intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS 19.8, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS 19.8, Bắc Trà My’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS 19.8, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS 19.8 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức Tổng độ Nội nhận dung/ thức TT Kĩ Đơn vị N Thô Vận Vận năn kỹ h ng dụn dụng g năng ậ hiểu g cao n b i ế t TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Văn 4 0 3 1 0 1 0 1 10 hiểu bản nghị luận. Tỉ 20 0 15 10 0 10 0 5 60 lệ % điể m 2 Viết Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 được một bài văn thuyết minh về quy tắc luật lệ trong một trò chơi
  2. dân gian. Tỉ lệ % điểm 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 30 40 20 10 100
  3. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Nội Chương/ TT dung/Đơn Mức độ đánh giá Chủ đề vị kiến thức 1 Đọc hiểu Văn bản Nhận biết: nghị luận. - Nhận biết thể loại, nhan đề. - Nhận biết phép liên kết, biện pháp tu từ. Thông hiểu: - Hiểu nguyên nhân của vấn đề đặt ra. - Hiểu về vấn đề bàn đến trong cuộc sống. - Hiểu được lợi ích, vấn đề quan trong đối với đời sống. Vận dụng: Đánh giá được tác hại của vấn đề mà đoạn trích muốn gửi đến Vận dụng cao Rút ra được những bài học cho bản thân từ nội dung đoạn trích. 2 Viết Viết được Nhận biết: một bài - Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về vấn đề văn thuyết thuyết minh. minh về - Xác định được cách thức trình bày bài văn. quy tắc luật lệ Thông hiểu: trong một Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố trò chơi cục văn bản) dân gian. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu. - Viết được bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ một trò chơi. Vận dụng cao: Ý thức giữ gìn, bảo tồn, phát huy các trò chơi dân gian.
  4. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS 19.8 Năm học: 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 7 Họ tên: ……………………………… Thời gian 90 phút Lớp: 7/ (Không kể thời gian giao đề) (Đề có hai trang) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn ngữ liệu sau: … Trái đất thân yêu của chúng ta đang nóng lên trong khoảng mấy thập kỉ gần đây. Sự ấm nóng ấy đã, đang làm ảnh hưởng đến Đại dương và bầu Khí quyển bao la. Người ta ví Đại dương giống như người mẹ vĩ đại và Khí quyển là người cha khổng lồ cao vời vợi. Đại dương và Khí quyển – người mẹ, người cha thiên nhiên đó gắn bó thân thiết, thủy chung hàng triệu triệu năm không thể tách rời. Nếu với con người “Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự thuở nào” (Huy Cận), thì Khí quyển lại cho ta nguồn oxy quý giá vô cùng, chỉ vài phút thôi không có oxy, sự sống của con người có thể không tồn tại. Người cha khổng lồ đã dang rộng vòng tay yêu thương, lấy thân mình che chở Trái đất bớt đi những tia tử ngoại của Mặt trời để muôn loài được bình an. Vậy mà loài người đang làm Đại dương và Khí quyển bị tổn thương nặng vì sự ấm nóng lên của Trái đất dẫn đến biến đổi khí hậu… Những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra khắp nơi không từ một đất nước, dân tộc nào, ảnh hưởng tới nhiều mặt của cuộc sống muôn loài. Đó chính là do sự thay đổi của một vài yếu tố thiên nhiên nhưng nguyên nhân chính vẫn là do các chất khí CO2, metan, … vào bầu khí quyển do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người đang làm bề mặt Trái đất nóng lên, dẫn đến đại dương nóng lên… (Trích sách “Luyện kĩ năng đọc hiểu theo đặc trưng thể loại” quyển 2 – Nguyễn Thị Hậu chủ biên – NXBĐHQG Hà Nội, trang 79 và 81) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu từ câu 1 đến câu 7, rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại văn bản nào? A. Văn bản biểu cảm. B. Văn bản nghị luận. C. Văn bản thông tin. D. Văn bản tự sự Câu 2. Câu văn nào sử dụng phép so sánh trong đoạn trích trên? A. Sự ấm nóng ấy đã, đang làm ảnh hưởng đến Đại dương và bầu Khí quyển bao la. B. Trái đất thân yêu của chúng ta đang nóng lên trong khoảng mấy thập kỉ gần đây. C. Những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra khắp nơi không từ một đất nước, dân tộc nào, ảnh hưởng tới nhiều mặt của cuộc sống muôn loài. D. Người ta ví Đại dương giống như người mẹ vĩ đại và Khí quyển là người cha khổng lồ cao vời vợi.
  5. Câu 3. Hai từ “Đại dương” và “Khí quyển” có trong đoạn trích trên thể hiện phép liên kết câu nào? A. Phép lặp. B. Phép thế. C. Phép nối. D. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa. Câu 4. Nguyên nhân nào làm Trái đất nóng lên? A. Con người thiếu oxy trầm trọng do rừng đầu nguồn bị tàn phá, đồi trọc ngày càng nhiều. B. Đại dương bao la rộng lớn, con người khai thác quá mức làm cạn kiệt. C. Các chất khí CO2, metan, ...từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người vào bầu khí quyển. D. Loài người đang làm Đại dương và Khí quyển bị tổn thương nặng Câu 5. Theo em, nhan đề của đoạn trích trên là gì? A. Con người với thiên nhiên B. Mẹ thiên nhiên C. Cần bảo vệ cuộc sống của em D. Biến đổi khí hậu với đại dương và khí quyển Câu 6. Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì trong cuộc sống hiện nay? A. Giá trị của thời gian. B. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng xấu đến trái đất. C. Giá trị của tri thức. D. Con người và thiên nhiên. Câu 7. Bầu khí quyển giúp ích gì cho đời sống con người? A. Không giúp ích gì cho đời sống con người. B. Cung cấp nước cho đời sống con người. C. Che chở Trái đất bớt đi những tia tử ngoại của mặt trời. D. Giúp ta làm việc, học hành, vui chơi. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 8. Vì sao nói bầu khí quyển rất quan trọng với con người? Câu 9. Em hiểu gì về tác hại của biến đổi khí hậu đến cuộc sống con người ngày nay? Câu 10. Từ đoạn trích trên, em nhận thấy mình cần phải làm gì để bảo vệ môi trường em đang sống? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết một bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ của một trò chơi dân gian mà em yêu thích. --- Hết --- Người ra đề Người duyệt đề
  6. Trần Thị Sáu HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 D 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 D 0,5 6 B 0,5 7 C 0,5 8 Vì cho ta nguồn oxy quý giá vô cùng, chỉ vài phút thôi không có 1,0 oxy, sự sống của con người có thể không tồn tại. 9 Học sinh lí giải hợp lí, thuyết phục. Dưới đây là gợi ý: Mức 1: Biến đổi khí hậu làm trái đất nóng lên, băng tan, nước 1,0 biển dâng cao. Ảnh hưởng xấu đến con người. - Khô hạn kéo dài, bão lũ, sóng thần, động đất. - Sinh vật biển hao hụt.
  7. - Thời tiết khắc nghiệt, cháy rừng. - Hao hụt lương thực, chỗ ở bị thu hẹp. - Sức khỏe suy giảm. Mức 2: HS nêu được 1/2 ý tương tự như trên. Mức 3: HS không trả lời hoặc trả lời sai. 0,5 0,0 10 Mức 1: HS trả lời những việc làm của bản thân để bảo vệ môi 0,5 trường mình đang sống. Sau đây là định hướng: - Tiết kiệm điện. - Sử dụng các vật dụng tái chế, hạn chế dùng bao nylon. - Bỏ rác đúng nơi quy định. - Thường xuyên vệ sinh phòng và nhà ở. - Giữ gìn cây xanh. (HS trả lời đúng từ 3 ý trở lên được 0,5đ) 0,25 Mức 2: HS nêu được 1/2 ý tương tự như trên. 0,0 Mức 3: HS không trả lời hoặc trả lời sai. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn thuyết minh gồm 3 phần: mở bài, 0,25 thân bài, kết bài. b Xác định đúng yêu cầu của đề: 0,25 Viết một bài văn thuyết minh về quy tắc luật lệ trong một trò chơi dân gian mà em yêu thích. c. Thuyết minh về một trò chơi: 3,0 Học sinh có thể chọn một trò chơi dân gian mà mình yêu thích Nhưng đảm bảo các yêu cầu sau: - Là một trò chơi dân gian. - Xuất xứ, luật chơi, cách tổ chức trò chơi, ý nghĩa. - Đảm bảo đầy đủ các bước trong bài văn thuyết minh. - Kết hợp kể, miêu tả và biểu cảm. - Ý nghĩa của trò chơi dân gian đối với bản thân. d. Chính tả ngữ pháp đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng 0,25 Việt. e. Sáng tạo lời thuyết minh, sinh động; bài viết lôi cuốn hấp dẫn. 0,25
  8. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS 19.8 Năm học: 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 7 Họ tên: ……………………………… Thời gian 90 phút Lớp: 7/ (Không kể thời gian giao đề) (Đề có hai trang) ĐỀ DỰ PHÒNG I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn ngữ liệu sau: Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện
  9. tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra, đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. (Trích “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” – Sở KH-CN Hà Nội) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu từ câu 1 đến câu 7, rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? A. Văn bản biểu cảm. B. Văn bản nghị luận C. Văn bản thông tin. D. Văn bản tự sự Câu 2. Trong đoạn trích trên, bao bì ni lông được coi là gì? A. Một loại rác thải công nghiệp. B. Một loại chất gây độc hại. C. Một loại rác thải sinh hoạt. D. Một loại vật liệu kém chất lượng. Câu 3. Thuật ngữ “ca-đi-mi” là thuật ngữ thuộc lĩnh vực nào? A. Địa lí. B. Lịch sử C. Văn học D. Hóa học Câu 4. Cụm từ “bao bì ni lông” trong 2 đoạn văn trên được sử dụng phép liên kết gì? A. Phép thế C. Phép nối B. Phép lặp D. Dùng từ đồng nghĩa Câu 5. Trong đoạn trích trên, tác giả đã chỉ ra điều gì là nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại với môi trường tự nhiên? A. Tính không phân hủy của pla – xtic B. Trong ni lông màu có nhiều chất độc hại C. Khi đốt bao bì ni lông, trong khói có nhiều khí độc D. Chưa có phương pháp xử lí rác thải ni lông Câu 6. Nhận định nào không nói về tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường tự nhiên? A. Bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh. B. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. C. Bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. D. Bao bì ni lông trôi dạt ra sông, ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Câu 7. Vì sao bao bì ni lông màu khi dùng đựng thực phẩm sẽ làm ô nhiễm thực phẩm? A. Do bao bì ni lông làm từ loại vật liệu kém chất lượng. B. Do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.
  10. C. Do ni lông có tính không phân hủy gây ô nhiễm cho môi trường. D. Do ni lông có chứa nhiều phẩm màu gây ảnh hưởng đến thực phẩm. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 8. Đoạn trích trên giới thiệu với người đọc về nội dung gì? Câu 9. Thông điệp mà đoạn trích trên gửi đến chúng ta là gì? Câu 10. Bản thân em đã làm gì để hạn chế sử dụng bao bì ni lông? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết một bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ của một trò chơi dân gian mà em yêu thích. ------------------------- Hết ------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 C 0,5
  11. 3 D 0,5 4 B 0,5 5 A 0,5 6 C 0,5 7 B 0,5 8 Mức 1: HS nêu được: Tác hại của bao bì ni lông đối với môi 1,0 trường, sức khoẻ cũng như tính mạng của con người. Mức 2: HS nêu được 1/2 ý tương tự như trên. 0,5 Mức 3: HS không trả lời hoặc trả lời sai. 0,0 9 Mức 1: HS nêu được: 1,0 Thông điệp ý nghĩa mà đoạn trích trên gửi đến chúng ta là việc sử dụng bao bì ni lông gây nguy hại cho môi trường, gây ô nhiễm đất, nước, không gây phân huỷ được, làm giảm sinh sản của các loài thực vật và động vật, làm tắc nghẽn hệ thống cống, gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người và môi trường sống. Mức 2: HS nêu được 1 ý tương tự như trên. 0,5 Mức 3: HS không trả lời hoặc trả lời sai. 0,0 10 Bài học rút ra cho bản thân: 0,5 - Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông. - Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết. - Sử dụng các túi đựng không phải bằng ni lông mà bằng giấy, lá, nhất là khi dùng để gọi thực phẩm. - Tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cho mọi người biết. GV linh hoạt trong quá trình chấm điểm. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn thuyết minh gồm 3 phần: mở bài, 0,25 thân bài, kết bài.
  12. b Xác định đúng yêu cầu của đề: 0,25 Viết một bài văn thuyết minh về quy tắc luật lệ trong một trò chơi dân gian mà em yêu thích. c. Thuyết minh về một trò chơi: 3,0 Học sinh có thể chọn một trò chơi dân gian mà mình yêu thích Nhưng đảm bảo các yêu cầu sau: - Là một trò chơi dân gian. - Xuất xứ, luật chơi, cách tổ chức trò chơi, ý nghĩa. - Đảm bảo đầy đủ các bước trong bài văn thuyết minh. - Kết hợp kể, miêu tả và biểu cảm. - Ý nghĩa của trò chơi dân gian đối với bản thân. d. Chính tả ngữ pháp đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng 0,25 Việt. e. Sáng tạo lời thuyết minh, sinh động; bài viết lôi cuốn hấp dẫn. 0,25 Người ra đề Người duyệt đề Trần Thị Sáu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2