intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Long Tuyền, Bình Thủy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Long Tuyền, Bình Thủy’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Long Tuyền, Bình Thủy

  1. UBND QUẬN BÌNH THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS LONG TUYỀN NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Kiểm tra để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 7 (từ tuần 19 đến hết tuần 33 học kì II) theo ba nội dung Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn nhằm mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu, vận dụng tư duy sáng tạo và tạo lập văn bản của học sinh. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Tự luận - Học sinh làm bài trong thời gian 90 phút III. THIẾTLẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp Vận dụng Cộng độ thấp cấp độ cao Chủ đề I. ĐỌC HIỂU - Xác định - Tác dụng của - Đức tính giản dị phương thức biện pháp tu từ. của Bác Hồ. biểu đạt - Nội dung - Liệt kê. chính. chính của đoạn - Dấu chấm lửng. - Xác định văn. được biện - Công dụng pháp tu từ, của dấu chấm lửng. Số câu: 2 2 4 Số điểm: 1,0 điểm 2,0điểm 3,0 điểm Tỉ lệ: 10% 20% 30% II. LÀM VĂN Vận dụng kiến Biết vận dụng - Viết đoạn văn. thức, kĩ năng để kiến thức, kĩ - Viết bài văn viết đoạn văn. năng viết bài nghị luận. văn lập luận giải thích. Số câu: 1 1 2 Số điểm: 2,0 điểm 5,0 điểm 7,0 điểm Tỉ lệ: 20% 50% 70%
  2. Tổng số câu: 2 2 1 1 6 Tổng số điểm: 1,0điểm 2,0điểm 2,0 điểm 5,0 điểm 10 điểm Tỉ lệ: 10% 20% 20 % 50% 100% UBND QUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II BÌNH THỦY NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 7 THCS LONG Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) TUYỀN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi! (TríchĐức tính giản dị của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng, Ngữ văn 7, Tập hai, NXB Giáo dục năm 2017, trang 53) Câu 1.(0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn. Câu 2.(1,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn. Câu 3. (1,0 điểm)Xác định và nêu tác dụng một biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên. Câu 4. (0,5 điểm)Nêu công dụng của dấu chấm lửng có trong câu văn sau: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn,... II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5-7 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của đức tính giản dị trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm)Nhân dân ta từ xưa đến nay vốn có truyền thống về lòng nhân ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Em hãy giải thích truyền thống đó qua câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”. --- HẾT ---
  3. UBND QUẬN BÌNH THỦY HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS LONG TUYỀN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN-KHỐI 7 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, giám khảo vẫn cho đủ điểm. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài đạt được vẫn giữ nguyên, không thực hiện việc làm tròn số. B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. ĐỌC HIỂU (3,0 Điểm điểm) Câu Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: 3.0đ 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5đ 2 Nội dung chính: Chứng minh tính giản dị của Bác Hồ thể 1,0đ hiện trong sinh hoạt, trong tác phong làm việc và trong quan hệ với mọi người... 3 - Biện pháp tu từ: Liệt kê “việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...” - Tác dụng: + Liệt kê hàng loạt những việc làm của Bác. + Làm nổi bật tình cảm và sự quan tâm của Bác đối với mọi 1.0đ người xung quanh. 4 Công dụng của dấu chấm lửng: tỏ ý còn nhiều sự việc 0,5đ tương tự chưa liệt kê hết. II. LÀM VĂN (7,0 7.0 đ điểm) Câu 1 Từ nội dung bài dịch thơ ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một 2.0 đ đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) trình bày ý nghĩa của đức tính
  4. giản dị trong đời sống. a. Thí sinh trình bày đoạn văn theo qui định: Đảm bảo câu 0.25đ mở đoạn, các câu phát triển đoạn và câu kết đoạn b. Xác định đúng vấn đề:Ý nghĩa của đưc tính giản dị 0.25đ c. Nội dung: (một số gợi ý như sau) - Ý nghĩa: Giúp cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn, người có tính giản dị sẽ 1.0đ được người khác yêu mến, cảm thông, thể hiện mình là người có văn hóa, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp; - Phản đề: Phê phán những người sống xa hoa, lãng phí, phô trương, đua đòi, chạy theo nhu cầu vật chất. - Rút ra bài học: Giản dị là một lối sống đẹp, mỗi người chúng ta cần học tập cách sống đơn giản, cởi mở,chân thành. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo đúng chính tả, ngữ 0.25đ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc của 0.25đ vấn đề trên Câu 2 Em hãy viết bài văn lập luận giải thích 5.0 đ a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Thí sinh trình bày bài văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai 0.25đ được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:câu tục ngữ 0.25đ “Thương người như thể thương thân” c. Triển khai các vấn đề biểu cảm: - Giới thiệu về câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”. Là lời dạy vô cùng ý nghĩa về lòng nhân ái biết yêu thương con người. - Giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” + “Thương người như thể thương thân”: là yêu thương mình như thế nào thì yêu thương người khác như thế ấy nếu người khác cũng lâm vào cảnh khó khăn khổ cực như ta đã từng thì cũng chia sẻ cảm thông với người đó. + Là lời nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân 4.0 đ mình. - Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái - Liên hệ các câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách Một miếng khi đói bằng một gói khi no - Một cá nhân không thể tách rời tập thể, cộng đồng xã hội,
  5. …Vd: cuộc kháng chiến cứu quốc của dân tộc, giúp đỡ đồng bào gặp thiên tai như bão, lũ lụt, bạn gặp hoàn cảnh khó khăn trong lớp trong trường,… - Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”. d. Sáng tạo:Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu 0.25đ sắc của vấn đề trên e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0.25đ Đảm bảo đúng chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. TỔNG 10.0 đ Long Tuyền, ngày 14 tháng 4 năm 2022 GVBM Huỳnh Thanh Tuấn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2