Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Đức Giang, Long Biên
lượt xem 1
download
‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Đức Giang, Long Biên’ sau đây sẽ giúp các em nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Đức Giang, Long Biên
- TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học 2023-2024 Thời gian làm bài: 90 phút Mức Tổng độ % điểm Nội nhận dung thức Kĩ /đơn Thôn Vận năng vị Nhận Vận g dụng kiến biết dụng hiểu cao thức TT TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q 1 Đọc Truyệ hiểu n ngắn 4 0 4 1 0 1 0 60 2 Viết Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự,
- miêu tả Tổng 1* 2* 0 2* 0 1* số 4 4 100% câu Tổng 1.0 điểm 1.0 1.0 3.0 0 3.0 0 1.0 Tỉ lệ % 40% 20% 30% 10% * Ghi chú: Phần viết có 01* câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm. II. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Nội Số câu Mức dung theo m độ Kĩ /Đơn độ nh TT đánh năng vị thức giá kiến Vận du Nhận biết Thông hiểuthức n dụng Vậ cao 1 Đọc hiểu Truyện Nhận ngắn biết: 4TN 4TN - Nêu 1TL được ấn 1TL
- tượng chung về văn bản. - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. - Nhận ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy);
- từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề của văn bản. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; các
- biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. 2 Viết Viết đoạn Nhận văn ghi lại biết: cảm xúc về một bài thơ Thông có yếu tố hiểu: tự sự, miêu 1* 1* 1* 1TL* tả Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được đoạn văn ghi cảm xúc về một bài có yếu tố tự sự, miêu tả
- Tổng số câu 4TN 4TN 1TL 1 TL 1TL* 2TL* * Tỉ lệ % 20 40 30 10 * Ghi chú: Phần viết có 01* câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học 2023-2024 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I. Đọc – hiểu (6 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: A. Trắc nghiệm (2 điểm): Chọn đáp án đúng và ghi lại chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời vào bài làm của em: NGỌN GIÓ VÀ CÂY SỒI Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật
- trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi: - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. (Theo “Hạt giống tâm hồn – Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ” – NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh) Câu 1. Văn bản trên kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ nhất và thứ hai D. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba Câu 2. Văn bản được viết theo thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện ngắn C. Hồi kí D. Du kí Câu 3. Câu văn “Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động.” là lời của ai? A. Lời của người kể chuyện B. Lời của các nhân vật C. Lời của nhân vật cây sồi D. Lời của nhân vật ngọn gió Câu 4. Đâu là từ mượn trong câu văn: “Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây.”? A. Cuốn phăng B. Đám lá B. Cành cây D. Sinh vật Câu 5. Phương án nào giải thích đúng nghĩa của từ “vững vàng”? A. Có sức mạnh lớn với ý chí cao B. Có thể đứng một chỗ trong thời gian dài không thay đổi vị trí C. Có khả năng đứng vững trước mọi thử thách, mọi tác động bất lợi từ bên ngoài D. Không chịu thay đổi dù gặp nhiều tác động Câu 6. Các từ ngữ “hung hăng, ngạo nghễ, lồng lộn, điên cuồng” được dùng để miêu tả nhân vật nào? A. Ngọn gió B. Cây sồi C. Người kể chuyện D. Cả ngọn gió và cây sồi Câu 7. Chính những cơn gió điên cuồng đã giúp cây sồi chứng tỏ được điều gì? A. Cây sồi đã già nên có sức chịu đựng lớn B. Cây sồi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất C. Cây sồi có nhiều kinh nghiệm để chống đỡ với khó khăn D. Giúp cây sồi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình Câu 8. Hình ảnh cây sồi vững vàng trước cơn gió dữ dội có ý nghĩa gì? A. Tượng trưng cho bản lĩnh, sự tự tin, lòng dũng cảm, kiên cường, có ý chí để vượt qua
- những khó khăn thử thách B. Khắng định khả năng tự vệ của con người khi gặp những bất lợi từ cuộc sống C. Tượng trưng cho những may mắn của con người khi vô tình gặp khó khăn D. Khẳng định cuộc sống sẽ luôn mang đến cho chúng ta những khó khăn, thử thách khiến con người thất bại B. Tự luận: Câu 9. (2 điểm) a. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.” b. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình ngữ văn 6 cùng thể loại với văn bản “Ngọn gió và cây sồi”, nêu tên tác giả. Câu 10. (2 điểm) a. Hãy rút ra những bài học bổ ích cho bản thân sau khi đọc văn bản. b. Qua văn bản, em hãy viết đoạn văn khoảng 6 đến 7 câu để nêu những việc cần làm để rèn luyện lòng dũng cảm, kiên cường, bản lĩnh trong cuộc sống? Phần II. Viết (4 điểm) Hãy viết đoạn văn khoảng 10-12 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau: NÓI VỚI EM Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió, Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ, Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay, Đã nuôi em khôn lớn từng ngày, Tiếng lích rích chim sâu trong lá, Tay bồng bế sớm khuya vất vả, Con chìa vôi vừa hót vừa bay. Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay. (Tác giả: Vũ Quần Phương) Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện, Sẽ được nhìn thấy các bà tiên, Thấy chú bé đi hài bảy dặm, Quả thị thơm cô Tấm rất hiền. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,25 2 B 0,25 3 C 0,25 4 D 0,25
- 5 C 0,25 6 A 0,25 7 D 0,25 8 A 0,25 9 a. - Biện pháp nghệ thuật là nhân hóa: Xưng hô “tôi” - “ông”, 0, 5 “cơn điên cuồng của ông”, “chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.” - Tác dụng: 1,0 + Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc như con người + Thể hiện sức mạnh, ý chí, nghị lực, lòng dũng cảm của cây sồi. + Khéo léo gửi gắm bài học về cuộc sống: Con người cần có bản lĩnh, ý chí để vượt qua những gian khó, thử thách để khẳng định bản thân. b. Kể tên một văn bản đã học cùng thể loại truyện ngắn với văn 0,5 bản “Ngọn gió và cây sồi” – nêu được tên tác giả 10 a. HS rút ra được ít nhất 2 bài học: 0,5 - Bài học về lòng dũng cảm - Bài học về ý chí nghị lực vượt qua gian khó - Bài học về sự kiên cường, bất khuất .... b. Hs viết được đoạn văn nêu được những việc cần làm để rèn 1,5 luyện lòng dũng cảm, kiên cường, bản lĩnh trong cuộc sống: - Dám đứng lên chống lại những điều tiêu cực - Không đầu hàng trước những khó khăn thử thách - Bình tĩnh đối mặt và vượt qua gian khó - Kiên định với mục tiêu mà mình đã đề ra, không vì khó khăn mà bỏ cuộc - Tự tin khẳng định bản thân bằng cách học tập tốt và phấn đấu vươn lên trong cuộc sống... II LÀM VĂN 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ, bài thơ 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Viết đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ, bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả c. Viết đoạn văn - HS có thể triển khai nội dung miêu tả theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- * Mở đoạn: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nêu cảm nhận 0,5 chung * Thân đoạn: Cảm nhận bài thơ trên phương diện nội dung, nghệ thuật qua đó làm nổi bật thông điệp ý nghĩa của bài thơ 2,0 - Nội dung: + Khổ 1: Lắng nghe âm thanh của thiên nhiên và của sự sống. + Khổ 2: Lắng nghe những câu chuyện cổ tích của bà để thấy được những ước mơ, những bài học tốt đẹp, biết sống ân nghĩa, nhân hậu + Khổ 1: Nghĩ về cha mẹ để thấy được những vất vả nhọc nhằn khi nuôi con khôn lớn trưởng thành Bài thơ "Nói với em" có một lối viết nhẹ nhàng mà thấm thía. Tác giả nhắc nhở tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, phải biết sống đẹp, sống nhân hậu, sống tình nghĩa thủy chung - Nghệ thuật: Điệp ngữ “Nếu nhắm mắt”, sử dụng nhiều từ láy giàu tính biểu cảm, giọng thơ trong trẻo, bài thơ giàu nhạc điệu... 0,5 * Kết đoạn: Khát quát lại bài thơ, rút ra bài học, thông điệp và cảm nhận, ấn tượng của người viết. d. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sáng tạo. 0,25 Người ra đề Tổ trưởng duyệt BGH duyệt Phạm Thị Thơ Nguyễn Thị Vân Anh Phạm Lan Anh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 301 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 510 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 331 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 693 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p | 74 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p | 92 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân
6 p | 65 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 89 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 133 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn