intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Đại Sơn, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Đại Sơn, Đại Lộc" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Đại Sơn, Đại Lộc

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7. THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức Tổng độ % điểm TT Nội nhận dung thức Kĩ /đơn Nhậ Thô Vận Vận năng vị n ng dụng dụng kiến biết hiểu cao thức TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q 1 Đọc - Văn hiểu bản thông 4 0 3 1 0 1 0 1 60 tin 2 Viết Thuy ết minh về một trò 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 chơi dân gian Tổng 1,0 1,5 2,5 0 2,0 0 1,0 điểm 2,0 10 Tỉ lệ 100 % % 30% 40% 20% 10% Tỉ lệ chung 30% 100 70% %
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/ Mức độ Thông TT Kĩ năng Đơn vị Nhận Vận dụng đánh giá hiểu Vận dụng kiến thức biết cao 1 Đọc hiểu Văn bản Nhận 4TN 1TL 1TL thông tin biết: 3 TN - Nhận 1 TL biết được thông tin cơ bản của văn bản thông tin. - Nhận biết được thời gian, chuẩn bị, ý nghĩa, cách thức tổ chức của lễ hội; phong tục tập quán, di tích lịch sử, … - Xác định được phép liên kết, dấu chấm lửng, cước chú, thuật ngữ, từ Hán
  3. Việt Thông hiểu: - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản. - Chỉ ra được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản thông tin. - Chỉ ra được thông tin trong văn bản (thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng). - Giải thích được ý nghĩa chức năng liên kết và mạch lạc
  4. trong văn bản. Vận dụng: - Đánh giá được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản in hoặc văn bản điện tử. - Rút ra được những bài học, thông điệp cho bản thân từ nội dung văn bản. - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với
  5. những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. 2 Viết Thuyết Nhận minh về biết: một trò Thông chơi dân hiểu: gian Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn thuyết minh về quy tắc 1TL* hoặc luật lệ trong một trò 1TL* 1TL* 1TL* chơi hay hoạt động quen thuộc với mình hoặc được bản thân tìm hiểu kĩ qua sách báo và các phương tiện truyền thông khác Tổng 4TN 3TN 2 TL 2 TL
  6. 1TL 2TL Tỉ lệ % 30 40 30 10 Tỉ lệ chung 70 30 Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
  7. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐẠI LỘC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG TH&THCS ĐẠI SƠN MÔN:Ngữ Văn 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: LỄ CÚNG TẠ ƠN CHA MẸ CỦA NGƯỜI J’RAI VÀ BA NA Khi người con đã trưởng thành, có đủ điều kiện kinh tế thì sẽ tổ chức một lễ gọi là Lễ tạ ơn để cảm ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Đây thật sự là một nét đẹp trong đời sống văn hóa ứng xử của cộng đồng người J’rai và Ba Na ở Kon Tum. Mặc dù họ là hai dân tộc khác nhau hoàn toàn về ngôn ngữ, tập quán… nhưng lại gặp nhau ở điểm chung trong văn hóa ứng xử này. Điều này đã thể hiện đạo lý của con cái đối với cha mẹ và đề cao vai trò nuôi nấng, dạy dỗ của bậc sinh thành dành cho con cái từ xưa đến nay. Lễ cúng tạ ơn cha mẹ, người J’rai gọi là Chal mơ nê kơ mi ma (teh rơ mơ kơ mi ma bui); còn người Ba Na gọi là Khop bơnê kơ me pa. Thường được tổ chức vào tiết nông nhàn (Ning nơng), sau lễ mừng lúa mới. Đây là lễ của người con ruột đã có gia đình, có nhà riêng và làm ăn khấm khá. Sẽ tự nguyện thông báo với dòng tộc, bố mẹ về việc muốn tổ chức ngày lễ để tạ ơn cha mẹ đã sinh và nuôi dạy mình nên người. Tùy vào điều kiện kinh tế của người con quyết định vật cúng, nếu giàu có thì mổ bò còn nếu không thì một con heo lớn, một con gà và một ghè rượu ngon. Mặc dù lễ Cúng tạ ơn cha mẹ chỉ gói gọn trong từng gia đình, dòng tộc nhưng Lễ được tổ chức khá long trọng trong hai ngày. Thông thường ngày đầu tiên là dành cho phần lễ trong gia đình thân thuộc, còn ngày hôm sau mới mời bà con, anh em ở làng xa đến ăn uống chung vui. Vào ngày đã được sự đồng ý của cha mẹ. Gia đình người con sẽ mang lễ vật đến, một ghè rượu ngon đặt giữa nhà và bắt đầu mổ gà và heo (bò). Lấy tiết con vật cúng bôi lên ghè rượu, lấy một phần gan sống của các con vật đem xâu vào cây tre rồi cột trên miệng ghè để cúng ông bà tổ tiên và một phần đem ra ngoài sân cúng thần linh. Gà, thịt heo được nướng, xâu vào cây tre rồi cùng cột vào cây nơi buộc ghè rượu. Họ sẽ lấy một nhánh lá rừng nhúng vào trong ghè rượu cúng rồi phẩy rượu lên cha mẹ và con. Tiếp theo cha mẹ và con sẽ lần lượt khấn vái thần linh, ông bà tổ tiên, mời họ về cùng hưởng và chứng kiến sự hiếu thuận của con cháu. Cảm ơn họ đã ban cho sự giàu có, no đủ, gia đình bình yên, hạnh phúc...
  8. Sau đó chính tay người con sẽ làm các món ăn ngon dâng lên cha mẹ mình. Thông thường là làm theo khẩu vị mà cha mẹ mình thích ăn nhất. Gà sẽ được lóc xương nấu cháo; heo sẽ lấy phần thịt thăn đem nướng. Sau khi đã chuẩn bị xong, người con mang đến dâng cho mẹ mình ăn trước và mời mẹ uống cang rượu cần đầu tiên rồi mới đến cha, đồng thời cũng nhắc lại thời thơ ấu đã được mẹ nuôi nấng, nhờ có dòng sữa mẹ nên mới lớn khôn và nhờ cha đã dạy dỗ, chở che nên được như hôm nay. Người mẹ, cha nhận lời và cũng cảm ơn con đã biết hiếu thuận, nhớ ơn sinh thành, cầu mong con sẽ không bị đau ốm và làm ăn ngày càng tốt hơn nữa. Câu 1:Hai câu văn: “Họ sẽ lấy một nhánh lá rừng nhúng vào trong ghè rượu cúng rồi phẩy rượu lên cha mẹ và con. Tiếp theo cha mẹ và con sẽ lần lượt khấn vái thần linh, ông bà tổ tiên, mời họ về cùng hưởng và chứng kiến sự hiếu thuận của con cháu.”sử dụng phép liên kết nào? ( NB) A. Phép lặp, phép nối B. Phép thế, phép lặp C. Phép thế, phép nối D. Phép nối, phép đồng nghĩa. Câu 2: Công dụng của dấu chấm lửng trong câu: “Cảm ơn họ đã ban cho sự giàu có, no đủ, gia đình bình yên, hạnh phúc...” là gì? ( NB) A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết; B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho nội dung bất ngờ; D. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt. Câu 3: Bài viết trên mang đặc trưng của kiểu văn bản: (NB) A. Văn bản tự sự C. Văn bản nghị luận B. Văn bản biểu cảm D. Văn bản thông tin. Câu 4: Nội dung chính của văn bản trên là: (TH) A. Văn bản cung cấp thông tin về lễ tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na B. Văn bản kể lại lễ tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na
  9. C. Văn bản tái hiện lại lễ tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na D. Văn bản đưa ra ý kiến về lễ tạ ơn cha mẹ của người Ja rai, Ba na Câu 5: Văn bản trên được triển khai theo trình tự nào?( TH) A. Theo trình tự thời gian C. Theo trình tự ngược thời gian B. Theo tùy hứng D. Kết hợp ngược trình tự. Câu 6: Dòng nào nêu đúng, đầy đủ những thông tin cơ bản của văn bản trên? (NB) A. Thời gian, địa điểm, chuẩn bị, ý nghĩa của lễ hội B. Thời gian, địa điểm, chuẩn bị, cách thức tổ chức, ý nghĩa C. Nguồn gốc, chuẩn bị, địa điểm, ý nghĩa của lễ hội D. Thời gian, nguồn gốc, địa điểm, cách thức tổ chức Câu 7: Theo em đạo lý được nhắc đến trong câu văn “ Điều này đã thể hiện đạo lý của con cái đối với cha mẹ và đề cao vai trò nuôi nấng, dạy dỗ của bậc sinh thành dành cho con cái từ xưa đến nay.” của văn bản trên là gì ? (TH) A. Tôn sư trọng đạo C. Tương thân tương ái B. Uống nước nhớ nguồn D. Lá lành đùm lá rách Câu 8 ( 1,0 điểm) Theo em câu ca dao nào phù hợp với nội dung mà văn bản đề cập? ( TH) Câu 9: (1,0 điểm) Qua văn bản em rút ra được bài học gì cho bản thân? (VD) Câu 10: ( 0,5 điểm) Em hãy kể ra hai việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. ( VDC) II. VIẾT (4,0 điểm) Viết một bài văn thuyết minh về trò chơi kéo co.
  10. D. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II I/ ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời A A D A A B B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Trắc nghiệm tự luận Câu 8 (1,0 đ) Mức 1 (1,0 đ) Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 4 (0,75 đ) (0,5 đ) (0,25đ) (0đ) - Hs nêu được câu ca dao tục ngữ có nội HS nêu HS nêu HS nêu Trả lời dung về công ơn sinh thành, dưỡng dục của được câu được được sai hoặc cha mẹ, đạo lí uống nước nhớ nguồn. ca dao, câu ca câu ca không Ví dụ: tục ngữ dao tục dao, tục trả lời. ­ "Con người có tổ có tông có nội ngữ có ngữ có dụng) Như cây có gốc, như sông có nguồn" dung về nội nội cha mẹ dung về dung ­ "Ơn cha nặng lắm ai ơi tình biết ơn Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang cảm gia Hay: đình ­ "Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!" ­ "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng   cha..." Câu 9. (1,0 điểm) Mức 1 (1,0 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 Mức 4 (0,25 đ) (0 đ)
  11. Bài học rút ra: HS nêu một trong Học Trả lời nhưng 3 ý đúng theo sinh có không liên quan đến Định hướng: định hướng. những câu hỏi, hoặc không - Công ơn sinh thành, dưỡng dục của đáp án trả lời cha mẹ là vô cùng to lớn. gần giống - Chúng ta phải biết ơn, hiếu thảo với với định ông bà, cha mẹ. Đó là biểu hiện của đạo hướng lí uống nước nhớ nguồn; là nét đẹp trong văn hóa ứng xứ của người Việt. - Nếu thiếu đi đạo lí đó, con người sẽ trở thành kẻ vong ân bội nghĩa, ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình, xã hội … *Lưu ý: + HS có những đáp án khác, nếu hợp lí vẫn được điểm tối đa nhưng phải bám sát vào văn bản. Câu 10. (0,5 điểm) Mức 1 (0,5 đ) Mức 2 (0,25đ) Mức 3 (0đ) Từ nội dung bài thơ, hs HS tự rút ra cho Bài học rút ra tự rút ra cho mình thông mình bài học phù không liên quan điệp ý nghĩa nhất: hợp nhưng chưa đến nội dung đoạn Gợi ý: sâu sắc, chưa toàn trích hoặc không + Phải luôn yêu thương, diện, diễn đạt trả lời. kính trọng cha mẹ. chưa thật rõ. + Luôn có thái độ biết ơn
  12. đối với công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. + Học tập, rèn luyện thật tốt để mẹ cha được vui lòng + Luôn biết trân trọng những khoảnh khắc được bên mẹ, bên người thân… I/ VIẾT (4.0 điểm) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI. Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 0,5 2. Nội dung 2 3. Trình bày, diễn đạt 1 4. Sáng tạo 0,5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1. Tiêu chí 1. Cấu trúc bài văn (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài viết đủ 3 phần. Mở bài, Thân bài 1. Mở bài và Kết bài. Mở bài giới thiệu trò chơi hay hoạt Các phần có sự liên kết chặt chẽ, động; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều 2. Thân bài đoạn văn. thân bài miêu tả cụ thể qui tắc hoặc luật 0.25 Bài viết đủ 3 phần nhưng chưa đầy đủ lệ trò chơi, hoạt động; nội dung, Thân bài chỉ có một đoạn 3. Kết bài văn. nêu ý nghĩa của trò chơi, hoạt động với 0.0 Chưa tổ chức bài văn thành 3 phần như cuộc sống của con người trên (thiếu mở bài hoặc kết bài, hoặc cả bài viết chỉ một đoạn văn) 2. Tiêu chí 2. Nội dung (2 điểm)
  13. Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 1.5 - 2.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết Một số gợi ý cơ bản. minh.. a) Mở bài: Giới thiệu chung về trò Mở bài giới thiệu trò chơi hay hoạt chơi mà em muốn thuyết minh, giải động; thân bài miêu tả cụ thể qui tắc thích về quy tắc và luật lệ: Trò chơi dân hoặc luật lệ trò chơi, hoạt động; kết bài gian kéo co. nêu ý nghĩa của trò chơi, hoạt động với b) Thân bài: cuộc sống của con người - Giới thiệu khái quát về trò chơi dân b. Xác định đúng yêu cầu của đề. gian kéo co: Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ Trò chơi kéo co được tổ chức trong trò chơi kéo co ở đâu? Nhân dịp gì? Có những ai c. Viết được bài văn thuyết minh về quy cùng tham gia? tắc hoặc luật lệ trong trò chơi kéo co Không gian và thời gian diễn Học sinh có thể thuyết minh theo nhiều ra trò chơi kéo co có đặc điểm như các khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được thế nào? các yêu cầu sau: Tầm quan trọng của việc hiểu - Giới thiệu trò chơi hay hoạt rõ các quy tắc khi chơi trò kéo co động: trò chơi kéo co - Trình bày các nội dung, điều khoản - Miêu tả luật lệ hay qui tắc trò của quy tắc, luật lệ chơi trò kéo co: chơi Quy tắc về dụng cụ chơi (dây - Nêu tác dụng của trò chơi thừng chắc chắn, dài, không co Ý nghĩa của trò chơi với cuộc sống con giãn) người Quy tắc về đội chơi và thành viên tham gia của hai đội chơi Quy tắc về cách chơi (theo hiệu lệnh của trọng tài, động tác của người chơi) Quy tắc về cách tính điểm, phân thắng bại giữa các đội chơi - Một vài lưu ý đặc biệt khi chơi trò kéo co: Lưu ý về việc đảm bảo an toàn cho người tham gia chơi Lưu ý về cách đảm bảo tính công bằng cho các đội chơi Lưu ý về việc cổ vũ, quan sát tránh làm ảnh hưởng đến người chơi c) Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của việc hiểu và tuân thủ quy tắc, luật lệ khi chơi trò kéo co Đưa ra khuyến nghị đối với người đọc và cổ vũ cho sự kiện tổ chức trò kéo co sắp diễn ra (đã nhắc đến ở mở bài) 0.75 - 1.25 Học sinh trình bày bìa văn thuyết minh về trò chơi kéo co nhưng chưa nhiều, chủ yếu là kể, có kết hợp các yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật nhưng còn ít.
  14. 0.25-0.5 Nội dung thuyết minh còn sơ sài, chưa đầy đủ, thiếu nhiều ý cơ bản. 3. Tiêu chí 3. Diễn đạt, trình bày (1 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 1.0 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… 0.25 – - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.75 - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ… 4. Tiêu chí 4. Sáng tạo (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Có sáng tạo trong cách dùng từ và diễn đạt. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 Chưa có sự sáng tạo Chuyên môn Tổ trưởng Giáo viên ra đề (Đã kí) Trần Thị Như Thùy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2