intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Châu Đức

Chia sẻ: Wang Li< >nkai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

27
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Châu Đức" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Châu Đức

  1. UBND HUYỆN  CHÂU ĐỨC CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ BỘ MÔN NGỮ VĂN Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc                 Châu Đức, ngày 26 tháng 4 năm 2021 MA TRẬN NGỮ VĂN 7­ HỌC KÌ II  NĂM HỌC: 2020­2021                  Mức độ  Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cộng Tên Vận dụng  Vận dụng cao chủ đề 1/ Phần Đọc – Hiểu ­ Nhận biết  Hiểu   về   nội  ­ Tinh thần yêu nước của  được tên tác giả  dung   và   nghệ  nhân dân ta của các tác  thuật; ý nghĩa tư  ­ Đức tính giản dị của Bác  phẩm. tưởng     của   các  Hồ. ­ Phương thức  văn bản đã học. ­  Ý nghĩa văn chương. biểu đạt  ­ Nêu được khái  Qua văn  ­  Thêm trạng ngữ cho  niệm, đặc điểm  bản, em rút  câu, về các loại câu ,  ra bài học  ­  Câu rút gọn, công   dụng   của  gì cho bản  ­  Câu đăc biệt.   trạng ngữ, chỉ ra  thân trong  ­  Câu chủ động, câu bị  được  biện pháp  thực tiễn. động; tu từ liệt kê. ­ Liệt kê Tác   dụng   của  biện  pháp  tu  từ  liệt kê.  Số câu  Số câu: 1 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 0 Số câu:4 Số điểm Số điểm: 1 Số điểm:2 Số điểm:1 Số điểm:0 4 điểm   Tỷ lệ % Tỉ lệ 10% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 0% =40% 2/ TẠO LẬP VĂN BẢN Biết cách viết   Văn nghị luận: bài văn nghị  ­ Hiểu biết chung về  văn  luận Chứng  nghị luận.  minh, giải  ­   Biết   cách   làm   một   bài  thích về:  vấn  văn nghị luận chứng minh,  đề XH hay về  giải  thích: một vấn đề  văn học Số câu  Số câu: 0 Số câu: 0 Số câu: 0 Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm:0 Số điểm:0 Số điểm:0 Số điểm: 6 6điểm   Tỷ lệ % Tỉ lệ: 0% Tỉ lệ: 0% Tỉ lệ: 0% Tỉ lệ 60% =60% Tổng số câu  Số câu 1  Số câu 2 Số câu 1  Số câu 1 Số câu 5 Tổng số điểm Số điểm 1  Số điểm 2 Số điểm 1  Số điểm 6 Số điểm  10 Tỷ lệ %   10% 20 % 10% 60%
  2. 100% ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II  MÔN NGỮ VĂN 7  NĂM HỌC: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể phát đề) I/ Phần đọc ­ hiểu: (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.   “Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay  trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.  Rất lạ lùng và rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở nhiều  nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một  người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch,  tuyệt đẹp.” Câu 1: (1,0 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định phương  thức biểu đạt chính? Câu 2: (1,0 điểm) Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản em vừa tìm được.  Câu 3: (1,0 điểm) Qua văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc  sống?  Câu 4: (1,0 điểm) Chỉ ra phép liệt kê và nêu tác dụng của phép liệt kê được sử dụng trong  câu văn sau: Rất lạ lùng và rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở nhiều  nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một  người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch,  tuyệt đẹp. II/ Phần tạo lập văn bản:(6,0 điểm)  Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ  kẻ trồng cây”.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM  KIỂM TRA HỌC KỲ II  MÔN NGỮ VĂN 7  NĂM HỌC: 2020 – 2021 I. HƯỚNG DẪN CHUNG ­ GV vận dụng hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy  móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm  thể hiện rõ sự sáng tạo của học sinh. ­ GV cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài,  không đếm ý cho điểm, đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và  kỹ năng. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ      CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. Phần  Câu 1: (1,0 điểm) đọc­ ­ Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” 0,25 hiểu văn  ­ Tác giả là Phạm Văn Đồng. 0,25 bản: ­ Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5 (4.0  Câu 2: (1,0 điểm) điểm) Học sinh nêu được những ý chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản: giản dị là một đức tính nổi bật của Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với  mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh  1,0 thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Bài văn vừa có những chứng cứ  cụ thể  và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành. Câu 3/ (1,0 điểm) 1,0 Hs tự liên hệ rút ra bài học cho bản thân từ đức tính giản dị của Bác: Ăn mặc giản dị,  không đua đòi; biết tiết kiệm; nói năng lễ phép, dễ nghe, dễ hiểu … Câu 4/ (1,0 điểm) 0,5 ­ Phép liệt kê: tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch,  tuyệt đẹp. 0,5 ­ Tác dụng: Tác giả nhằm nhấn mạnh và ca ngợi những phẩm chất hết sức cao 
  4. đẹp của Bác Hồ. II. Phần  YÊU CẦU: tạo lập  1. Hình thức, kĩ năng:  văn bản: ­ Làm đúng kiểu bài: Văn lập luận chứng minh (6,0  ­ HS viết bài văn đủ 3 phần (MB, TB, KB), biết chia các đoạ   n cân đối giữa các  điểm) phần các khâu, các ý trong thân bài được sắp xếp hợp lí.  ­ Trình bày bài khoa học, hạn chế tối đa lỗi chính tả, lỗi diễn đạt câu. Lời văn  mạch lạc, giàu cảm xúc. 2. Về nội dung: học sinh viết bài văn theo bố cục sau: a. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề để đưa luận điểm cần chứng minh: Khuyên dạy con  người phải luôn ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn,  người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống. Đó chính là đạo lý ơn  nghĩa tốt đẹp; trích dẫn câu tục ngữ vào. b.Thân bài: Chứng minh câu tục ngữ với các vấn đề sau: ­ Giải thích nghĩa câu tục ngữ:   ­ Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây  cho ta trái ngon, quả ngọt.  ­ Nghĩa bóng: phải luôn ghi nhớ  và biết ơn những người đã giúp đỡ  ta trong lúc  khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống . Đó chính là  đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp. ­ Chứng minh ý nghĩa của câu tục ngữ: Gợi ý các dẫn chứng; + Nhớ   ơn các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ  nước (Ngày Giỗ  Tổ  Hùng  Vương) + Nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ hy sinh vì nước (Ngày 27/7­ Thương binh liệt sĩ) + Nhớ ơn tổ tiên, ông bà. + Nhớ ơn cha mẹ đã sinh và dạy dỗ ta nên người. + Nhớ ơn thầy cô giáo (Ngày 20/11) + Nhớ ơn đội ngũ y, bác sĩ chữa bệnh cứu người . (Ngày Thầy thuốc 27/2) … 3/Kết bài:  ­ Nhấn mạnh ý nghĩa, giá trị câu tục ngữ trong đời sống thực tế ngày nay. ­ Liên hệ bản thân: cần có lòng biết ơn, luôn sống theo đạo lí tốt đẹp; giữ gìn và  phát huy.  Lưu ý: Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đúng kiểu  bài mà đề bài yêu cầu, bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng đầy đủ,  thuyết phục, đảm bảo nội dung cơ bản. Biểu điểm: ­ Điểm 6: đảm bảo các yêu cầu trên.
  5. ­ Điểm 5: đảm bảo phần lớn các yêu cầu trên. ­ Điểm 4: đảm bảo các yêu cầu về kiến thức. Lập luận khá chặt chẽ, biết đưa  dẫn chứng vào để chứng minh nhưng còn thiếu hoặc hạn chế; ít mắc lỗi chính  tả, dùng từ ngữ diễn đạt khá lưu loát. ­ Điểm 3: đảm bảo được cơ bản các yêu cầu về kiến thức. Làm đúng kiểu bài  chứng minh, biết đưa dẫn chứng vào để chứng minh nhưng còn thiếu nhiều; ít  mắc lỗi chính tả, tuy nhiên diễn đạt chưa thật lưu loát, chưa có phần chuyển ý  giữa các phần. ­ Điểm 2: bài viết sơ sài, nội dung kiến thức còn lan man. Lập luận chưa được  phù hợp, chưa đưa được dẫn chứng để chứng minh. Mắc khá nhiều lỗi chính tả. ­ Điểm 1: bài viết sơ sài, chưa có bố cục rõ ràng; viết sai kiểu bài, hạn chế về  diễn đạt, dùng từ … ­ Điểm 0: không đạt yêu cầu nào về các biểu điểm trên hoặc bài viết để giấy  trắng. * Lưu ý: giáo viên trong quá trình chấm bài cần trân trọng sự sáng tạo và  suy nghĩ của học sinh. ______ ______ HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0