọc kĩ ngữ liệu và trả lời câu hỏi 1 - Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Xem người ta 2.0 kìa.” Đọc -Tác giả Lạc Thanh. hiểu 2 Nghị luận 2.0 3 - “Vì lẽ đó” là trạng ngữ chỉ mục đích. 2.0 - “Xưa nay” là trạng ngữ chỉ thời gian. 4 - Mẹ tôi có lý khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Bởi trên đời, mọi người giống 2.0 nhau nhiều điều lắm. Nhiều người xuất chúng nhờ noi gương.. 5 *Mức 1: HS chọn đồng ý hoặc không đồng ý và lý giải phù hợp 2.0 *Mức 2: HS không trả lời được 0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2