intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ Văn 6 ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 1 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 26/04/2024 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: [1] Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn! [2] Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn. Con người có thể cho bạn sự trọng vọng hay khinh rẻ, bạn có thể lựa chọn đón nhận hay phớt lờ. Số phận ban cho cỏ dại sự chà đạp, xa lánh của con người, tuy nhiên, số phận cũng để cho cỏ dại lựa chọn nở hoa hay héo úa. Và bạn đã biết, cỏ dại lựa chọn điều gì. Bạn luôn có quyền lựa chọn thái độ sống cho mình, chỉ là đôi khi, bạn lười biếng lựa chọn và để cho số phận kéo đi. (Đến cỏ dại còn đàng hoàng mà sống, Phạm Sỹ Thanh, NXB Thế giới, 2019) Câu 1. Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Văn bản nghị luận C. Văn bản tự sự B. Văn bản thông tin D. Văn bản biểu cảm Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 3. Đoạn trích trên có đặc điểm nào nổi bật nhất về kiểu văn bản? A. Có hình ảnh sinh động C. Có từ ngữ giàu cảm xúc B. Có lí lẽ thuyết phục D. Có nhân vật cụ thể Câu 4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn.” là A. ẩn dụ. B. hoán dụ C. nhân hóa. D. so sánh. Câu 5. Trạng ngữ “chỉ là đôi khi” trong câu “Bạn luôn có quyền lựa chọn thái độ sống cho mình, chỉ là đôi khi, bạn lười biếng lựa chọn và để cho số phận kéo đi.” có ý nghĩa chỉ A. nguyên nhân. B. địa điểm. C. mục đích. D. thời gian. Câu 6. Từ “trọng vọng” trong đoạn trích có nghĩa là gì? A. Tôn trọng B. Khinh rẻ C. Quý mến D. Yêu thương. Câu 7. Nội dung của đoạn [1] là A. cuộc sống của mỗi người luôn phụ thuộc vào người khác. B. mỗi người có quyền lựa chọn cuộc sống có ý nghĩa cho mình. C. cuộc sống của mỗi người cần có sự giúp đỡ vô điều kiện. D. cuộc sống của mỗi người là do số phận quyết định tất cả. Câu 8. Chủ đề của đoạn trích trên là A. quyền được vui chơi giải trí của con người.
  2. B. quyền được yêu thương, chăm sóc của con người. C. quyền được lựa chọn thái độ sống của mỗi người. D. quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm của con người. Câu 9. Em có đồng tình với ý kiến “Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!” không? Vì sao? Câu 10. Nêu 2 bài học em rút ra được cho bản thân từ đoạn trích trên. PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Đóng vai một nhân vật kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích.
  3. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH Năm học 2023 – 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 1 Câu Nội dung PHẤN I. ĐỌC HIỂ 1 A 2 C 3 B
  4. 4 A 5 D 6 A 7 B 8 C - Học sinh nêu được quan điểm riêng của bản thân: đồng tình/không đồng tình/đồng tình một 9 phần. - Học sinh lí giải phù hợp. Gợi ý câu trả lời: Đồng tình Không đồng tình Trong cuộc đời, có Họ bắt buộc phải sống nhiều hoàn cảnh sống theo hoàn cảnh và số khác nhau, có người phận đó, họ không có suy nghĩ tích cực, sống sự lựa chọn nào khác tốt thì cuộc sống trở nên tươi sáng.
  5. Học sinh nêu được cụ thể 2 bài học rút ra từ 10 đoạn trích: - Có thái độ sống tích cực, lạc quan. - Cần có ý thức vươn lên trong cuộc sống, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn… PHẦN II. VIẾT (4 đ a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự b. Xác định đúng yêu cầu của đề c. Kể lại truyện cổ tích bằng lời một nhân vật HS có thể triển khai mạch bài nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở đoạn: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể. * Thân đoạn: Kể lại diễn biến câu chuyện: - Xuất thân của các nhân vật. - Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện. - Diễn biến chính: + Sự việc 1 + Sự việc 2 + Sự việc 3… * Kết đoạn: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
  6. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng. Ban Giám hiệu Nguyễn Thị Sơn Hường
  7. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ Văn 6 ĐỀ DỰ PHÒNG Thời gian: 90 phút Ngày thi: .../.../2024 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Chiếc smartphone (điện thoại thông minh) đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online (truy cập), thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like (thích), chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend (bạn bè) dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed (dòng thời gian) để hòng tìm một status (trạng thái) bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng. (Bức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang, NXB Hội Nhà văn, 2016) Câu 1. Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Văn bản tự sự C. Văn bản nghị luận B. Văn bản thông tin D. Văn bản biểu cảm Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 3. Đoạn trích trên có đặc điểm nào nổi bật nhất về kiểu văn bản? A. Có hình ảnh sinh động C. Có từ ngữ giàu cảm xúc B. Có lí lẽ thuyết phục D. Có nhân vật cụ thể Câu 4. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Chiếc smartphone (điện thoại thông minh) đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn.” A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nhân hóa. D. So sánh. Câu 5: Trạng ngữ “Đêm khuya” trong câu “Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.” có ý nghĩa chỉ A. thời gian. B. địa điểm. C. mục đích. D. cách thức. Câu 6. Từ “cụt lủn” trong câu “Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã.” có nghĩa là
  8. A. quá ngắn đến mức không bình thường. B. quá ngắn, quá ít so với yêu cầu cần có. C. quá ngắn, trông giống như bị hụt đi. D. ngắn, cụt đến mức thiếu hẳn đi. Câu 7. Nội dung của đoạn trích trên là A. bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần của con người. B. bàn về những trải nghiệm thú vị của con người khi tiếp xúc với mạng xã hội. C. bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống vật chất của con người. D. bàn về những trải nghiệm buồn của con người khi tiếp xúc với mạng xã hội. Câu 8. Chủ đề của đoạn trích trên là A. vai trò của giao tiếp trong cuộc sống. B. cách sử dụng smartphone và mạng xã hội một cách lành mạnh, hiệu quả. C. mặt trái của việc sử dụng smartphone và mạng xã hội. D. tầm quan trọng của việc kết nối với thiên nhiên. Câu 9. Em có đồng tình với ý kiến: “Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn.” không? Vì sao? Câu 10. Hãy rút ra 2 bài học mà em tâm đắc sau khi đọc đoạn trích trên. PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Đóng vai một nhân vật kể lại một truyện truyền thuyết mà em yêu thích.
  9. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH Năm học 2023 – 2024 ĐỀ DỰ PHÒNG Câu Nội dung PHẤN I. ĐỌC HIỂU 1 C 2 D 3 B
  10. 4 A 5 A 6 D 7 A 8 C - Học sinh nêu được quan điểm riêng của bản thân: đồng tình/không đồng tình/đồng tình một 9 phần. - Học sinh lí giải phù hợp. Gợi ý câu trả lời: Đồng tình Không đồng tình Smartphone cung cấp Smartphone khiến nhiều hình thức giải trí người dùng dành quá đa dạng; giúp kết nối nhiều thời gian cho nó; với bạn bè, gia đình và ảnh hưởng đến sức cộng đồng; mở rộng khỏe như: mỏi mắt, rối kiến thức và học hỏi loạn giấc ngủ; làm những điều mới thông giảm khả năng giao qua các ứng dụng. tiếp và tương tác trực tiếp với người khác.
  11. Học sinh nêu được cụ thể 2 bài học rút ra từ 10 đoạn trích: - Càng dành nhiều thời gian cho mạng xã hội, chúng ta càng có xu hướng đánh mất khả năng giao tiếp và tương tác trực tiếp với người khác. - Mạng xã hội cung cấp nhiều cách để kết nối với mọi người. PHẦN II. VIẾT (4 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự b. Xác định đúng yêu cầu của đề c. Kể lại truyện truyền thuyết bằng lời một nhân vật HS có thể triển khai mạch bài nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở đoạn: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể. * Thân đoạn: Kể lại diễn biến câu chuyện: - Xuất thân của các nhân vật. - Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện. - Diễn biến chính: + Sự việc 1 + Sự việc 2 + Sự việc 3… * Kết đoạn: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
  12. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng. Ban Giám hiệu Nguyễn Thị Sơn Hường TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ Văn 6 ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 2 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 26/04/2024
  13. PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (6 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Tri thức là vô hạn nên chẳng ai có thể biết được tất cả một cách toàn diện và chắc chắn cả. Vì vậy, hãy không ngừng tìm kiếm và học hỏi về những điều mình chưa biết. Cuộc sống luôn ẩn chứa những bài học mà chúng ta cần nắm bắt để trau dồi và hoàn thiện mình hơn. Bức tranh đẹp nhất luôn là tác phẩm mà chưa người hoạ sĩ nào hoàn thành. Vì vậy, hãy cứ mạnh dạn vẽ nên bức tranh ấy. Kỷ lục thể thao vĩ đại nhất là kỷ lục chưa được tạo lập, do đó, hãy biết ước mơ làm nên những việc lớn. Hãy sống mỗi ngày như thế đó, đó là ngày cuối cùng ta được sống trên thế gian này. Khi từ giã cõi đời, con người ta thường không hối tiếc về những điều mà mình làm, mà lại tiếc nuối về những điều chưa làm được. Hãy sống sao cho khi mất đi, ta có thể mỉm cười mãn nguyện. Cuối cùng, tôi phải thú nhận rằng tôi chẳng hiểu mấy về những cấu trúc nguyên tử hình thành nên vật chất và con người. Điều tôi biết, chỉ đơn giản, kết quả của sự kết hợp tế bào, nhiễm sắc thể, gen di truyền… phức tạp ấy từng là con người rất khác nhau. Và rằng, sự có mặt của mỗi người chúng ta trên thế giới này đều có một ý nghĩa nhất định nào đó. Một khi thời gian sống của ta không còn nữa, chẳng ai khác có thể lấp được khoảng trống mỗi chúng ta để lại phía sau mình. Xuất phát của chúng ta về mặt sinh học có thể giống nhau, nhưng mỗi người có quyền và khả năng riêng để tạo sự khác biệt độc đáo cho mình. Đó sẽ là điều gì thì tùy vào chính bạn. (Trích “Hạt giống tâm hồn”, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tr.140,141) Câu 1. Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Văn bản tự sự C. Văn bản nghị luận B. Văn bản thông tin D. Văn bản biểu cảm Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 3. Đoạn trích trên có đặc điểm nào nổi bật nhất về kiểu văn bản? A. Có hình ảnh sinh động C. Có từ ngữ giàu cảm xúc B. Có lí lẽ thuyết phục D. Có nhân vật cụ thể Câu 4. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Bức tranh đẹp nhất luôn là tác phẩm mà chưa người hoạ sĩ nào hoàn thành.” A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nhân hóa. D. So sánh. Câu 5: Trạng ngữ trong câu “Khi từ giã cõi đời, con người ta thường không hối tiếc về những điều mà mình làm, mà lại tiếc nuối về những điều chưa làm được.” có ý nghĩa chỉ A. thời gian. B. địa điểm. C. mục đích. D. cách thức. Câu 6. Từ “kỷ lục” trong câu “Kỷ lục thể thao vĩ đại nhất là kỷ lục chưa được tạo lập, do đó, hãy biết ước mơ làm nên những việc lớn.” có nghĩa là A. mức thành tích cao nhất từ trước tới nay chưa ai đạt được. B. mức thành tích cao nhất trong một cuộc thi. C. mức thành tích nhiều người đạt được. D. kết quả làm hài lòng nhiều người. Câu 7. Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì?
  14. A. Ý thức chia sẻ, giúp đỡ mọi người. C. Ý thức học hỏi, vươn lên trong cuộc sống. B. Ý thức tham gia hoạt động tập thể. D. Ý thức làm những điều tốt đẹp. Câu 8. Chủ đề của đoạn trích trên là A. tầm quan trọng của việc không ngừng học hỏi. B. giá trị của một cuộc đời ý nghĩa. C. khả năng tạo ra sự khác biệt của mỗi người. D. sống một cuộc đời trọn vẹn và ý nghĩa. Câu 9. Em có đồng tình với ý kiến: “Mỗi người có quyền và khả năng riêng để tạo sự khác biệt độc đáo cho mình.” không? Vì sao? Câu 10. Nêu 2 bài học em rút ra được cho bản thân từ đoạn trích trên. PHẦN II. VIẾT (4 điểm) Đóng vai một nhân vật kể lại một truyện truyền thuyết mà em yêu thích.
  15. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH Năm học 2023 – 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 2 Câu Nội dung PHẤN I. ĐỌC HIỂ 1 C 2 D 3 B 4 A
  16. 5 A 6 A 7 C 8 D - Học sinh nêu được quan điểm riêng của bản thân: đồng tình/không đồng tình/đồng tình một 9 phần. - Học sinh lí giải phù hợp. Gợi ý câu trả lời: Đồng tình Không đồng tình Mỗi người là một cá Cơ hội phát triển và thể độc lập, chúng ta khả năng thể hiện bản có những đặc điểm thân, tạo ra sự độc đáo riêng về ngoại hình, riêng của mỗi người có tính cách, tài năng, sở thể bị ảnh hưởng bởi thích,…những điều môi trường sống và này tạo nên sự khác điều kiện kinh tế xã hội biệt, độc đáo cho mỗi nơi họ sinh sống hay người…; mỗi người có do nền tảng giáo dục quyền lựa chọn học và văn hóa mà mỗi tập, công việc, sở người tiếp nhận. thích,… phù hợp với bản thân, những điều này sẽ tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống của mỗi người.
  17. Học sinh nêu được cụ thể 2 bài học rút ra từ 10 đoạn trích: - Chúng ta cần học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng để phát triển bản thân và tạo ra những giá trị riêng. - Chúng ta nên tôn trọng sự khác biệt của mỗi người. PHẦN II. VIẾT ( a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự b. Xác định đúng yêu cầu của đề c. Kể lại truyện truyền thuyết bằng lời một nhân vật HS có thể triển khai mạch bài nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở đoạn: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể. * Thân đoạn: Kể lại diễn biến câu chuyện: - Xuất thân của các nhân vật. - Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện. - Diễn biến chính: + Sự việc 1 + Sự việc 2 + Sự việc 3… * Kết đoạn: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.
  18. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc 0 đáo, có suy nghĩ riêng. Ban Giám hiệu Nguyễn Thị Sơn Hường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1