intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Gia Tự, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Gia Tự, Long Biên" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Gia Tự, Long Biên

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 NĂM HỌC 2023 - 2024 Ngày kiểm tra: Thời gian làm bài: 90 phút I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nắm vững được kiến thức về các thể loại văn bản đọc, kiểu bài viết, kiến thức về thực hành tiếng Việt đã học ở bài 8: Khác biệt và gần gũi, bài 9: Trái đất – ngôi nhà chung. - Kiểm tra khả năng vận dụng, tổng hợp những kiến thức và kĩ năng đã học theo nội dung, cách thức kiểm tra, đánh giá mới. 2. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: - Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng ngôn ngữ, thẩm mĩ. 3. Phẩm chất: Nghiêm túc, tự giác, trung thực, chăm chỉ khi làm bài kiểm tra. II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Nội Mức Tổng % điểm dung/ độ TT đơn vị nhận Kĩ năng kiến thức thức Vận Nhận Thôn Vận dụng biết g hiểu dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL - Văn 60 Đọc bản 1 4 0 4 0 0 2 0 0 hiểu nghị luận. - Viết 40 bài văn trình bày ý kiến của 2 Viết em về 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* một hiện tượng (vấn đề) đời sống. Tổng 20 5 20 15 0 30 0 10 100 Tỉ lệ % 25% 35 30 10
  2. % % % Tỉ lệ chung 60% 40% III. BẢNG ĐẶC TẢ: TT Nội dung Đơn vị kiến Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức kiến thức thức kiến thức, Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng kĩ năng cần cao kiểm tra, đánh giá
  3. 1 ĐỌC HIỂU - Văn bản Nhận biết: 4TN 4TN 2TL nghị luận - Thể loại, phương thức biểu đạt, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, lập luận... Thông hiểu: - Nêu cách hiểu về nghĩa của 1 từ - Xác định BPTT trong 1 câu (so sánh/ ẩn dụ/ điệp ngữ/nhân hóa) - Nêu được tác dụng của BPTT trong câu. - Xác định được trạng ngữ trong ngữ cảnh. Vận dụng - Trình bày được bài học, cách nghĩ, cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. - Đánh giá được thông điệp của văn bản đối với cuộc sống.
  4. 2 LÀM VĂN - Viết bài Vận dụng 1TL* văn trình cao: bày ý kiến - Vận dụng của em về các kĩ năng một hiện tạo lập văn tượng (vấn bản nghị đề) đời luận. sống. Tổng 4TN 4TN 2TL 1TL Tỉ lệ % Tỉ lệ chung 60 40 UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 6 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2023 - 2024 Ngày kiểm tra: 6/5/2024 Đề 1 Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước đáp án đúng / Thực hiện yêu cầu: Chiếc smartphone (điện thoại thông minh) đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online (truy cập), thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like (thích), chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend (bạn
  5. bè) dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed (dòng thời gian) để hòng tìm một status (trạng thái) bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng. (Trích Bức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang, tr.76 – 77, NXB Hội Nhà văn, 2016) Câu 1. Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Văn bản tự sự B. Văn bản thông tin C. Văn bản nghị luận D. Văn bản biểu cảm Câu 2. Trong câu Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng. Cụm từ “Đêm khuya” là trạng ngữ chỉ ý nghĩa gì? A. Cách thức B. Nơi chốn C. Mục đích D. Thời gian Câu 3. Trong câu “Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp”, từ giao tiếp là từ mượn của ngôn ngữ nào? A. Hán Việt B. Nhật C. Anh D. Pháp Câu 4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi” là? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Liệt kê D. Điệp ngữ Câu 5. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
  6. A. Bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần của con người. B. Bàn về những trải nghiệm thú vị của con người khi tiếp xúc với mạng xã hội. C. Bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống vật chất của con người. D. Bàn về những trải nghiệm buồn của con người khi tiếp xúc với mạng xã hội. Câu 6. Từ cụt lủn trong câu Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. có nghĩa là: A. Quá ngắn đến mức không bình thường B. Quá ngắn, quá ít so với yêu cầu cần có C. Quá ngắn, trông giống như bị hụt đi D. Ngắn, cụt đến mức thiếu hẳn đi Câu 7. Qua đoạn trích trên, tác giả đã thể hiện thái độ gì? A. Phê phán B. Coi thường C. Chê bai D. Chế giễu Câu 8. Phần câu sau có nhiều vị ngữ: trên mạng xã hội, ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Cho biết tác dụng của nó. A. Giúp cho việc miêu tả các hành động của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn. B. Giúp cho việc miêu tả các trạng thái của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn. C. Giúp cho việc miêu tả các tình cảm của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn. D. Cả ba ý trên đều đúng. Câu 9. Em có đồng tình với ý kiến sau: Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn? Vì sao? Câu 10. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trích. II. VIẾT (4 điểm) Thế giới chúng ta đang sống có muôn vàn những chủ đề tươi đẹp đang diễn ra. Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng, vấn đề đời sống có giá trị nhân văn tích cực (tham quan du lịch gắn với bảo vệ môi trường, vai trò của gia đình đối với mỗi người …). ---- HẾT ----
  7. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN NGỮ VĂN 6 Đề 1 Năm học: 2023 - 2024 Ngày kiểm tra: 6/5/2024 Thời gian làm bài: 90 phút Phầ Câu Nội dung Điểm n I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,25 2 D 0,25 3 A 0,25 4 C 0,25
  8. 5 A 0,25 6 D 0,25 7 A 0,25 8 B 0,25 9 - HS đưa ra ý kiến đồng tình hay không đồng tình và có những lí 2,0 giải hợp lý. - Ví dụ: + Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân vì nó cung cấp nhiều thông tin, các phương tiện giải trí. + Cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn  vì nó giúp ta kết nối với người thân, bạn bè. 10 HS rút ra những bài học: 2,0 - Cần làm chủ bản thân trước các thiết bị công nghệ và mạng xã hội: + Sử dụng thời gian hợp lí sẽ là công cụ giải trí, gắn kết mọi người. + Không bị lệ thuộc, sử dụng quá nhiều thời gian, làm con người càng cô đơn, lạc lõng trong thực tế cuộc sống. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0,25
  9. c. Triển khai vấn đề: * Giới thiệu vấn đề *Triển khai vấn đề HS có những cách triển khai vấn đề khác nhau, có thể bày tỏ suy nghĩ và quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Cơ bản theo hướng sau: - Đồng tình với quan điểm... - Đưa ra được lí lẽ, dẫn chứng phù hợp * Kết thúc vấn đề 2,5 (Hướng dẫn chấm: - Đầy đủ các ý. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp (2,0 – 2,5 điểm). - Tương đối đầy đủ các ý. Lập luận chưa chặt chẽ, lí lẽ chưa thật xác đáng, chưa có hoặc có dẫn chứng nhưng chưa tiêu biểu... (1,0 - 1,75 điểm) - Thiếu ý, lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục; lí lẽ không xác đáng, không có dẫn chứng (0,25 – 0,75 điểm) d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo qui tắc chính tả dùng từ, đặt câu. 0,5 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt, trình bày lí lẽ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,5 GV RA ĐỀ TT CHUYÊN MÔN KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2