intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN NGỮ VĂN 7 (ĐỀ CHÍNH THỨC) Mức độ nhận thức Tổng Tỉ lệ % tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số CH Thời điểm Nội dung/đơn gian Kĩ năng Số CH Thời Số CH Thời Số CH Thời Số CH Thời TN TL TT vị KT (phút gian gian gian gian ) (phút (phút (phút (phút ) ) ) ) Đọc Văn bản nghị 4 10 4 15 2 20 0 10 45 60 1 hiểu luận Viết bài văn nghị luận về 1* 45 1 45 40 một vấn đề 2 Viết 1* 1* 1* trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) Tỷ lệ % 20 + 25 + 15 + 10 60 40 90 10 10 10 100 Tổng 30% 35% 25% 10% 60% 40% Tỷ lệ chung 65% 35% 100%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN NGỮ VĂN 7 (ĐỀ CHÍNH THỨC) Số câu hỏi Nội dung/ theo mức độ nhận thức Kĩ TT Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Vận năng thức biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc Nhận biết: hiểu - Nhận biết được thể loại và vấn đề chính được trình bày trong văn bản nghị luận về 4 TN một hiện tượng đời sống. - Nhận biết được phép liên kết trong văn bản, thuật ngữ. Văn bản nghị Thông hiểu: 3 TN luận về một - Xác định được công dụng của dấu chấm lửng, dấu ngoặc kép. 1TL vấn đề đời - Hiểu được cách bày tỏ thái độ khi đưa ra một ý kiến về một văn bản nghị luận về sống vấn đề đời sống. - Nêu rõ được thông điệp của văn bản. Vận dụng: 2 TL - Trình bày được suy nghĩ/ cách ứng xử về các vấn đề được gợi ra trong một đoạn bất kì của văn bản. - Rút ra được sự hiểu biết có ích cho bản thân từ vấn đề của văn bản. 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về vấn đề nghị luận. nghị luận về Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục,…). một vấn đề Vận dụng: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày được trong đời sự phản đối với ý kiến cần bàn luận. Đưa ra được những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng 1* TL 1* TL 1* TL 1* TL sống (trình đa dạng để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ. bày ý kiến Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ phản đối) ý kiến riêng một cách thuyết phục. 4 TN 3 TN + 2 TL 1TL Tổng 1TL Tỉ lệ % 30 35 25 10 Tỉ lệ chung 65 35
  3. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2022 – 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: ĐI ẨU Hằng ngày, không ai có thể đứng yên một chỗ mà cần phải di chuyển. Đó là sự đi lại (trừ khi người đó ốm nằm bất động). Có rất nhiều phương tiện giúp người đi cho nhanh, cho đỡ mệt. Nhưng tuỳ cách đi, có cách đẹp, đáng khen; có cách xấu, đáng chê. Thành phố nào cũng thường đông đúc, chật hẹp nên phải có quy định cho người đi bộ, cho các loại xe cộ. Nước ta có tập quán đi bên tay phải. Bên phải là đúng luật. Dáng đi bộ thường khoan thai, uyển chuyển. Đi bộ không gõ guốc cồm cộp, không lê dép quèn quẹt, cũng không chen lấn xô đẩy. Đi bộ mà lại chen vào giữa hai người khác đi ngược chiều là đi… ẩu. Còn xe cộ? Xe mà nhảy lên vỉa hè để đi là sai. Phóng nhanh, vượt ẩu, đâm vào người khác, không những không xin lỗi người khác mà còn quay lại cà khịa với người bị đâm lại càng sai. Ấy là chưa kể có những kẻ chuyên ăn vạ về chuyện này thì lại càng sai biết chừng nào! Đáng trách cả mấy cậu học sinh “choai choai” cứ ngang nhiên ngồi trên xe, phóng xe trên bãi cỏ công viên làm cho các em nhỏ, các cụ già xanh cả mặt. Đêm yên tĩnh, cứ rú ga, bóp còi inh ỏi thì đáng phải phạt lắm. Đua xe đánh võng thì đáng “bỏ tù” vì coi thường tính mạng người khác. Lái xe không có bằng, say bia, say rượu, gây tai nạn rồi bỏ chạy… là một cái thói đi ẩu, cần xử lí thật nghiêm. Đi xe máy, ô tô mà cứ có những thái độ “láo xược” ấy thì dù có xe đẹp đến đâu, áo quần có sang đến mấy chẳng qua cũng chỉ là kẻ thiếu văn hoá, thiếu giáo dục mà thôi. An toàn là cần thiết. Dáng đi đứng, sự đi lại cũng cần phải đúng luật lệ. Đó là biểu hiện nếp sống văn minh của đời sống, khẩn trương nhưng trật tự, kỉ cương chứ không tuỳ tiện, vong mạng, bất chấp xã hội. Đương nhiên, muốn thế, phải nghiêm pháp luật. Những nhà chức trách phải làm hết trách nhiệm của mình, chẳng hạn: phải có vỉa hè cho người đi bộ, phải có đủ biển báo hiệu, đèn tín hiệu ở các ngã ba, ngã tư,…; phải phạt thật nặng với những kẻ cố tình coi thường luật lệ như đi ngược chiều, đi vào đường cấm, cố tình vượt đèn đỏ, ban đêm rú ga để nghịch chơi, say bia, say rượu còn lái mô tôt, ô tô vù vù… Thành phố của chúng ta đang ngày càng một rộng ra và cũng đông lên. Chuyện đi lại là vấn đề cần được coi trọng, không phải chỉ chú ý đối với người điều khiển xe cơ giới mà coi nhẹ phần xe thô sơ, phần người đi bộ. Đi đứng cũng là thể hiện trình độ hiểu biết, trình độ văn hoá, trình độ giáo dục của mỗi người, và đồng thời thể hiện trình độ văn minh, kỉ cương pháp luật của một thành phố, một đất nước vậy. Đi ẩu cần phải loại trừ khỏi nếp sống đô thị càng sớm càng tốt. (Theo Băng Phương, Bồi dưỡng Ngữ văn 9, Nxb. Giáo dục, 2005, tr. 296-297) 1. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm): Hãy chọn đáp án đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự. C. Thuyết minh. B. Miêu tả. D. Nghị luận. Câu 2: Vấn đề chính được nêu ra trong văn bản là gì?
  4. A. Hiện tượng đi ẩu trong đi lại khi tham gia giao thông. B. Biểu hiện của hiện tượng đi ẩu khi tham gia giao thông. C. Tác hại của hiện tượng đi ẩu khi tham gia giao thông. D. Lên án những người đi ẩu khi tham gia giao thông. Câu 3: Trong câu: “Đi xe máy, ô tô mà có những thái độ “láo xược” ấy thì dù có xe đẹp đến đâu, quần áo có sang đến mấy chẳng qua cũng chỉ là kẻ thiếu văn hoá, thiếu giáo dục mà thôi.”, dấu ngoặc kép được sử dụng trong từ “láo xược” có tác dụng nhấn mạnh thái độ gì của người vi phạm giao thông gì? A. Thương tiếc, khó quên. C. Vô lễ, xúc phạm người khác. B. Tức giận, không kìm chế được. D. Lạnh lùng, không quan tâm. Câu 4: Phép liên kết nào được sử dụng trong hai câu: “Đi bộ không gõ guốc cồm cộp, không lê dép quèn quẹt, cũng không chen lấn xô đẩy. Đi bộ mà lại chen lấn vào giữa hai người đi ngược chiều gọi là đi… ẩu.”? A. Phép thế. C. Phép nối. B. Phép lặp. D. Phép liên tưởng. Câu 5: Loại phương tiện giao thông nào không thuộc thuật ngữ “xe cơ giới” được nhắc tới trong văn bản? A. Xe ô tô. C. Xe mô tô. B. Xe máy điện. D. Xe đạp. Câu 6: Dấu chẩm lửng được sử dụng trong câu: “Đi bộ mà lại chen vào giữa hai người khác đi ngược chiều là đi... ẩu.” có tác dụng gì? A. Báo hiệu còn nhiều sự vật, hiện tượng tương đồng, cùng loại chưa được liệt kê hết. B. Thể hiện lời nói bỏ dở (chưa nói hết), sự ngập ngừng, ngắt quãng. C. Giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ có nội dung bất ngờ. D. Ngăn cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu. Câu 7: Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả đối với vấn đề chính của văn bản trên? A. Dứt khoát, kiên quyết loại bỏ hiện tượng đi ẩu trong tham gia giao thông. B. Đồng cảm, thấu hiểu với người vi phạm giao thông. C. Đau khổ, xót xa đối với những nạn nhân trong tai nạn giao thông. D. Vô cảm, thờ ơ đối với vấn đề an toàn giao thông. 2. Trắc nghiệm tự luận (2,5 điểm): Trả lời câu hỏi và ghi vào giấy làm bài. Câu 8: (1,0 điểm) Thông điệp mà tác giả gửi gắm trong văn bản “Đi ẩu” là gì? Câu 9: (0,75 điểm) Hãy trình bày suy nghĩ của em về đoạn cuối của văn bản “Đi ẩu”. Câu 10: (0,75 điểm) Là học sinh, em cần làm gì để tránh tình trạng “đi ẩu” khi tham gia giao thông? II. Viết: (4,0 điểm) Có người nói rằng: “Học sinh không cần quan tâm đến vệ sinh trường học vì đó là trách nhiệm của những người lao công trong nhà trường.”. Hãy trình bày ý kiến phản đối của em về vấn đề đó. -------- Hết -------
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN NGỮ VĂN 7 – ĐỀ CHÍNH THỨC A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: Nội dung ĐỌC HIỂU 1. Trắc nghiệm khách quan: 3,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời D A C B D C A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận: 2,5 điểm Câu Nội dung Điểm Câu 8: Thông điệp được đưa ra trong văn bản “Đi ẩu”: (1,0 điểm) Mức 1: Học sinh có thể nêu được các cách hiểu khác nhau, song cần phù hợp với nội dung đoạn trích, đảm bảo chuẩn mực đạo đức, pháp luật; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Gợi ý: - Lên án hiện tượng “đi ẩu” trong tham gia giao thông. 1,0 điểm - Đề xuất các biện pháp để loại trừ vấn nạn “đi ẩu” trong giao thông. Mức 2: Học sinh nêu được nội dung phù hợp/ một phần của nội dung nhưng chưa sâu sắc, toàn diện, 0,5 điểm diễn đạt chưa thật rõ. Mức 3: Trả lời sai hoặc không trả lời. 0 điểm Câu 9: Suy nghĩ của em về đoạn cuối của văn bản “Đi ẩu”: (0,75 điểm) Mức 1: Học sinh có thể nêu được các cách hiểu khác nhau, song cần phù hợp với nội dung đoạn trích, đảm bảo chuẩn mực đạo đức, pháp luật; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Gợi ý: 0,75 điểm + Tham gia giao thông đúng pháp luật thể hiện người có trình độ, có văn hoá và có giáo dục. + Thể hiện sự văn minh và kỉ cương pháp luật của một đất nước. + Phải loại bỏ tình trạng “đi ẩu” khi tham gia giao thông.
  6. Mức 2: Học sinh nêu được nội dung phù hợp/ một phần của nội dung nhưng chưa sâu sắc, toàn diện, diễn đạt chưa thật rõ. 0,5 điểm Mức 3: Trả lời sai hoặc không trả lời. 0 điểm Câu 10: Là học sinh, để tránh “đi ẩu” khi tham gia giao thông, em cần làm: (0,75 điểm) Mức 1: Học sinh có thể nêu được các cách hiểu khác nhau, song cần phù hợp với nội dung đoạn trích, đảm bảo chuẩn mực đạo đức, pháp luật; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Gợi ý: 0,75 điểm + Đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm đúng quy định. + Không đi xe lạng lách, đánh võng. + Không đi dàn hàng ngang,… Mức 2: Học sinh nêu được nội dung phù hợp/ một phần của nội dung nhưng chưa sâu sắc, toàn diện, 0,5 điểm diễn đạt chưa thật rõ. Mức 3: Trả lời sai hoặc không trả lời. 0 điểm Phần II: VIẾT (4,0 điểm)
  7. Nội dung Điểm Có người nói rằng: “Học sinh không cần quan tâm đến vệ sinh trường học vì đó là trách nhiệm của những người lao công trong 0,25 nhà trường.”. Hãy trình bày ý kiến phản đối của em về vấn đề đó. a. Đảm bảo cấu trúc: Mở bài: - Nêu vấn đề đời sống cần bàn và ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó. Thân bài: - Ý 1: Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận. - Ý 2: Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng). - Ý 3: Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng). Kết bài: - Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0,25 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối): Học sinh không cần quan tâm đến vệ sinh trường học vì đó là trách nhiệm của những người lao công trong nhà trường. c. Viết bài c1. Mở bài: 0,5 – Giới thiệu vấn đề nghị luận: Trình bày ý kiến phản đối: “Học sinh không cần quan tâm đến vệ sinh trường học vì đó là trách nhiệm của những người lao công trong nhà trường.”. Bày tỏ ý kiến phản đối về vấn đề đó. c2. Thân bài: * Chỉ ra và phân tích điểm chưa đúng của vấn đề đó: 2,0 - Trường học là môi trường chung, yêu cầu tất cả mọi người cùng có ý thức giữ gìn. * Nhận xét những tác động tiêu cực của vấn đề đó với đời sống: - Ảnh hưởng đến nhận thức của giới trẻ: cứ xả rác ra rồi sẽ có người dọn. - Gây ra tình trạng ỷ lại, lười biếng. - Mang đến nhiều tiêu cực trong cộng đồng. * Đề xuất giải pháp: - Sự giáo dục và định hướng đúng đắn từ gia đình và trường học. - Mỗi người trong cộng đồng đều cần chung tay giữ vệ sinh, giúp đỡ lẫn nhau. 0,5 c3. Kết bài: - Khẳng định lại ý kiến, quan điểm của bản thân về vấn đề đã nêu. - Bài học nhận thức. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25
  8. ----------HẾT--------- Người duyệt đề Người ra đề Nguyễn Thị Kiều Oanh Nguyễn Thị Kim Phương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2