intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành

  1. UBND HUYỆN NÚI THÀNH MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC 2023– 2024 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 Mức độ nhận thức Tổng % Nội điểm dung/đơ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TT Kĩ năng n vị kiến thức TNK TN TN TN TL TL TL TL Q KQ KQ KQ 1 Đọc Văn bản hiểu thông tin Số câu 4 0 3 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ % điểm điểm 20 15 10 10 5 60 2 Viết Nghị luận về một vấn đề trong đời sống. Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ % Tỉ lệ % điểm điểm 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
  2. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chươ dung/ T ng/ Thông Vận Đơn vị Mức độ đánh giá Nhận Vận T Chủ hiểu dụng kiến biết dụng đề cao thức 1 Đọc Văn Nhận biết: hiểu bản - Nhận biết được văn bản thông tin. 4 TN thông - Nhận biết được trạng ngữ, từ mượn tin - Nhận biết được các chi tiết của văn bản thông tin. Thông hiểu: - Hiểu được nghĩa của từ. 3TN, - Hiểu được tác dụng của việc lựa 1TL chọn từ ngữ trong câu. - Hiểu được các chi tiết và nội dung của đoạn trích . 1TL Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. 1TL 2 Viết Nghị Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu luận của kiểu văn nghị luận về vấn đề đời về một sống Thông hiểu: Viết đúng yêu cầu về vấn đề kiểu bài; đảm bảo về nội dung, hình trong thức. đời Vận dụng: Viết được bài văn nghị sống. luận về một vấn đề trong đời sống của 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng. Vận dụng cao: Sáng tạo trong cách trình bày, lập luận. Tỉ lệ % điểm 30 40 20 10 Tỉ lệ % các mức độ 70 30
  3. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không tính thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Nước là một nhà du hành vĩ đại không ngừng thay đổi hình dạng. Nó rời khỏi biển ở thể lỏng rồi lại xuất hiện trong không khí ở thể khí, sau đó rơi xuống dưới dạng băng trên các ngọn núi. Tại đó, cuộc du hành của nước tiếp tục, nó trở lại thể lỏng, chảy trong các dòng sông lớn nhỏ, rồi lại đổ ra biển, điểm xuất phát ban đầu. Trong suốt vòng tuần hoàn này, nước đều có ích cho các sinh thể. Nước là thành phần cơ bản tạo nên các loài thực vật và động vật, trong đó có con người chúng ta, và chúng ta không thể sống thiếu nước. Chúng ta sử dụng nước từng giây từng phút, để uống, tưới tiêu, sản xuất điện,... Nước thật quý giá!” (Nhiều tác giả, Bách khoa thư thế hệ mới, NXB Dân trí, Hà Nội, 2017, tr. 28) Câu 1: Đoạn trích trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào? A.Văn bản nghị luận B. Văn bản thông tin C. Văn bản tự sự D. Văn bản biểu cảm Câu 2: Đoạn trích cho biết nước tồn tại trong không khí ở thể nào? A. Thể rắn B. Thể khí C. Thể lỏng D. Thể mềm Câu 3: Phần in đậm trong câu “Tại đó, cuộc du hành của nước tiếp tục, nó trở lại thể lỏng, chảy trong các dòng sông lớn nhỏ, rồi lại đổ ra biển, điểm xuất phát ban đầu.” là thành phần gì? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Cụm chủ vị Câu 4: Trong các từ sau đây từ nào không phải là từ Hán Việt? A. Vĩ đại B. Sinh thể C. Du hành D. Dòng sông Câu 5: Trong cuộc hành trình của mình, nước trải qua lần lượt những thể nào? A. Thể lỏng, thể băng, thể lỏng, thể khí. B. Thể khí, thể lỏng, thể băng, thể lỏng. C. Thể lỏng, thể khí, thể băng, thể lỏng. D. Thể băng, thể lỏng, thể khí, thể lỏng. Câu 6: Từ “du hành” trong đoạn trích có nghĩa là gì? A. Đi chơi được nhiều nơi xa trên thế giới. B. Biết di chuyển liên tục trong mọi thời tiết. C. Di chuyển đến nhiều nơi trên trái đất. D. Hành trình không ngừng nghỉ, chuyển hóa nhiều dạng. Câu 7: Chủ đề của đoạn trích là gì? A. Nói về hành trình và tầm quan trọng của nước B. Nói về sự di chuyển của nước trên trái đất C. Nói về sự đa dạng của nước trên trái đất D. Nói về các dạng tồn tại khác nhau của nước. Câu 8: Với câu: “Nước là một nhà du hành vĩ đại không ngừng thay đổi hình dạng.” có thể dùng từ to lớn để thay thế cho từ vĩ đại được không? Vì sao? (1 điểm) Câu 9: Qua đoạn trích, em thấy nước có tầm quan trọng như thế nào đối với sự sống? (1 điểm) Câu 10: Đọc đoạn trích, bản thân em sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước nơi em đang sống? (0.5 điểm) II. Viết (4.0 điểm) Trường chúng ta vừa tổ chức giao lưu với trung tâm nghệ thuật tình thương, từ sự kiện trên và những trải nghiệm của bản thân trong cuộc sống, em hãy viết bài văn nghị luận về thái độ đối với người khuyết tật../. ….HẾT…..
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC: 2023-2024 Môn: Ngữ văn lớp 6 Hướng dẫn chung: - Giáo viên dựa vào yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá bài làm của học sinh. Cần vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm. Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết sâu sắc, sáng tạo trong nội dung và hình thức trình bày. - Việc chi tiết hóa nội dung cần đạt và điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với số điểm trong câu và tổng điểm toàn bài. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. Hướng dẫn cụ thể: I. ĐỌC HIỂU: (6 điểm) Trắc nghiệm khách quan : Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời B B C D C D A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Trắc nghiệm tự luận: Câu 8: (1 điểm) *Bày tỏ quan điểm: (0,25 điểm) - HS có bày tỏ quan điểm không thể thay thế. (0,25 điểm) - HS không bày tỏ quan điểm. (0,0 điểm) *HS giải thích được lí do: (0,75 điểm) - Học sinh lí giải được vì sao lựa chọn từ vĩ đại tạo giá trị biểu cảm cao, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng không thể thiếu của nước. (0,5) - Làm nổi bật hành trình không ngừng nghỉ, chuyển hóa nhiều dạng, rất quý giá của nước. (0,25) * Lưu ý: Tùy mức độ trả lời của học sinh mà giáo viên linh hoạt ghi điểm. Câu 9: ( 1 điểm) * HS chỉ ra được tầm quan trọng của nước đối với sự sống: - Tạo dung môi (hoặc môi trường) thích hợp cho sự tồn tại và sinh trưởng của muôn loài.(0,5) - Là thành phần cấu tạo không thể thiếu của mọi cơ thể sinh vật. (0,5) * Lưu ý: Tùy mức độ trả lời của học sinh mà giáo viên linh hoạt ghi điểm. Câu 10: (0,5 điểm) Đây là câu hỏi mở HS có thể đưa ra hành động của bản thân như: - Không sử dụng lãng phí nước - Giữ sạch nguồn nước - Kêu gọi mọi người cùng hành động - Xử lý để tái sử dụng nguồn nước… * Lưu ý: Tùy mức độ trả lời của học sinh mà giáo viên linh hoạt ghi điểm.
  5. Phần II: VIẾT (4 điểm) A. Bảng điểm chung toàn bài Tiêu chí Điểm Cấu trúc bài văn 0,5 Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 Trình bày vấn đề nghị luận 2,5 Chính tả, ngữ pháp 0,25 Sáng tạo 0,5 B. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0,5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0,5 Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài. - Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận, phần nghị luận. Thân bài biết sắp xếp các lí lẽ, dẫn chứng theo - Thân bài: Sá n g t ỏ v ấ n đ ề trình tự hợp lý để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận, cần nghị luận. phần Kết bài nêu được ý nghĩa của ý kiến . Các - Kết bài: Rút ra ý nghĩa của vấn phần có sự liên kết chặt chẽ, phần Thân bài biết tổ đề nghị luận. chức thành nhiều đoạn văn. 0,25 Bài viết đủ 3 phần nhưng chưa đầy đủ nội dung, Thân bài chỉ có một đoạn văn. 0,0 Chưa tổ chức bài văn thành 3 phần như trên(thiếu mở bài hoặc kết bài, hoặc cả bài viết chỉ một đoạn văn) 2.Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 Xác định đúng vấn đề nghị luận Trình bày suy nghĩ, thái độ với 0,0 Xác định không đúng vấn đề nghị luận người khuyết tật. 3.Trình bày ý kiến về vấn đề cần nghị luận 2,0-2,5 - Nội dung : đảm bảo đầy đủ nội dung như phần - Trình bày được thái độ nên có ghi chú. của mỗi cá nhân đối với người - Tính liên kết của văn bản: sắp xếp trình tự lí lẽ, khuyết tật. dẫn chứng chặt chẽ, hợp lí, hấp dẫn, có sức - Sử dụng được lý lẽ rõ ràng và thuyết phục cao. bằng chứng đa dạng để chứng tỏ 1,0- - Nội dung : đảm bảo 2/3nội dung như phần ghi quan điểm. 1,75 chú - Thể hiện rõ ý kiến phản đối quan -Tính liên kết của văn bản sắp xếp trình tự lí lẽ, điểm kì thị, coi thường người dẫn chứng chưa thật chặt chẽ, hợp lí, chưa hấp khuyết tật. dẫn, sức thuyết phục chưa cao. - Khẳng định lại ý nghĩa của việc 0,25- - Nội dung : đảm bảo khoảng 1/3 nội dung như bàn luận, giúp người đọc suy nghĩ 1,0 phần ghi chú đúng về vấn đề để có thể thay đổi - Tính liên kết của văn bản sắp xếp trình tự lí lẽ, tích cực về nhận thức và hành dẫn chứng chưa thật chặt chẽ, hợp lí, không hấp động. dẫn, không có sức thuyết phục. 0,0 Bài làm không phải là bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống hoặc không làm bài.
  6. 4.Chính tả, ngữ pháp 0,25 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… 0,0 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ… 5.Sáng tạo 0,5 Có sáng tạo trong cách nghị luận và diễn đạt. 0,25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0,0 Chưa có sự sáng tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2