Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tam Lộc, Phú Ninh
lượt xem 2
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tam Lộc, Phú Ninh" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tam Lộc, Phú Ninh
- KIỂM TRA CUỐI KÌ II VĂN 6 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 19 đến tuần 31) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận và trắc nghiệm. - Cách thức: Kiểm tra trên lớp III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ nhận thức Tổng Nội Kĩ TT dung/đơn vị Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao % năng kiến thức điểm TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Văn bản nghị hiểu luận 4 0 3 1 0 1 0 1 6 Tỉ lệ % điểm 20 15 10 10 5 60 2 Làm Viết bài văn văn trình bày ý kiến về một 0 1* 0 1,5* 0 1* 0 0,5* 4 hiện tượng mà em quan tâm Tỉ lệ % điểm 10 15 10 5 TTỉ lệ % 30% 40% 20% 10% 40 Tỉ lệ chung 70% 30% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Chươn Nội TT g/ dung/Đơn Mức độ đánh giá Chủ đề vị kiến
- thức 1. Đọc Văn bản Nhận biết: hiểu nghị luận - Nhận biết kiểu văn bản, được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. - Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận. - Nhận ra từ mượn. Thông hiểu: - Tóm tắt được các nội dung chính, thông điệp trong một văn bản nghị luận. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. - Xác định được nghĩa từ ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra được những bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ nội dung văn bản. - Thể hiện được sự đồng tình, không đồng tình, đồng tình một phần với những vấn đề được đặt ra trong văn bản. 2 Viết Trình bày Nhận biết: ý kiến về - Xác định được kiểu bài nghị luận trình bày ý kiến về một hiện một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm tượng - Xác định được bố cục bài văn, đặc điểm của thể loại văn bản. (vấn đề) Thông hiểu: mà em - Trình bày rõ ràng các khía cạnh của một bài văn Trình bày ý quan tâm. kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm. Vận dụng: - Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, để viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu bài học. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng ĐỀ KIỂM TRA I. Đọc – hiểu (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi. Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ.… Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.
- Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn. (Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn) Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Văn bản tự sự B. Văn bản thông tin C. Văn bản nghị luận D. Văn bản thuyết minh. Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung chính của văn bản là gì? A. Vai trò của sách trong cuộc sống. B. Phát động phong trào đọc sách trong xã hôị. C. Cách đọc sách hiệu quả nhất với mỗi người. D. Thực trạng của việc đọc sách trong giới trẻ hiện nay. Câu 3 (0,5 điểm). Câu nào nêu bằng chứng trong văn bản? A. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. B. Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. C. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. D. Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Câu 4 (0,5 điểm). Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt? A. Nhu cầu. B. Đề nghị. C. Công cuộc. D. Lâu dài. Câu 5 (0,5 điểm). Tác giả gửi gắm thông điệp gì qua văn bản trên? A. Phê phán việc đọc sách của thanh niên. B. Trân trọng sách, khẳng định lợi ích của việc đọc sách. C. Ca ngợi sách, văn học, nghệ thuật trong cuộc sống. D. Xem nhẹ lợi ích của việc đọc sách. Câu 6 (0,5 điểm). Dòng nào sau đây giải thích nghĩa cho từ “ trí tuệ ”? A. Khả năng suy nghĩ và hành động tốt, hiểu nhanh. B. Khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, có cái nhìn sâu sắc . C. Nhận thức lí tính đạt đến trình độ nhất định, tiếp thu nhanh . D. Nhận thức cảm tính đạt đến trình độ nhất định, có sự thấu hiểu và chia sẻ. Câu 7 (0,5 điểm). Trong văn bản, để phát triển phong trào đọc sách, tác giả đã đề nghị tổ chức thanh niên điều gì? A. Vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình, tặng sách cho các cá nhân để khuyến khích đọc sách. B. Cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. C. Vận động đọc sách trong thanh niên từng vùng miền và cả nước, thi đua đọc sách. D. Xây dựng các nhà sách tại trung tâm thương mại, nhà xuất bản bán sách với giá rẻ . Câu 8 (1,0 điểm). Trong văn bản, tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”, em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
- Câu 9 (1,0 điểm). Theo em “việc nhỏ” và “công cuộc lớn” được tác giả nhắc đến trong câu : “Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.” là gì? Câu 10 (0,5 điểm). Viết đoạn văn ngắn (khoảng 3, 4 câu) trình bày suy nghĩ về một bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trích. II. Làm văn (4,0 điểm). Tuổi học trò hồn nhiên trong sáng với màu áo trắng cắp sách tới trường nhưng hiện nay trong trường học vẫn đang diễn ra vấn đề đáng báo động đó là bắt nạt học đường. Hãy trình bày ý kiến của em về hiện tượng bắt nạt trong trường học hiện nay. ------------------------ Hết ------------------------- Đề B I. Đọc- hiểu (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi. Tri thức là vô hạn nên chẳng ai có thể biết được tất cả một cách toàn diện và chắc chắn cả. Vì vậy, hãy không ngừng tìm kiếm và học hỏi về những điều mình chưa biết. Cuộc sống luôn ẩn chứa những bài học mà chúng ta cần nắm bắt để trau dồi và hoàn thiện mình hơn… Kỷ lục thể thao vĩ đại nhất là kỷ lục chưa được tạo lập, do đó, hãy biết ước mơ làm nên những việc lớn. Hãy sống mỗi ngày như thế đó, đó là ngày cuối cùng ta được sống trên thế gian này. Khi từ giã cõi đời, con người ta thường không hối tiếc về những điều mà mình làm, mà lại tiếc nuối về những điều chưa làm được. Hãy sống sao cho khi mất đi, ta có thể mỉm cười mãn nguyện. Cuối cùng, tôi phải thú nhận rằng tôi chẳng hiểu mấy về những cấu trúc nguyên tử hình thành nên vật chất và con người. Điều tôi biết, chỉ đơn giản, kết quả của sự kết hợp tế bào, nhiễm sắc thể, gen di truyền… phức tạp ấy từng là con người rất khác nhau. Và rằng, sự có mặt của mỗi người chúng ta trên thế giới này đều có một ý nghĩa nhất định nào đó… Xuất phát của chúng ta về mặt sinh học có thể giống nhau, nhưng mỗi người có quyền và khả năng riêng để tạo sự khác biệt độc đáo cho mình. Đó sẽ là điều gì thì tùy vào chính bạn. (Trích “Hạt giống tâm hồn”, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tr.140, 141) Câu 1(0,5 điểm). Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Văn bản thông tin. B. Văn bản nghị luận. C. Văn bản tự sự. D. Văn bản miêu tả. Câu 2(0,5 điểm). Tìm trong đoạn trích lí do tác giả khuyên: “hãy không ngừng tìm kiếm và học hỏi về những điều mình chưa biết”? A. Tri thức là vô hạn nên chẳng ai có thể biết được tất cả một cách toàn diện và chắc chắn cả. B. Cuộc sống luôn ẩn chứa những bài học mà chúng ta cần nắm bắt để trau dồi và hoàn thiện mình hơn. C. Hãy sống sao cho khi mất đi, ta có thể mỉm cười mãn nguyện. D. Hãy sống mỗi ngày như thế đó, đó là ngày cuối cùng ta cùng được sống trên thế gian này.
- Câu 3(0,5 điểm). Trong câu “Hãy sống sao cho khi mất đi, ta có thể mỉm cười mãn nguyện” từ “mãn nguyện” là từ mượn của ngôn ngữ nào? A. Anh. B. Nga. C. Hán. D. Pháp. Câu 4(0,5 điểm). Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì? A. Ý thức chia sẻ, giúp đỡ mọi người. B. Ý thức học hỏi, vươn lên trong cuộc sống. C. Ý thức tham gia hoạt động tập thể. D. Ý thức làm những điều tốt đẹp. Câu 5(0,5 điểm). Dòng nào dưới đây không diễn tả đúng lí do tác giả cho rằng: “Cuộc sống luôn ẩn chứa những bài học mà chúng ta cần nắm bắt”? A.Vì cuộc sống luôn chứa đựng những điều kì diệu. B. Vì thực tế cuộc sống sẽ giúp chúng ta trải nghiệm và trưởng thành. C. Vì cuộc sống luôn thay đổi và phát triển. D. Vì các vấn đề trong cuộc sống là nhẹ nhàng và đơn giản. Câu 6(0,5 điểm). Từ “kỷ lục” trong câu “Kỷ lục thể thao vĩ đại nhất là kỷ lục chưa được tạo lập, do đó, hãy biết ước mơ làm nên những việc lớn.” có nghĩa là: A. mức thành tích cao nhất từ trước tới nay chưa ai đạt được. B. mức thành tích cao nhất trong một cuộc thi. C. mức thành tích nhiều người đạt được. D. kết quả làm hài lòng nhiều người. Câu 7(0,5 điểm). Thông điệp trong câu “Hãy sống mỗi ngày như thế đó, đó là ngày cuối cùng ta được sống trên thế gian này” là gì? A. Hãy luôn hưởng thụ cuộc sống mỗi ngày. B. Sống vui vẻ, thoải mái mỗi ngày. C. Hãy sống tích cực, cống hiến hết mình trong mỗi ngày. D. Hãy sống biết yêu thương và chia sẻ mỗi ngày. Câu 8 (1,0 điểm). Em hãy nêu nội dung của văn bản trên. Câu 9 (1,0 điểm). Em có đồng tình với ý kiến sau: “mỗi người có quyền và khả năng riêng để tạo sự khác biệt độc đáo cho mình” không? Vì sao? Câu 10 (0,5 điểm). Viết đoạn văn ngắn (khoảng 3, 4 câu) trình bày suy nghĩ về bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trích. II. Làm văn (4,0 điểm) Nói chuyện riêng trong giờ học là một thói quen xấu mà hiện nay vẫn xuất hiện trong các lớp học. Trình bày ý kiến của em về hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học. HƯỚNG DẪN CHẤM
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ A 1.Trắc nghiệm khách quan: Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Đ/A C B A D B B B 2.Trắc nghiệm tự luận: Câu 8 (1 điểm) Học sinh bày tỏ ý kiến của bản thân về vấn đề: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa” Có thể đồng tình vì: + Không đọc sách là không có nhu cầu hiểu biết, mở mang kiến thức + Đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Câu 9 (1 điểm) - “Việc nhỏ”: + Vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. + Mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách, đến mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách - “Công cuộc lớn”: Đọc sách trở thành ý thức thành nhu cầu của mỗi người, mỗi gia đình, việc đọc sách trở thành văn hóa của đất nước. Mức 1 Mức 2 Mức 4 Mức 4 Mức 5 (1,0đ) (0,75 đ) (0,5 đ) (0,25 đ) (0,0đ) -HS nêu được -HS nêu được đầy -HS nêu được một -HS nêu được một Trả lời đầy đủ các ý như đủ các ý như trên; trong hai ý trên, trong hai ý trên, không trên; diễn đạt rõ diễn đạt chưa rõ diễn đạt rõ ràng diễn đạt chưa rõ đúng hoặc ràng mạch lạc. ràng mạch lạc. mạch lạc. ràng mạch lạc. không trả lời. *HS có thể diễn đạt cách khác, miễn sao thể hiện được các ý trên. Câu 10: (0,5 điểm) - Học sinh có thể nêu những việc làm khác nhau, song cần phù hợp với nội dung văn bản, đảm bảo chuẩn mực đạo đức, pháp luật như: đọc sách để có tri thức hiểu biết cho bản thân…. Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 (0,75 đ) (0,5 đ) (0,25 đ) (0,0đ) -HS nêu được những việc -HS nêu được những - HS nêu được Trả lời không phù làm chân thành, phù hợp; việc làm chân thành, việc làm phù hợp hoặc không diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. phù hợp; diễn đạt hợp, diễn đạt trả lời. tương đối rõ ràng, chưa rõ ràng, mạch lạc. chưa mạch lạc. Phần II: LÀM VĂN (4.0 điểm) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI:
- Tiêu chí Điểm Cấu trúc bài văn 0.5 Nội dung 2.5 Trình bày, diễn đạt 0.5 Sáng tạo 0.5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1.Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài viết đủ 3 phần: Phần mở bài, thân bài, kết bài; 1 a. Mở bài phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn Giới thiệu và dẫn dắt liên kết chặt chẽ với nhau. vào vấn đề cần nghị luận: hiện bắt nạtcủa 0.25 Bài viết đủ 3 phần nhưng thân bài chỉ có một đoạn học sinh hiện nay. 2. Thân bài 0.0 Chưa tổ chức bài văn gồm 3 phần (thiếu phần mở - Thực trạng bài hoặc kết bài, hoặc cả bài viết là một đọan văn. - Nguyên nhân. - Hậu quả - Giải pháp 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận, tình trạng đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân. 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.0-2.5 *Triển khai vấn đề: - a. Thực trạng Ở trong trường học, hiện tượng các em học sinh chửi bới, lặng mạ, sỉ nhục bạn bè hiện nay khá phổ biến, đánh nhau giữa học sinh cũng không phải khó gặp, thậm chí có nhiều trường hợp công an phải vào cuộc. Tình trạng bắt nạt học đường không chỉ xảy ra giữa các bạn nam mà hiện nay còn xảy ra ở các bạn nữ. b. Nguyên nhân Chủ quan: do ý thức của các bạn học sinh còn kém, muốn thể hiện bản thân mình hơn người nên dùng bạo lực và ngôn ngữ không đứng đắn để chứng minh. Khách quan: do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc. c. Hậu quả Hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo lực; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung.
- Gây ra những hình ảnh xấu cho học sinh, nhà trường và gia đình. Vấn đề bắt nạt học đường sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu. d. Giải pháp Mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn, sống chan hòa với mọi người, hướng đến những điều tốt đẹp, không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Gia đình cần quan tâm đến con em của mình nhiều hơn, giáo dục về ý thức, tư duy cho các em. Nhà trường cần có những biện pháp nghiêm khắc để xử lí những hành vi bạo lực học đường để răn đe và không cho các em tái phạm. 1.0- 1.75 - HS nêu được các yêu cầu nhưng còn đôi chỗ chưa rõ ràng. 0,25- - HS nêu được nhưng còn chung chung. 0,75 0.0 - Bài làm quá sơ sài hoặc không làm bài. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa. 0,25 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 0.0 - Mắc quá nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Vốn từ quá nghèo nàn. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 - Có sáng tạo trong cách thể hiện và diễn đạt suy nghĩ, quan điểm. 0.25 - Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 - Chưa có sáng tạo. ĐỀ B 1. Trắc nghiệm khách quan: Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Đ/A B A C B D A C 2. Trắc nghiệm tự luận: Câu 8 (1 điểm): Nội dung văn bản: MỗI người đều có giá trị trong cuộc sống, nhận thấy những giá trị và luôn học tập, vươn lên để phát huy những khả năng của bản thân. Câu 9 (1 điểm) Học sinh bày tỏ ý kiến của bản thân về vấn đề. Có thể đồng tình vì: Mỗi người sinh ra đều có những điểm mạnh, sở thích và cá tính khác nhau, không ai giống ai cả. Vì thế, hãy tự tin khẳng định giá trị của bản thân.
- Mức 1 Mức 2 Mức 4 Mức 4 Mức 5 (1,0đ) (0,75 đ) (0,5 đ) (0,25 đ) (0,0đ) -HS nêu được -HS nêu được đầy -HS nêu được một -HS nêu được một Trả lời đầy đủ các ý như đủ các ý như trên; trong hai ý trên, trong hai ý trên, không trên; diễn đạt rõ diễn đạt chưa rõ diễn đạt rõ ràng diễn đạt chưa rõ đúng hoặc ràng mạch lạc. ràng mạch lạc. mạch lạc. ràng mạch lạc. không trả lời. *HS có thể diễn đạt cách khác, miễn sao thể hiện được các ý trên. Câu 10: (0,5 điểm) - Học sinh có thể nêu những việc làm khác nhau, song cần phù hợp với nội dung văn bản, đảm bảo chuẩn mực đạo đức, pháp luật: như cuộc sống có vô vàn những điều thú vị chờ bạn khám phá, hãy sống với một trái tim nhiệt thành, chăm chỉ nỗ lực để sau này không hối tiếc vì những ngày đã qua. Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 (0,75 đ) (0,5 đ) (0,25 đ) (0,0đ) -HS nêu được những việc -HS nêu được những - HS nêu được Trả lời không phù làm chân thành, phù hợp; việc làm chân thành, việc làm phù hợp hoặc không diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. phù hợp; diễn đạt hợp, diễn đạt trả lời. tương đối rõ ràng, chưa rõ ràng, mạch lạc. chưa mạch lạc. Phần II: LÀM VĂN (4.0 điểm) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI: Tiêu chí Điểm Cấu trúc bài văn 0.5 Nội dung 2.5 Trình bày, diễn đạt 0.5 Sáng tạo 0.5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1.Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài viết đủ 3 phần: Phần mở bài, thân bài, kết bài; 1. Mở bài phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn Giới thiệu và dẫn dắt liên kết chặt chẽ với nhau. vào vấn đề cần nghị luận: hiện tượng nói 0.25 Bài viết đủ 3 phần nhưng thân bài chỉ có một đoạn chuyện riêng trong giờ
- 0.0 Chưa tổ chức bài văn gồm 3 phần (thiếu phần mở học của học sinh hiện bài hoặc kết bài, hoặc cả bài viết là một đọan văn. nay. 2. Thân bài - Thực trạng - Nguyên nhân. - Hậu quả - Giải pháp 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận: tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân. 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.0-2.5 *Triển khai vấn đề: a. Thực trạng Trong các lớp học, giờ học không khó để bắt gặp những em học sinh nói chuyện, cười đùa, không tập trung vào bài giảng. Có nhiều kiểu nói chuyện riêng trong giờ học: b. Nguyên nhân Nguyên nhân của tình trạng này đầu tiên phải kể đến là do ý thức của các bạn học sinh Nguyên nhân khách quan: do các bạn chưa được dạy bảo đến nơi đến chốn, do sự quản lí lỏng lẻo của thầy cô, nhà trường. c. Hậu quả Gây mất trật tự lớp học, Tạo thói quen xấu cho chính người hay nói chuyện, Ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng của các thầy cô… d. Giải pháp Mỗi người cần có ý thức tự giác của bản thân, Nhà trường và các thầy cô giáo cần có những biện pháp nghiêm minh để xử lí những tình trạng vi phạm, nói chuyện riêng trong giờ học. Gia đình, cha mẹ cần dạy dỗ, quan tâm đến con em mình nhiều hơn, rèn luyện cho con em mình nâng cao ý thức tự giác. 1.0- 1.75 - HS nêu được các yêu cầu nhưng còn đôi chỗ chưa rõ ràng. 0,25- - HS nêu được nhưng còn chung chung. 0,75 0.0 - Bài làm quá sơ sài hoặc không làm bài.
- 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa. 0,25 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 0.0 - Mắc quá nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Vốn từ quá nghèo nàn. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 - Có sáng tạo trong cách thể hiện và diễn đạt suy nghĩ, quan điểm. 0.25 - Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 - Chưa có sáng tạo. VI. KIỂM TRA: Đã kiểm tra
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 301 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 510 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 331 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 693 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p | 74 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p | 92 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân
6 p | 65 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 89 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 133 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn