intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Tam Kỳ” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Tam Kỳ

  1. KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 9 đến tuần 31) so với yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn 7. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận - Cách thức: Đề chung III. THỜI GIAN: 90 phút IV. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độTổng TT Kĩ Nội nhận năn dung/ thức g đơn N Thô Vận Vận vị kĩ h ng dụn dụng năng ậ hiểu g cao n (Số (Số (Số b câu) câu) câu) i ế t (Số câu) TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Ngữ liệu 4 0 3 1 0 1 0 1 10 ( Ngoài sách giáo khoa): Văn bản
  2. truyện ngụ ngôn Tỉ 20 15 10 10 5 60 lệ % điể m 2 Viết Kiểu bài: 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 Văn nghị luận T 10 15 10 0 5 40 ỉ l ệ đ i ể m t ừ n g l o ạ i c â u h ỏ i Tỉ lệ % điểm các mức độ 30 40 20 10 100 nhận thức GV ra đề
  3. Lê Thị Ngọc Trang
  4. V. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II: Số câu hỏi theo Nội mức độ Mức nhận dung/ Kĩ độ thức TT Đơn vị năng đánh kiến giá Nhận Thông c Vận thứ Vận biết hiểu dụng dụng cao Đọc hiểu Truyện Nhận 4TN 1 ngụ ngôn biết: - Nhận 3TN biết +1 TL được thể 2TL loại - Nhận biết được ngôi kể - Nhân biết được thành ngữ/ BPTT/ thái độ của nhân vật - Nhận biết phép liên kết Thông hiểu: - Tác dụng của dấu chấm lửng - Hiểu được
  5. thành ngữ/ BPTT - Hiểu được tính cách nhân vật/ hiểu nội dung văn bản Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm. - Thể hiện được quan điểm, sự lựa chọn của mình và lí giải hợp lí phù hợp. 2 Viết Viết một -Nhận 1* 1* 1* 1TL* bài văn biết: trình bày Nhận ý kiến biết của em được về vấn kiểu bài đề trong văn NL đời sống và nội
  6. dung nghị luận. -Thông hiểu: +Hiểu được cách làm bài văn NL. +Hiểu được nội dung NL. -Vận dụng: Viết được bài văn nghị luận không tán thành -Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và
  7. dẫn chứng đa dạng. Tổng số 4TN 3 TN+ 2TL 1*TL 1 TL 1* TL 1*TL 1*TL Tỉ lệ % 30 40 20 10 TRƯỜNG THCS H.T.KHÁNG KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
  8. 1/ Đọc nội dung câu hỏi từ câu 1 đến câu 7 để chọn đáp án mà em cho là đúng. (3,5 điểm) CHÓ SÓI VÀ CỪU NON Một con sói đi kiếm ăn cả ngày và chưa kiếm được chút gì bỏ vào bụng. Mãi đến gần tối, nó mới thấy một đàn cừu xuất hiện ở phía cửa rừng. Cuối đàn, một chú cừu non đi tụt lại đằng sau, vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ, nhìn trời, nhìn mây,... Sói ta mừng quá, vội vàng lao tới áp sát chú cừu non. Thoáng thấy cặp mắt của sói đỏ khè như hai hòn lửa, cừu non hoảng hồn. Nhưng cừu non đã kịp thời nén được sợ hãi, ung dung bước tới trước mặt sói dữ, lễ phép nói: - Thưa bác, anh chăn cừu sai tôi đến nộp mạng cho bác để tỏ lòng biết ơn bác cả ngày hôm nay không quấy nhiễu đàn cừu chúng tôi. Anh dặn tôi phải hát tặng bác một bài thật hay để bác nghe cho vui tai trước khi ăn thịt tôi cho ngon miệng. Sói ta không ngờ mình được trọng đãi như vậy, lấy làm thích chí và cảm động lắm liền cho phép cừu non trổ tài ca hát. Cừu non rán hơi, rán sức be lên thật to, tiếng kêu be be lên bổng xuống trầm mỗi lúc một vang xa. Anh chăn cừu nghe được, lập tức vác gậy chạy lại, nện cho sói ta lúc ấy đang vểnh tai nghe hát, một trận nên thân. Cừu non thoát nạn nhờ nhanh trí và can đảm còn kẻ lòng lang dạ thú no đòn, bỏ chạy, vừa chạy vừa than thân: - Ai đời chó sói mà nghe ca hát! Mồi kề bên miệng lại để mắc mưu cừu non, đau thật là đau! (Theo Võ Phi Hồng) Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại truyện dân gian nào? A. Truyện thần thoại. B. Truyện ngụ ngôn. C. Truyền thuyết. D. Truyện cổ tích. Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất, số ít. B. Ngôi thứ nhất, số nhiều. C. Ngôi thứ hai. D. Ngôi thứ ba. Câu 3. Trong hai câu sau: “Một con Sói đi kiếm ăn cả ngày và chưa kiếm được chút gì bỏ vào bụng. Mãi đến gần tối, nó mới thấy một đàn cừu xuất hiện ở phía cửa rừng.” có dùng phép liên kết nào? A. Phép thế. B. Phép lặp. C. Phép nối. D. Phép liên kết khác. Câu 4. Trong truyện, khi thấy Sói lao tới áp sát, Cừu non có thái độ ra sao?
  9. A. Bối rối nhưng vẫn tỏ ra rất vui vẻ. B. Tức giận bởi vì bị Sói làm phiền. C. Vui vẻ vì không thấy điều gì nguy hiểm. D. Hoảng hồn nhưng vẫn nén được sợ hãi. Câu 5. Lựa chọn từ ngữ phù hợp chỉ phẩm chất của Cừu non khi gặp Sói. A. Mưu mô. B. Mưu cầu. C. Mưu trí. D. Mưu toan. Câu 6. Dấu chấm lửng trong câu sau có công dụng gì ? “Cuối đàn, một chú Cừu non đi tụt lại đằng sau, vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ, nhìn trời, nhìn mây,...” A. Thể hiện lời nói ngập ngừng, ngắt quãng. B. Làm giãn nhịp điệu của câu văn. C. Cho biết sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết. D. Thể hiện lời nói bị bỏ dỡ. Câu 7. Thành ngữ lòng lang dạ thú thường được dùng để chỉ điều gì? A. Chỉ những kẻ có tâm địa độc ác, có ý đồ xấu xa. B. Chỉ những kẻ cơ hội, ăn ở hai lòng, không trung thực. C. Chỉ những kẻ có hành động hung hăng, hống hách. D. Chỉ những kẻ tham lam, hám lợi, vơ vét, ích kỷ. 2/ Trắc nghiệm tự luận : (2.5 điểm) Câu 8. Nội dung chính của câu chuyện “Chó sói và cừu non” là gì? (1.0 điểm) Câu 9. Qua câu chuyện trên, rút ra bài học mà em tâm đắc nhất? (1.0 điểm) Câu 10. Nếu là em, em sẽ xử lí như thế nào khi gặp khó khăn, nguy hiểm trong cuộc sống? (0.5 điểm) II. VIẾT: (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của em về hiện tượng bạo lực học đường. ----------------------------------- HẾT ----------------------------------- Lưu ý: HSKT không làm câu 7, 8, 9, 10 phần đọc hiểu. TRƯỜNG THCS H. T. KHÁNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 I/ TRẮC NGHIỆM: 1. Phần trắc nghiệm khách quan (3.5 điểm- mỗi câu đúng ghi 0.5 điểm)
  10. Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án B D A D C C A 2. Phần trắc nghiệm tự luận: (2.5 điểm) Câu 8: (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 (0.75 đ) (0.5 đ) (0.25 đ) (0 đ) - Học sinh trình bày đúng - Học - Học sinh - Học sinh -Trả lời nội dung câu hỏi sinh giải giải thích giải thích có không đúng *Gợi ý: thích tương đối ý nhưng yêu cầu của Truyện kể về chú cừu non đúng được nhưng diễn đạt lủng đề bài hoặc gặp phải chó sói hung dữ nhưng chưa đầy đủ, củng không trả đang đói bụng. Chú đã chưa đầy diễn đạt lời. dùng sự mưu trí, can đảm đủ ý chưa rõ ràng của mình để thoát khỏi nguy hiểm. Câu 9: (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 (0 đ) (0.75 đ) (0.5 đ) (0.25 đ) HS có thể rút ra một trong - Học sinh - Học - Học sinh - Trả lời số các bài học sau: nêu được sinh rút rút ra không đúng + Bình tĩnh, can đảm khi bài học, ra được được bài yêu cầu của đối diện với khó khăn, trình bày bài học học tâm đề bài hoặc
  11. nguy hiểm. thuyết nhưng đắc nhưng không trả + Mưu trí, thông minh, phục trình bày lối diễn lời. khéo léo, nhanh nhẹn khi ứng phó với các tình chưa đạt còn huống nguy hiểm bất ngờ thuyết lủng củng, trong cuộc sống. phục. chưa thoát ý. Câu 10: (0.5 điểm) Mức 1 (0.5đ) Mức 2 (0.25 đ) Mức 3 (0 đ) - HS nêu được cách ứng xử phù - Học sinh nêu được - Trả lời không đúng hợp với đạo đức xã hội: cách ứng xử tương đối yêu cầu của đề bài Gợi ý : được. hoặc không trả lời. + Bình tĩnh, lí trí để nghĩ cách giải quyết nhanh nhất khó khăn, nguy hiểm. + Chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người thân, thầy cô, bạn bè,… *Lưu ý: Giáo viên có thể chấm linh hoạt, phát huy sự sáng tạo của học sinh Phần II: VIẾT (4.0 điểm): TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM * Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức, kĩ năng để viết bài văn nghị luận. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận; phần thân bài: Biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt 0.25 chẽ với nhau để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận; phần kết bài: Khái
  12. quát, đánh giá lại vấn đề nghị luận. Các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn nghị luận trình bày ý 0.25 kiến phản đối với hiện tượng bạo lực học đường. c. Triển khai các ý thành bài văn hoàn chỉnh: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu chung vấn đề đời sống cần bàn luận và 0.25 bày tỏ ý kiến phản đối với vấn đề. Thân bài: * Trình bày ý kiến phản đối về hiện tượng bạo lực học đường. * Những lí lẽ và bằng chứng đưa ra để chứng tỏ sự phản đối: - Giải thích bạo lực học đường 2.5 - Nêu biểu hiện của bạo lực học đường - Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường - Tác hại của bạo lực học đường - Trình bày giải pháp để phòng, chống bạo lực học đường Kết bài: Khẳng định lại ý kiến phản đối về hiện tượng bạo lực học đường. 0.25 Liên hệ bài học cho bản thân d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, có cảm xúc, sáng 0.25 tạo.
  13. TRƯỜNG THCS H. T. KHÁNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Hướng dẫn chấm dành cho HSKT I/ TRẮC NGHIỆM: 1. Phần trắc nghiệm khách quan (6.0 điểm- mỗi câu đúng ghi 1.0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B D A D C C Phần II: VIẾT (4.0 điểm): TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM * Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức, kĩ năng để viết bài văn nghị luận. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  14. * Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận; phần thân bài: Biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt 0.25 chẽ với nhau để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận; phần kết bài: Khái quát, đánh giá lại vấn đề nghị luận. Các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn nghị luận trình bày ý 0.25 kiến phản đối với hiện tượng bạo lực học đường. c. Triển khai các ý thành bài văn hoàn chỉnh: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu chung vấn đề đời sống cần bàn luận và 0.25 bày tỏ ý kiến phản đối với vấn đề. Thân bài: * Trình bày ý kiến phản đối về hiện tượng bạo lực học đường. 2.5 * Những lí lẽ và bằng chứng đưa ra để chứng tỏ sự phản đối: - Giải thích bạo lực học đường - Nêu biểu hiện của bạo lực học đường - Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường - Tác hại của bạo lực học đường - Trình bày giải pháp để phòng, chống bạo lực học đường Kết bài: Khẳng định lại ý kiến phản đối về hiện tượng bạo lực học đường. 0.25 Liên hệ bài học cho bản thân d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, có cảm xúc, sáng 0.25 tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0