intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Duy Xuyên

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Duy Xuyên” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Duy Xuyên

  1. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) MA TRẬN TT Kĩ năng Nội dung/ Mức độ nhận thức Tổng đơn vị Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao kĩ năng (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc – hiểu Văn bản nghị luận Số câu 4 3 1 1 1 10 Tỉ lệ % điểm 20 15 10 10 5 60 2 Viết Đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích mà em yêu thích. Số câu 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % điểm 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 1
  2. ̉ ̉ BANG ĐẶC TA KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Số câu hỏ i theo mưc đô ̣ nhâ ̣n thưc ́ ́ Kĩ Nội dung/ Vận TT Mưc đô ̣ đánh giá ́ Nhâ ̣n Thông Vận năng Đơn vi kiế n thưc ̣ ́ dụng biế t hiểu dụng cao 1 Nhận biết: 4TN 3TN 1TL 1TL Đọc- - Nhận biết được kiểu văn bản, lí lẽ trong văn bản nghị luận. 1TL hiểu Văn bản nghị luận - Đoạn văn. -Từ mượn tiếng Hán. Thông hiểu: - Nghĩa của từ - Tác dụng của trạng ngữ - Nắm được chủ đề của văn bản. Vận dụng: - Trình bày được cách nghĩ, cảm nhận và rút ra được những bài học ứng xử của bản thân qua chủ đề. 2 Viết Đóng vai nhân vật Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề (viết bài văn đóng kể lại một truyện cổ vai nhân vật kể lại truyện cổ tích). tích. Thông hiểu: Viết đúng về kiểu bài, về nội dung, hình thức bài văn. Vận dụng: Viết được bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện 1* 1* 1* cổ tích. Vận dụng cao: 1* Bài viết có sáng tạo trong cách diễn đạt. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng. Tổ ng 4TN 3TN, 1TL 1TL 2 TL Tỉ lê ̣ % 30 40 20 10 Tỉ lê ̣chung 70 30 2
  3. UBND HUYỆN DUY XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 2 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC: Phần I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: Tri thức là vô hạn nên chẳng ai có thể biết được tất cả một cách toàn diện và chắc chắn cả. Vì vậy, hãy không ngừng tìm kiếm và học hỏi về những điều mình chưa biết. Cuộc sống luôn ẩn chứa những bài học mà chúng ta cần nắm bắt để trau dồi và hoàn thiện mình hơn. Bức tranh đẹp nhất luôn là tác phẩm mà chưa người hoạ sĩ nào hoàn thành. Vì vậy, hãy cứ mạnh dạn vẽ nên bức tranh ấy. Kỷ lục thể thao vĩ đại nhất là kỷ lục chưa được tạo lập, do đó, hãy biết ước mơ làm nên những việc lớn. Hãy sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng ta được sống trên thế gian này. Khi từ giã cõi đời, con người ta thường không hối tiếc về những điều mà mình làm, mà lại tiếc nuối về những điều chưa làm được. Hãy sống sao cho khi mất đi, ta có thể mỉm cười mãn nguyện. Cuối cùng, tôi phải thú nhận rằng tôi chẳng hiểu mấy về những cấu trúc nguyên tử hình thành nên vật chất và con người. Điều tôi biết, chỉ đơn giản, kết quả của sự kết hợp tế bào, nhiễm sắc thể, gen di truyền… phức tạp ấy từng là con người rất khác nhau. Và rằng, sự có mặt của mỗi người chúng ta trên thế giới này đều có một ý nghĩa nhất định nào đó. Một khi thời gian sống của ta không còn nữa, chẳng ai khác có thể lấp được khoảng trống mỗi chúng ta để lại phía sau mình. Xuất phát của chúng ta về mặt sinh học có thể giống nhau, nhưng mỗi người có quyền và khả năng riêng để tạo sự khác biệt độc đáo cho mình. Đó sẽ là điều gì thì tùy vào chính bạn. (“Hạt giống tâm hồn”, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tr.140, 141) Câu 1:(0.5đ) Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Nghị luận. B. Tự sự. B. Miêu tả. D. Biểu cảm. Câu 2:(0.5đ) Đoạn trích trên có mấy đoạn văn? A. Năm. B. Sáu. C. Bảy. D. Tám. Câu 3: (0.5đ) Em hãy cho biết lí do tác giả khuyên: “hãy không ngừng tìm kiếm và học hỏi về những điều mình chưa biết”? 3
  4. A. Tri thức là vô hạn nên chẳng ai có B. Cuộc sống luôn ẩn chứa những bài học mà thể biết được tất cả một cách toàn diện và chúng ta cần nắm bắt để trau dồi và hoàn thiện mình chắc chắn cả. hơn. C. Kỷ lục thể thao vĩ đại nhất là kỷ D. Hãy sống mỗi ngày như thế đó, đó là ngày lục chưa được tạo lập, do đó, hãy biết ước cuối cùng ta cùng được sống trên thế gian này. mơ làm nên những việc lớn. Câu 4: (0.5đ) Từ “tri thức” được mượn của tiếng nước nào ? A. Tiếng Nga. B. Tiếng Anh. C. Tiếng Pháp. D. Tiếng Hán. Câu 5:( 0.5đ) Trạng ngữ trong câu văn “Khi từ giã cõi đời, con người ta thường không hối tiếc về những điều mà mình làm, mà lại tiếc nuối về những điều chưa làm được.” có tác dụng gì? A. Chỉ nguyên nhân. B. Chỉ mục đích. C. Chỉ thời gian. D. Chỉ phương tiện. Câu 6: (0.5đ) Từ “di truyền” trong câu “Điều tôi biết, chỉ đơn giản, kết quả của sự kết hợp tế bào, nhiễm sắc thể, gen di truyền” được hiểu như thế nào ? A. Đã từ rất lâu đời. B. Truyền lại cho thế hệ sau. C. Lan rộng ra xa hơn. D. Phổ biến rộng rãi hơn. Câu 7: (0.5đ) Theo em, vấn đề mà tác giả muốn bàn luận qua đoạn trích trên là gì? A. Chia sẻ, giúp đỡ mọi người. B. Tham gia hoạt động thể dục thể thao. C. Học hỏi, vươn lên trong cuộc sống. D. Làm nên những điều tốt đẹp, mới lạ. Câu 8:(1đ) Em hãy cho biết câu văn “Hãy sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng ta được sống trên thế gian này” có ý nghĩa gì? Câu 9:(1đ) Em rút ra bài học gì về thái độ sống cho bản thân từ đoạn trích trên? Câu 10:(0.5đ) Hãy viết đoạn văn khoảng 3 – 5 câu nêu quan điểm của bản thân về ý kiến “mỗi người có quyền và khả năng riêng để tạo sự khác biệt độc đáo cho mình”. Phần II. VIẾT (4,0 điểm) Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích./ ------------------------- Hết ------------------------- 4
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Năm học: 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 6 (Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang) A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. - Điểm bài thi là tổng điểm thành phần (có thể lẻ đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định) B. YÊU CẦU CỤ THỂ I. ĐỌC HIỂU (6.0đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời A D A D C B C Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 8 (1.0đ) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0đ) GV chấm linh hoạt tôn trọng ý kiến riêng của HS Học sinh trả lờ i Trả lời sai hoặc (nhưng phải phù hợp). HS trả lời được 2 ý trong các được một ý. không trả lời. gợi ý sau: - Khuyên chúng ta nên sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của mình để không phải nuối tiếc về điều gì và luôn cố gắng hết sức trong mọi việc. - Là một lời nhắc nhở về sự ngắn ngủi và quý giá của cuộc sống. Câu 9 (1.0đ) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0đ) GV chấm linh hoạt tôn trọng ý kiến riêng của HS Học sinh trả lờ i Trả lời sai hoặc (nhưng phải phù hợp). HS trả lời được 2 ý trong các được một ý. không trả lời. gợi ý sau: - Cuộc sống có vô vàn những điều thú vị chờ bạn khám phá. - Hãy sống với một trái tim nhiệt thành, chăm chỉ nỗ lực để sau này không hối tiếc vì những ngày đã qua. Câu 10 (0.5đ) Mức 1 (0.5đ) Mức 2 (0.25 đ) Mức 3 (0đ) HS nêu được suy nghĩ của bản thân về Học sinh nêu được nội dung ý kiến Trả lời nhưng ý kiến “mỗi người có quyền và khả “mỗi người có quyền và khả năng không chính xác, 5
  6. năng riêng để tạo sự khác biệt độc riêng để tạo sự khác biệt độc đáo lạc đề hoặc không đáo cho mình”. cho mình”. trả lời. Có thể theo gợi ý sau: Mỗi người sinh ra đều có những điểm mạnh, sở thích và cá tính khác nhau, không ai giống ai cả. Vì thế, hãy tự tin khẳng định giá trị của bản thân mình. II. VIẾT (4 điểm) 1. Yêu cầu chung: a) Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết phải được tổ chức thành câu truyện có kết cấu hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,... - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm... b) Yêu cầu về nội dung: - Đóng vai nhân vật kể lại được câu chuyện cổ tích 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo các phần của bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân 0.25 bài, kết bài. b) Xác định đúng đối tượng tự sự: 0.25 Xác định được nhân vật mà em hóa thân, sử dụng được ngôi kể thứ nhất. Từ đó, hóa thân thành nhân vật em chọn và kể lại truyện cổ tích. c) Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp 3.0 ứng được những ý cơ bản sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Biết hóa thân thành nhân vật mình chọn để kể lại truyện cổ tích. - Các sự việc chính trong truyện cổ tích: + Bắt đầu. + Diễn biến. + Kết thúc. - Cảm xúc và bài học rút ra khi hóa thân thành nhân vật và kể lại câu truyện. d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ; thể hiện tình cảm, suy nghĩ sâu sắc về câu truyện 0.25 cổ tích. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 * Lưu ý: Đối với học sinh khuyết tật nếu đảm bảo các phần của bài văn tự sự; Xác định được ngôi kể, đóng vai nhân vật kể lại được câu truyện cổ tích thì đạt điểm tối đa phần Viết. 6
  7. GV KIỂM TRA NGƯỜI RA ĐỀ TT CHUYÊN MÔN DUYỆT CỦA BGH Nguyễn Thị Kim Phụng Nguyễn Thị Tuyết Vương Thị Kim Dung 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2