intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Long Tuyền, Bình Thủy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Long Tuyền, Bình Thủy” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Long Tuyền, Bình Thủy

  1. UBND QUẬN BÌNH THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS LONG TUYỀN MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6 Năm học: 2022-2023 A. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II (từ tuần 19 đến tuần 33) môn Ngữ văn lớp 6, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp tự luận. B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận. - Cách tổ chức kỉểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm kết hợp tự luận trong 90 phút. C. THIẾT LẬP MA TRẬN - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 6, học kì II (từ tuần 19 đến tuần 33). - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận và bảng đặc tả đề kiểm tra. - Xác định khungma trận và bảng đặc tả. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức Tổng độ % điểm TT nhận Nội thức dung/ Kĩ đơn Nhận Thôn Vận Vận năng vị dụng biết g hiểu dụng kiến cao thức TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q Đọc Văn 1 hiểu bản 4 0 4 0 0 2 0 60 nghị luận Viết Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 bài 2 văn trình bày ý kiến về
  2. một hiện tượng đời sống. Tổng 5 20 15 0 30 0 10 20 100 100 Tỉ lệ 35 30 10 100% (%) 25 Tỉ lệ chung 40% 60% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội Chương/ dung/Đơ Mức độ TT Nhận Thông Vận Vận Chủ đề n vị kiến đánh giá biết hiểu dụng dụng cao thức 1. Đọc hiểu Văn bản Nhận 4 TN 4 TN 2TL nghị luận biết: - Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. - Nhận biết được đặc điểm nổi bật
  3. của của văn bản nghị luận.(C1, C2) - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu.(C3, C4) Thông hiểu: - Tóm tắt được các nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn. (C7) - Chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. (C6) - Xác định
  4. được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. (C5, C8) Vận dụng: - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ nội dung đoạn văn. (C10) - Thể hiện được sự đồng tình, không
  5. đồng tình hoặc đồng tình một phần với những vấn đề được đặt ra trong đoạn văn.(C9) 2 Viết Viết bài Nhận 1TL* văn trình biết: bày ý Thông kiến về hiểu: một hiện tượng đời Vận sống. dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà mình quan tâm nêu được vấn đề và suy nghĩ của người viết, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến của
  6. mình. Tổng 4 TN 4TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20% 20% 20% 40% Tỉ lệ chung (%) 60% 40% ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: [1] Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn! [2] Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn. Con người có thể cho bạn sự trọng vọng hay khinh rẻ, bạn có thể lựa chọn đón nhận
  7. hay phớt lờ. Số phận ban cho cỏ dại sự chà đạp, xa lánh của con người, tuy nhiên, số phận cũng để cho cỏ dại lựa chọn nở hoa hay héo úa. Và bạn đã biết, cỏ dại lựa chọn điều gì. Rõ ràng, bạn luôn có quyền lựa chọn thái độ sống cho mình, chỉ là đôi khi, bạn lười biếng lựa chọn và để cho số phận kéo đi. (Trích Đến cỏ dại còn đàng hoàng mà sống…, Phạm Sỹ Thanh, NXB Thế giới, 2019, Tr.46-47) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. A. Tự sự C. Nghị luận B. Miêu tả D. Biểu cảm. Câu 2. Đoạn trích trên có đặc điểm nào nổi bật nhất về kiểu văn bản? A. Có hình ảnh sinh động C. Có từ ngữ giàu cảm xúc B. Có lí lẽ thuyết phục D. Có nhân vật cụ thể. Câu 3.Xác định trạng ngữ trong câu sau: “Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!” A. Trong bất cứ hoàn cảnh nào.C. Luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn. B. Chúng ta. D. Hoàn cảnh. Câu 4. Trong đoạn 2 xuất hiện bao nhiêu từ láy? A. 1 từ C. 3 từ B. 2 từ D. 4 từ. Câu 5. Từ “trọng vọng” trong đoạn trích có nghĩa là gì? A. Tôn trọng C. Qúy mến B. Khinh rẻ D. Yêu thương. Câu 6. Xác định chủ đề của đoạn trích. A. Quyền được vui chơi giải trí của con C. Quyền được lựa chọn thái độ sống của người. mỗi người. B. Quyền được yêu thương, chăm sóc của D. Quyền được bảo vệ thân thể, nhân con người. phẩm của con người. Câu 7. Nội dung của đoạn “Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!” là:
  8. A. Cuộc sống của mỗi người luôn phụ thuộc vào người khác. B. Mỗi người có quyền lựa chọn cuộc sống có ý nghĩa cho mình. C. Cuộc sống của mỗi người cần có sự giúp đỡ vô điều kiện. D. Cuộc sống của mỗi người là do số phận quyết định tất cả. Câu 8.Em hiểu nghĩa của từ “muối mặn” được sử dụng trong câu sau: “Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn.” A. Một loại gia vị bỏ vào thức ăn C. Những cơ hội trong cuộc sống. B. Một nguyên liệu trong sản xuất D. Những khó khăn trong cuộc sống. Câu 9. Em có đồng ý với ý kiến “Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!” không? Vì sao? Câu 10. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ phần trích trên? II. VIẾT (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống (nói tục chửi thề, ô nhiễm môi trường, tác hại của trò chơi điện tử…). --- Hết --- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 6 Phầ Câu Nội dung Điểm n I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 A 0,5 5 A 0,5 6 C 0,5
  9. 7 B 0,5 8 C 0,5 9 Học sinh nêu được quan điểm riêng của bản thân: đồng 0,25 ý/không đồng ý. - Học sinh lí giải phù hợp 0,75 * Đồng ý: + Trong cuộc đời, có nhiều hoàn cảnh sống khác nhau, có người suy nghĩ tích cực, sống tốt thì cuộc sống trở nên tươi sáng. *Không đồng ý: + Họ bắt buộc phải sống theo hoàn cảnh và số phận đó, họ không có sự lựa chọn nào khác. 10 Học sinh nêu được cụ thể bài học rút ra từ văn bản: 1,0 + Có thái độ sống tích cực, lạc quan. + Cần có ý thức vươn lên trong cuộc sống, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn… II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về hiện tượng đời 0,25 sống b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống (nói tục chửi thề, ô nhiễm môi trường, tác hại của trò chơi điện tử…). c. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống mà 3,0 em quan tâm. HS lựa chọn một hiện tượng đời sống mà bản thân biết như: nói tục chửi thề, ô nhiễm môi trường, tác hại của trò chơi điện tử… nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Trình bày rõ ràng ý kiến về hiện tượng cần bàn luận. - Nêu lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến. - Bố cục bài viết cần đảm bảo: * Mở bài + Có dẫn dắt vào vấn đề nghị luận. + Nêu được cụ thể hiện tượng sẽ bàn luận. * Thân bài + Thể hiện rõ ràng ý kiến về hiện tượng
  10. + Trình bày được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để làm rõ ý kiến. + Đưa ra được bằng chứng thuyết phục để củng cố cho lí lẽ. + Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lí. * Kết bài + Khẳng định lại ý kiến của mình. + Đề xuất được những giải pháp. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo, bài 0,25 viết lôi cuốn, hấp dẫn. Long Tuyền, ngày 28 tháng 03 năm 2023 TTCM GV ra đề Nguyễn Thị TuyềnNguyễn Thị Lan Thoa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0