intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lê Hồng Phong, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

14
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lê Hồng Phong, Bắc Trà My’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Lê Hồng Phong, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN NGỮ VĂN. LỚP 7 Mức độ Tổng Nội nhận % điểm TT dung/đ thức Kĩ ơn Vận năng vị kiến Nhận Thông Vận dụng thức biết hiểu dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL - Văn Đọc bản 1 4 0 4 0 2 0 0 hiểu thông tin Tỉ lệ % 20 25 15 60 điểm - Thuyết minh về quy tắc hoặc Viết luật lệ 2 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* trong một hoạt động hay trò chơi Tỉ lệ % 10 10 10 40 10 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận thức 30 35 25 10 10 1
  2. Số hỏi Nội dung/ Chương Mức độ mức Đơn vị TT / đánh giá nhâ kiến thức thức Chủ đề Vận d Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao 1 Đọc hiểu - Văn bản Nhận 4 TN 2 TL thông tin biết: 4 TN - Nhận biết được thời gian tổ chức lễ hội; mục đích của hoạt động, người thực hiện hoạt động, trò chơi, điệu múa trong lễ hội; cách triển khai thông tin trong văn bản. - Nhận biết được từ Hán Việt. 2
  3. Thông hiểu: - Ý nghĩa của hoạt động và lễ lễ hội. Vận dụng: - Kể tên được một số lễ hội dân gian ở địa phương. 2 Viết Thuyết Nhận 1*TL 1*TL 1*TL 1*TL minh về biết: quy tắc Được hoặc luật kiểu bài, lệ trong kiến thức một hoạt cần giới động hay thiệu trò chơi Thông hiểu: Hiểu được các nội dung, cần thuyết minh. Vận dụng: Các phương thức biểu đạt, ngôn ngữ để viết bài hiệu quả. Vận dụng cao: Bài viết có sự sáng tạo, ngôn từ đạt hiệu quả.Tạo 3
  4. lập được văn bản thuyết minh giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hoặc trò chơi sâu sắc, hấp dẫn. 4TN, 4TN, 2TN, Tổng 1*TL 1*TL 1*TL 1*T Tỉ lệ % 30 35 25 10 BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS Năm học: 2022- 2023 LÊ HỒNG PHONG Môn Ngữ văn 7 ***** Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6 điểm) Đọc văn bản sau: Ngày 02/2/2023 (tức 12 tháng Giêng), trong không khí mừng xuân mới Quý Mão 2023, xã Tả Chải (Bắc Hà, Lào Cai) long trọng tổ chức Lễ hội Lồng Tông (ngày hội xuống đồng). Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày với những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc, thu hút đông đảo bà con nhân dân và khách du lịch. Lễ hội gồm 2 phần: Phần lễ tương đối đơn giản. Giữa bãi rộng, người ta dựng một cây nêu bằng cây bương to, có gắn một vòng tròn dán giấy đỏ (biểu tượng mặt trời). Dưới chân cây nêu là những mâm lễ của làng và của các gia đình thành kính dâng lên cúng thần, báo cáo thành quả trong một năm lao động sản xuất, cảm ơn thần nông đã phù hộ, mời thần về dự hội với con cháu..., cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi... Mở đầu Lễ hội là phần lễ được bắt đầu từ tục rước đất, rước nước. Đoàn rước bao giờ cũng đi từ rất sớm khi trời còn chưa rõ mặt người. Khi đoàn rước về đến địa điểm làm lễ, thầy cúng ra hiệu cho đội nhạc lễ tấu lên ba hồi kèn trống vang vọng cả núi rừng. Tiếp đó, thầy cúng thực hiện nghi lề cúng, các già làng, trưởng tộc, trưởng họ, những người có uy tín nhất trong cộng đồng người Tày dâng mâm cúng bao gồm các sản vật do chính bàn tay lao động cần cù của đồng bào Tày nơi đây làm ra, bao 4
  5. gồm gà trống tơ luộc nguyên con, con lợn cắp nách luộc nguyên con, ngan hoặc vịt luộc nguyên con, hoa quả (chuối, quýt...), vàng mã, giấy bảng, hương... Thầy khấn và phun nước làm phép để xua đuổi ma quỷ, xua đuổi điều không may, rồi thầy tung lộc (là các hạt giống) của thần linh cho dân bản... Cuối phần lễ là nghi lễ xuống đồng (cày ruộng) với mong muốn đường cày may mắn đầu năm sẽ mang lại dân khang, vật thịnh, mùa màng bội thu... Sau lễ cầu khấn, chủ lễ hội gióng lên hồi chiêng bắt đầu phần hội. Trò chơi ném còn thu hút đông đảo mọi người tham gia Lễ hội còn diễn ra các trò chơi như đu quay, đẩy gậy giữa các đội ở các thôn. Các thôn cử ra các thôn nữ, trai bản trẻ trung, khéo tay, khỏe mạnh tham gia. Trong vòng người đông đúc reo hò, cổ vũ, các chàng trai thi đấu hết mình để đem vinh quang cho thôn, bản và thể hiện mình trước các thôn nữ... Tiếp đó là hội diễn văn nghệ. Các đoàn mang đến lễ hội tiết mục văn nghệ đặc sắc nhất để thi tài. Các điệu múa Tày, múa xuống đồng, múa địu, múa gieo hạt, múa thu hoạch, múa lên nương... thể hiện những nét uyển chuyển, quyến rũ. Các tiết mục ca hát ca ngợi Ðảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước đổi mới, đặc biệt là hát giao duyên tình yêu lứa đôi, hẹn hò nghe bồi hồi, xao xuyến. Trong Lễ hội, trai gái gặp nhau làm quen, tìm hiểu, thử tài nhau qua các hoạt động văn hóa - văn nghệ, tỏ tình, hẹn hò nhau trong các buổi chợ phiên... Kết thúc Lễ hội, tất cả mọi người tay nắm chặt tay hòa mình vào điệu xòe Tả Chải được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. (Theo Tráng Xuân Cường, Báo Nông nghiệp) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Lễ hội xuống đồng của người Tày diễn ra vào mùa nào trong năm? A. Mùa B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa xuân đông Câu 2. Dưới chân cây nêu, những mâm lễ của làng và của các gia đình dâng lên cúng thần để làm gì? A. Báo cáo thành quả một năm lao động sản xuất, cảm ơn thần nông đã phù hộ, mời thần về dự lễ hội, cầu mong cho mọi người trong gia đình khoẻ mạnh. B. Báo cáo thành quả một năm lao động sản xuất, cảm ơn thần nông đã phù hộ, mời thần về dự lễ hội, cầu mong cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. C. Báo cáo thành quả một năm lao động sản xuất, cảm ơn thần nông đã phù hộ, mời thần về dự lễ hội, xua đuổi tà ma để mọi người làm ăn yên ổn. D. Báo cáo thành quả một năm lao động sản xuất, cảm ơn thần nông đã phù hộ, mời thần về dự lễ hội, mong đường cày may mắn. Câu 3.Những ai được dâng mâm cơm cúng trong lễ xuống đồng của người Tày? A. Các thôn nữ, trai bản trẻ trung, khéo tay khoẻ mạnhvà những người có uy tín. B. Các thầy cúng cùng các thiếu niên nhi đồng. C. Các già làng, trưởng tộc trưởng họ, những người có uy tín trong cộng đồng 5
  6. D. Các già làng, trưởng tộc trưởng họ, các thầy cúng. Câu 4. Trò chơi nào không được kể đến trong lễ xuống đồng của người Tày? A. B. Đu C. Né D. Đẩy Chọi quay m còn gậy trâu Câu 5.Điệu múa nào của người Tày được coi là di sản phi vật thể quốc gia năm 2014? A. Múa xuống đồng B. Múa địu C. Múa gieo hạt D. Múa xoè Câu 6.Dãy từ nào sau đây chứa toàn từ Hán Việt? A. truyền thống, lẽ phải, xuống B. truyền thống, đồng bào, văn hoá đồng C. truyền thống, uy tín, đường cày D. nghi lễ, rước đất, rước nước Câu 7.Thông tin trong văn bản được tác giả triển khai theo cách nào? A. Theo quan hệ nhân quả B. Theo trình tự thời gian diễn ra sự việc C. Theo thứ tự ưu tiên D. Theo trình tự không gian Câu 8.Vì sao kết thúc lễ hội tất cả mọi người tay nắm chặt tay, hoà mình vào điệu múa xoè? A. Thể hiện tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng, tự hào về thành quả lao động. B. Thể hiện sự khéo léo trong nghệ thuật múa dân gian của dân tộc mình. C. Thể hiện không gian đặc trưng của lễ hội, tìm hiểu thử tài nhau. D. Thể hiện tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng, niềm hân hoan, tự hào về bản sắc văn hoá dân tộc. * Trả lời theo hình thức tự luận Câu 9. Theo em lễ hội xuống đồng có ý nghĩa gì? Câu 10. Hãy kể tên một số lễ hội ở địa phương em. II. VIẾT(4,0 điểm) Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống văn hóa với rất nhiều lễ hội đặc sắc diễn ra trong năm. Hãy viết bài giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một hoạt động hay trò chơi trong lễ hội dân gian mà em biết. -------- HẾT -------- * Lưu ý: Học sinh khuyết tật không làm câu 9, 10 (phần đọc) và phần viết. 6
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 7 I. Đọc hiểu Dự kiến trả lời Điểm văn bản 7
  8. 1 A 0,5 2 B 0,75 3 C 0,5 4 A 0,5 5 D 0,5 6 B 0,5 7 B 0,5 8 D 0,75 Câu 9 Lễ hội xuống đồng có ý nghĩa: 1,0 - Tạo ra sân chơi vui vẻ lành mạnh, ý nghĩa vào dịp tết; 0,25 - Thể hiện nét đặc trưng của nền sản xuất nông 0,25 nghiệp; 0,25 - Quảng bá, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc, giúp mọi người hướng về cội nguồn; 0,25 - Trở thành điểm nhấn về văn hoá hấp dẫn thu hút khách du lịch. (Mỗi ý cho 0,25đ) 8
  9. Câu 10 HS kể tên một số lễ hội ở địa phương (xã, huyện, tỉnh) 0,5 nơi HS sinh sống. (Kể tên được mỗi lễ hội cho 0,25đ) II. Viết Viết bài văn giới thiệu luật lệ, quy tắc của một hoạt 4,0 động hay trò chơi. a. Đảm bảo cấu trúc bài vănbiểu cảm: Mở bài, thân 0,25 bài, kết bài. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Giới thiệu quy tắc luật lệ của một hoạt động hay trò chơi trong lễ hội dân gian. 0,25 c. Triển khai bài văn theo trình tự hợp lí: HS biết lựa chọn cách trình bày thông tin theo trật tự hợp lí. 0,25 - Dẫn dắt, giới thiệu chung về hoạt động hoặc trò chơi. - Miêu tả được quy định về các quy tắc,luật lệ của trò chơi hay hoạt động. 2.75 - Nêu tác dụng của trò chơi hay hoạt động. - Ý nghĩa của hoạt động trò chơi hay hoạt động đối với cuộc sống con người. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn ấn tượng, cảm xúc, sinh động, sáng tạo. 0,25 ---Hết--- Xác nhận của BGH Xác nhận của TCM Người ra đề Lê Thị Tuyết Phạm Trung Biên 9
  10. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2