Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức
lượt xem 2
download
Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức
- PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN TRÃI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 7 – THỜI GIAN: 90 phút (KKGĐ) Mức độ Tổng nhận Nội biết dung/ Thôn Vận Vận Kĩ đơn Nhận g dụng dụng năng vị biết hiểu (Số cao kiến (Số TT (Số câu) (Số thức câu) câu) câu) TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc - Phần hiểu trích 4 0 3 1 0 2 0 0 10 truyện khoa học viễn tưởng Tỉ lệ 20 15 10 15 60 % điểm 2 Viết Nghị luận 0 1* 1* 1* 1 1 về một vấn đề trong đời sống Tỉ lệ 10 10 10 10 40 % điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận 30 35 25 10 100 thức
- PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN TRÃI BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 7 TT Kĩ năng Nội dung/ Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Đơn vị kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1. Đọc -hiểu * Nhận biết: - Ngôi kể, chi tiết, không gian của truyện khoa học viễn tưởng - Phép liên kết. * Thông hiểu: - Đặc điểm nhân vật - Công dụng của Phần trích truyện dấu chấm lửng. 3TN , khoa học viễn - Tính mạch lạc 4 TN 2TL 1 TL tưởng của đoạn văn. * Vận dụng: - Liên hệ thực tế để nêu ý nghĩa của vấn đề được trình bày trong đoạn trích - Liên hệ thực tế để nêu cách thức thực hiện vấn đề được trình bày trong đoạn trích 2 Viết Nghị luận về Nhận biết: 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* một vấn đề trong Nhận biết được đời sống yêu cầu của đề
- về kiểu văn bản, về một vấn đề trong đời sống. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống. Trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối); đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng xác thực. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về cách dùng từ; diễn đạt; lựa chọn lí lẽ sắc bén và dẫn chứng đa dạng, xác thực. Tổng 4 TN, 2 TL, 3TN, 1TL, 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* Tỉ lệ % 30 35 25 10 Tỉ lệ chung (%) 35 TRƯỜNG TH&THCS ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 NGUYỄN TRÃI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 7
- Họ và tên: THỜI GIAN: 90 PHÚT (KKGĐ) ………………………………… Lớp: 7 Điểm Nhận xét Chữ kí giám khảo I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Chúng tôi đi chừng nửa tiếng đồng hồ. Đáy biển ngày càng nhiều đá. Những con sò, các lớp giáp xác nhỏ li ti phát ra ánh sáng lân tinh yếu ớt. Tôi thoáng thấy những đống đá được hàng triệu động vật giống như những bông hoa và tảo phủ kín. Chân tôi trượt trên tấm thảm thực vật dính nhơm nhớp và nếu không có gậy thì tôi đã bị ngã nhiều lần. Quay lại, tôi vẫn thấy ánh sáng đèn pha tàu Nau-ti-lúx. Chúng tôi càng đi xa thì ánh sáng đó càng mờ đi. Những đống đá dưới đáy đại dương mà tôi vừa nói trên mang dấu vết một sự sắp đặt nhất định mà tôi không giải thích nổi. Ngoài ra còn một số hiện tượng kỳ lạ nữa. Tôi cảm thấy dưới đế giày bằng chì của tôi đang lạo xạo những xương khô. Phải chăng chúng tôi đang bước trên mảnh đất đầy xương?... Ánh sáng soi đường cho chúng tôi ngày càng rực đỏ, tựa như ánh lửa của đám cháy phía chân trời. Lửa cháy trong nước kích thích tính tò mò của tôi đến cao độ. Có phải đó là ánh điện không? Hay là tôi đang được chứng kiến một hiện tượng của thiên nhiên mà các nhà bác học chưa hề biết? Tôi thoáng có ý nghĩ: biết đâu cái lò lửa ngầm dưới biển này không do bàn tay con người duy trì? Biết đâu tôi chẳng gặp ở đây những người bạn, những người đồng chí của Nê-mô, đang sống một cuộc đời độc đáo như Nê-mô? Biết đâu tôi chẳng gặp cả một đám người vì chán ghét những ràng buộc trên mặt đất mà đi tìm độc lập tự do dưới đáy biển? Những ý nghĩ vớ vẩn, mung lung cứ ám ảnh tôi mãi. Trong trạng thái bị kích thích cao độ ấy, nếu có gặp một thành phố xây dưới nước như Nê-mô hằng mơ ước, thì tôi cũng sẽ cho là chuyện rất tự nhiên. Con đường chúng tôi đi ngày càng sáng tỏ. Một ánh hào quang trăng trắng phát ra từ phía sau ngọn núi cao hơn đáy biển hai trăm mét. Nhưng ánh hào quang đó chỉ phản ánh những tia sáng bị khúc xạ trong nước biển. Bản thân cái nguồn phát sáng thì ở bên kia ngọn núi. Thuyền trưởng Nê-mô vững bước giữa những đống đá ngổn ngang. Ông ta rất thông thạo con đường này. Tôi yên tâm đi theo Nê-mô. Đối với tôi, Nê-mô giống như một vị thần biển! Tôi ngắm nhìn vóc người cao lớn của Nê-mô in trên ánh hồng. Một giờ đêm chúng tôi tới chân núi. Nhưng muốn trèo lên sườn núi dốc đứng thì phải theo những con đường nhỏ rất khó đi nằm giữa rừng cây rậm rạp. Đây đúng là một rừng cây đã chết, trụi hết lá, đã hóa đá vì tác động của muối biển... Cảnh tượng thật chẳng lời lẽ nào tả xiết! Thuyền trưởng Nê-mô vẫn đi trước. Tôi không muốn bị tụt lại nên cố theo sát Nê-mô. Chiếc gậy rất được việc. Chỉ cần bước hụt là có thể lao xuống vực thẳm nằm kề bên những con đường hẹp. Tôi nhảy qua những khe núi sâu mà nếu ở trên cạn thì tôi đành chịu không dám vượt… (Trích Chương 33 - Hai vạn dặm dưới đáy biển, Junles Verne; Lê Anh (Đỗ Ca Sơn) dịch từ bản tiếng Nga; Nhà xuất bản Văn học)
- Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ ba. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ nhất. D. Kết hợp nhiều ngôi kể. Câu 2. Điều gì kích thích tính tò mò của nhân vật “tôi” đến cao độ? A. Lửa cháy trong nước. B. Đống xương khô. C. Các loại động vật kì lạ. D. Những ngọn núi dưới đáy biển. Câu 3. Hai câu văn sau liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Thuyền trưởng Nê-mô vững bước giữa những đống đá ngổn ngang. Ông ta rất thông thạo con đường này. A. Phép lặp. B. Phép thế. C. Phép nối. D. Phép liên tưởng. Câu 4. Không gian được miêu tả trong đoạn trích là ở đâu? A. Tâm vũ trụ. B. Dưới đáy đại dương. C. Trên cung trăng. D. Ngoài trái đất. Câu 5. Qua đoạn trích, nhân vật “tôi” hiện lên là một người như thế nào? A. Là người có nhiều kinh nghiệm và thông thạo đường đi. B. Là người rụt rè, sợ đối mặt với nguy hiểm. C. Là người thích phiêu lưu và khám phá. D. Là người nhút nhát, hay suy nghĩ vẩn vơ. Câu 6. Dấu chấm lửng trong câu văn sau có công dụng gì? Đây đúng là một rừng cây đã chết, trụi hết lá, đã hóa đá vì tác động của muối biển... A. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp. B. Thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng hay ngắt quãng. C. Đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường. D. Tỏ ý nhiều sự vật, hiện tượng, tương tự chưa liệt kê hết. Câu 7. Tính mạch lạc của đoạn trích trên được thể hiện như thế nào? A. Các câu văn được sắp xếp theo trình hợp lí và cùng nói về một đề tài. B. Các câu văn trong đoạn được liệt kê theo trình tự hợp lí và cùng nêu lên đề tài. C. Các câu văn trong đoạn được liên kết theo trình tự hợp lí và cùng thống nhất nội dung. D. Các câu văn trong đoạn được triển khai theo quy luật và sắp xếp hợp lí.
- Câu 8. (1.0 điểm) Qua lời kể của nhân vật “tôi”, thuyền trưởng Nê-mô là một người như thế nào? Câu 9. (1.0 điểm) Theo em, việc khám phá thám hiểm những miền đất lạ có quan trọng đối với mỗi người hay không? Vì sao? Câu 10. (0.5 điểm) Em hãy nêu một số cách con người có thể thực hiện để khám phá những vùng đất mới lạ. II. VIẾT (4,0 điểm) Một số bạn học sinh cho rằng: “Việc dọn dẹp vệ sinh trường học là công việc của những người lao công đã được nhà trường trả lương.” Em hãy viết bài văn trình bày ý kiến của mình về vấn đề mà các bạn học sinh đã nêu ra. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN TRÃI HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. ĐỌC - HIỂU Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời C A B B C D A Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 8 Qua lời kể của nhân vật “tôi”, thuyền trưởng Nê-mô là một người: (1.0 đ) - Vóc người cao lớn, có một cuộc đời độc đáo. 0.25 - Giống như một vị thần biển, tự tin, thông thạo địa hình dưới đáy biển. 0.25 - Có ước mơ xây dựng một thành phố dưới nước. 0.25
- - Là chỗ dựa tinh thần vững vàng cho nhân vật “tôi”. 0.25 Việc khám phá những vùng đất lạ rất quan trọng đối với mỗi người Vì nó đem lại rất nhiều lợi ích như: - Sẽ có cơ hội mở rộng kiến thức, hiểu biết về thế giới và các nền văn hóa khác nhau. - Giúp tăng cường kỹ năng sống, trải nghiệm và phát triển bản thân. Câu 9 - Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống. (1.0 đ) - Giúp thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, … Mức 1: Học sinh khẳng định việc khám phá những vùng đất lạ rất quan 1.0 trọng đối với mỗi người và lí giải được ít nhất 4 lợi ích. Mức 2: Học sinh khẳng định việc khám phá những vùng đất lạ rất quan 0.75 trọng đối với mỗi người và lí giải được ít nhất 3 lợi ích. Mức 3: Học sinh khẳng định việc khám phá những vùng đất lạ rất quan 0.5 trọng đối với mỗi người và lí giải được ít nhất 1- 2 lợi ích. Mức 4: Học sinh khẳng định việc khám phá những vùng đất lạ rất quan 0.25 trọng đối với mỗi người nhưng chưa lí giải được lợi ích hoặc nêu được 1 lợi ích nhưng chưa khẳng định vai trò quan trọng của việc khám phá những vùng đất lạ. Mức 5: Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng yêu cầu. 0 Mức 1: HS nêu được ít nhất 2 cách phù hợp để khám phá những vùng đất 0.5 mới lạ. + Đọc trong sách báo, tạp chí, … Câu 10 + Xem ti vi, xem các video trên Internet, … (0.5 đ) + Tự mình đi du lịch đến những vùng đất mới, … Mức 2: HS nêu được ít nhất 1cách phù hợp để khám phá những vùng đất 0.25 mới lạ. Mức 3: HS không trả lời hoặc trả lời nhưng không liên quan đến nội dung 0 câu hỏi. II. VIẾT (4.0 điểm) 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0.5 điểm)
- Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Bài viết đủ 3 phần: Phần mở bài, thân bài, kết bài; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau. 0.25 Bài viết đủ 3 phần nhưng thân bài chỉ có một đoạn. 0.0 Chưa tổ chức bài văn gồm 3 phần (thiếu phần mở bài hoặc kết bài, hoặc cả bài viết là một đoạn văn.) 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 2.0 điểm HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Mở bài: - Nêu vấn đề nghị luận và ý kiến đáng quan tâm về vấn đề: Việc dọn dẹp vệ sinh trường học và ý kiến: “Việc dọn dẹp vệ sinh trường học là công việc của những người lao công đã được nhà trường trả lương.” - Thể hiện thái độ phản đối ý kiến: đây là một ý kiến không đúng. 2. Thân bài: - Trình bày nội dung thực chất của ý kiến: + Dọn dẹp vệ sinh trường học là quét dọn, lau chùi lớp, sân trường, nhà vệ sinh ở trường học. + Công việc này nhiệm vụ riêng của những người lao công đã được nhà trường trả lương. - Thể hiện thái độ phản đối các khía cạnh của ý kiến bằng các lí lẽ, bằng chứng: + Trường học là môi trường chung, tất cả mọi người đều phải có ý thức giữ gìn. + Dọn dẹp vệ sinh giúp học sinh hình thành kĩ năng lao động, ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, … + Nếu cứ nghĩ đây là trách nhiệm của lao công, không có ý thức giữ gìn thì vệ sinh nhà trường sẽ khó đảm bảo. - Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến + Ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh: cứ vô tư xả bẩn, việc dọn dẹp đã có lao công. + Gây ra tình trạng ỷ lại, lười biếng trong học sinh. + Có thể dẫn đến các hành động và lời nói không đúng đắn, gây tổn thương đến
- người khác và thể hiện sự thiếu trách nhiệm đối với tập thể và môi trường sống. 3. Kết bài: - Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối: + Giúp thay đổi nhận thức và hành vi của học sinh. + Nhằm tạo môi trường giáo dục lành mạnh, tốt đẹp. 1.0-1.5 - HS trình bày cơ bản đảm bảo các yêu cầu, có thiếu một vài yêu cầu nhỏ. 0.5 - Thực hiện được các yêu cầu nhưng còn sơ sài. 0.0 Bài làm quá sơ sài hoặc không làm bài. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày ( 1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 – 1.0 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa. 0.25 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Có sáng tạo trong cách thể hiện và diễn đạt suy nghĩ, quan điểm. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa nhiều. 0.0 Không có sự sáng tạo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 389 | 33
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 298 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 507 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 964 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 404 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 270 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 244 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 79 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 131 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn