intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hội An’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hội An

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 THÀNH PHỐ HỘI AN MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: …/5/2024 (Đề có 02 trang) Họ và tên học sinh..............................................Lớp......................SBD..................Phòng thi.............. I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: (1) Vụ chiếc tàu Titanic bị chìm ngoài khơi Bắc Đại Tây Dương đêm 15/4/1912 làm hơn 1500 người thiệt mạng đã không ngừng làm đề tài cho bao tác phẩm văn chương, nghệ thuật. Titanic có nghĩa là vĩ đại. Đặt tên như thế cho con tàu, con người muốn nói lên niềm kiêu hãnh cho một công trình có một không hai vào thời bấy giờ. Nhưng cái vĩ đại mà con người tưởng mình có thể đạt được trong tiến bộ khoa học kĩ thuật ấy không là gì trước sức mạnh thiên nhiên. (2) Sau khi chiếc tàu vĩ đại ấy bị đắm, một tờ báo xuất bản ở Anh đã đăng kề nhau hai bức ảnh minh họa có nội dung như sau: Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy chiếc tàu chạm vào tảng băng, bên dưới có dòng chữ: “Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên”. Còn bức ảnh thứ hai, người ta lại thấy một người đàn ông nhường chiếc phao cấp cứu của mình cho người đàn bà đang bế con trên tay. Lần này, bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ: “Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người”. (3) Sức mạnh, sự vĩ đại đích thực của con người hẳn không nằm trong khả năng chinh phục hay chế ngự thiên nhiên, mà chính là trong khả năng chế ngự được bản thân, vượt thắng sự ích kỉ. Mahatma Gandhi, người giành độc lập cho Ấn Độ bằng cuộc đấu tranh bất bạo động, đã nói: “Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu”. (Tương Quan, Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004, tr.72 - 73) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1(0.5đ). Bài viết trên thuộc thể loại nào? A. Văn bản văn học. B. Văn bản thông tin. C. Văn bản nghị luận. D. Văn bản hành chính. Câu 2(0.5đ). Theo tác giả, người ta đặt tên con tàu là Titanic với mong muốn gì? A. Thể hiện niềm kiêu hãnh cho một công trình vĩ đại. B. Thể hiện thành tựu khoa học từ một công trình vĩ đại. C. Thể hiện sức mạnh chinh phục tự nhiên của con người. D. Thể hiện khả năng chế ngự bản thân của con người.
  2. Câu 3(0.5đ). Chỉ ra từ mượn trong số các từ ngữ sau: A. chiếc tàu. B. con người. C. đàn ông. D. vĩ đại. Câu 4(0.5đ). Gọi tên phép liên kết giữa hai câu văn sau: Titanic có nghĩa là vĩ đại. Đặt tên như thế cho con tàu, con người muốn nói lên niềm kiêu hãnh cho một công trình có một không hai vào thời bấy giờ. A. Phép lặp. B. Phép thế. C. Phép điệp. D. Phép nối. Câu 5(0.5đ). “Sức mạnh của con người” trong bức ảnh thứ hai hiểu thế nào cho đúng? A. Sức mạnh của trí thông minh, sự sáng suốt trước hoàn cảnh gian khó, nguy nan. B. Sức mạnh của niềm tin, niềm hi vọng thoát khỏi tình thế hiểm nguy, khó khăn. C. Sức mạnh của sự đùm bọc, tinh thần đoàn kết khi rơi vào hoàn cảnh nguy cấp. D. Sức mạnh của lòng vị tha, vượt thắng bản thân, trao cơ hội sống cho người khác. Câu 6(0.5đ). Vấn đề chính mà đoạn (2) muốn nói đến là gì? A. Vụ đắm tàu là một thông tin đặc biệt xuất hiện trên tờ báo Anh. B. Con người có một sức mạnh vĩ đại mà thiên nhiên không thể có. C. Sự khác nhau của hai bức ảnh về nội dung và chú thích. D. Những bức ảnh đã khiến mọi người nhớ đến vụ đắm tàu. Câu 7(0.5đ). Từ “chế ngự” trong câu sau có nghĩa là gì? Sức mạnh, sự vĩ đại đích thực của con người hẳn không nằm trong khả năng chinh phục hay chế ngự thiên nhiên, mà chính là trong khả năng chế ngự được bản thân, vượt thắng sự ích kỉ A. Ngăn chặn tác hại hoặc bắt phải phục tùng. B. Nắm quyền kiểm soát và ngăn chặn tự do. C. Giữ lại trong giới hạn và không cho tự do. D. Tác động mạnh đến hoặc làm cho thay đổi. Câu 8(1.0đ). Chỉ ra một thành ngữ được sử dụng trong đoạn (1). Câu 9(1.0đ). Em có đồng ý với ý kiến “những tiến bộ khoa học kĩ thuật không là gì trước sức mạnh thiên nhiên” không? Vì sao? Câu 10(0.5đ). Thông điệp có ý nghĩa nhất với em từ văn bản là gì? Hãy viết đoạn văn ngắn từ 3-5 câu. II. VIẾT (4.0 điểm): Có người cho rằng: bảo vệ môi trường là trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến phản đối quan niệm trên. ……………….HẾT………………
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỘI AN KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 7 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. ĐỌC – HIỂU:(6.0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đ/A C A D B D B A Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8: thành ngữ “có một không hai” (1.0 điểm) Câu 9: (1.0 điểm) Mức 1 (1.0đ) Mức 2 (0.5đ) Mức 3 (0.0đ) - Học sinh trình bày được ý kiến và nêu HS trình bày được Trả lời sai hoặc được ít nhất một lí do hợp lí; diễn đạt rõ ý kiến và nêu được không trả lời. ràng, mạch lạc. ít nhất một lí do Gợi ý: Đồng ý. Vì: hợp lí nhưng diễn + Những tiến bộ khoa học kĩ thuật đều có đạt chưa thật rõ. thể bị hủy hoại trước sức mạnh của thiên nhiên; + Những tiến bộ khoa học kĩ thuật chỉ giúp con người chinh phục chứ không thể nào chế ngự thiên nhiên;… Câu 10. (0.5 điểm) Mức 1 (0.5đ) Mức 2 (0.25đ) Mức 3 (0.0đ) - Học sinh nêu được một thông điệp có ý HS nêu được một Trả lời sai hoặc nghĩa và diễn đạt thành một đoạn văn 3-5 thông điệp có ý không trả lời. câu rõ ràng, mạch lạc. nghĩa nhưng chưa Gợi ý: viết thành đoạn + Thiên nhiên có thể phá hủy đi nhiều thứ văn 3-5 câu hoặc nhưng không thể nào hủy diệt sức mạnh diễn đạt chưa thật tinh thần, sức mạnh tình yêu ở con người; rõ. + Phải biết sống vị tha, nhân ái;…
  4. II. VIẾT:(4.0 điểm) Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận: 0.25 - Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận. - Thân bài: Bày tỏ cách hiểu và trình bày ý kiến phản đối. - Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0.25 Phản đối quan niệm: bảo vệ môi trường là trách nhiệm của các cơ quan chức năng. c. Bày tỏ thái độ: 3.0 HS có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu: - Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận: môi trường thường xuyên được các cơ quan chức năng quan tâm và có trách nhiệm bảo vệ thông qua sự phân công nhiệm vụ, xử lý kịp thời... - Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng): đây là cách nghĩ sai lệch không phù hợp với thực tế cuộc sống. Vì: + Môi trường sống là của chung tất cả mọi người nên bảo vệ môi trường là trách nhiệm không của riêng ai. + Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sức khỏe, tính mạng...của mỗi người. + ... - Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng). * Kết thúc vấn đề: - Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0.25 Có sáng tạo trong cách lập luận và diễn đạt. –––––––––––––– Hết –––––––––––––––
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2