intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Hiệp Đức” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Hiệp Đức

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) MA TRẬN Nội Mức độ nhận thức Tổng dung/đ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao % Kĩ TT ơn vị điểm năng TNK kiến TNKQ TL TL TNKQ TL TNKQ TL Q thức 1 Đọc Văn bản nghị luận hiểu Số câu 4 0 3 1 0 2 0 0 10 Tỉ lệ 20 15 10 0 15 0 0 60 2 Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Viết Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ % 10 10 10 10 40 Tỉ lệ các mức độ 65% 35% 100
  2. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Chương/ Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận Chủ đề dung/ thức Mức độ Đơn vị Vận TT đánh giá Nhận Thông Vận kiến dụng biết hiểu dụng thức Cao 1 ĐỌC Văn Nhận biết: HIỂU bản - Nhận biết được thể loại nghị của văn bản. luận - Nhận biết phép liên kết trong văn bản. - Nhận biết được các ý 2TL 0 kiến, lí lẽ, bằng chứng và luận điểm trong văn bản nghị luận. Thông hiểu: - Xác định được mục đích, nội dung chính của 4 TN 3TN văn bản. 1TL - Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng. - Hiểu được ý nghĩa của từ trong ngữ cảnh; tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản. - Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.
  3. Chương/ Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận Chủ đề dung/ thức Mức độ Đơn vị Vận TT đánh giá Nhận Thông Vận kiến dụng biết hiểu dụng thức Cao 2 VIẾT Kể lại Nhận biết: nhận biết sự việc kiểu bài văn tự sự có thật Thông hiểu: hiểu được liên cách kể sự việc theo diễn quan biến. đến Vận dụng: Viết được nhân bài văn hoàn chỉnh kể lại 1TL* vật một sự việc có thật liên hoặc sự quan đến nhân vật hoặc kiện sự kiện lịch sử. lịch sử. Vận dụng cao: Viết bài văn đúng chính tả, ngữ pháp, lời kể chuyện sinh động, sáng tạo, Tổng 4TN 3 TN, 1 2 TL 1 TL TL Tỉ lệ % 30 35 25 10 Tỉ lệ chung 65 35
  4. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: THỜI GIAN LÀ VÀNG Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp. (Thời gian là vàng, Phương Liên - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục) Chọn phương án trả lời đúng và ghi kết quả vào giấy làm bài (từ câu 1 đến câu 7): Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Thuyết minh. B. Nghị luận. C. Tự sự. D. Biểu cảm. Câu 2. Xác định phép liên kết trong 2 câu văn sau: “Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được”. A. Phép lặp, phép thế. B. Phép liên tưởng, phép nối. C. Phép nối, phép lặp. D. Phép nối, phép thế. Câu 3. Theo tác giả nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho ai? A. Cho bản thân B. Cho xã hội C. Cho bản thân và xã hội D. Cho bản thân và gia đình Câu 4. Nhận định nào không đúng khi nói văn bản “Thời gian là vàng” là bàn về một vấn đề đời sống? A. Bài viết ngắn gọn súc tích, thể hiện rõ tình cảm của người viết B. Người viết thể hiện rõ ý kiến đối với vấn đề cần bàn bạc C. Trình bày những ý kiến, lí lẽ, bằng chứng cụ thể D. Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
  5. Câu 5. Văn bản trên bàn về vấn đề gì? A. Bàn về giá trị của sự sống. B. Bàn về giá trị của sức khỏe. C. Bàn về giá trị của thời gian. D. Bàn về giá trị của tri thức. Câu 6. Câu “Thời gian là sự sống” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. Câu 7. Từ “tri thức” được sử dụng trong văn bản trên được hiểu như thế nào? A. Tri thức bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi. B. Tri thức bao gồm những thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi. C. Tri thức là những kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua học hỏi từ sách vở hoặc trong cuộc sống. D. Tri thức là những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi. Câu 8. (0,5 điểm) Tìm từ ngữ sử dụng biện pháp điệp ngữ và nêu tác dụng. Câu 9. (1,0 điểm) Theo em, tại sao tác giả cho rằng: “Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được”? Câu 10. (1,0 điểm) Bài học em rút ra được từ văn bản trên là gì? II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Hãy viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu. Học sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: ................................................................SBD:.........................
  6. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 HƯỚNG DẪN CHẤM (gồm 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm, nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Giáo viên cần tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa, khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn, có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
  7. Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 C 0,5 3 C 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 B 0,5 7 A 0,5 8 - Biện pháp tu từ điệp ngữ: “thời gian là…” 0,25 - Hiệu quả: Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian đối với 0,25 con người. Mức 1: HS trả lời đúng 2 ý trên thì ghi 0,5 điểm Mức 2: HS trả lời đúng1 ý thì ghi 0,25 điểm Mức 3: HS trả lời sai hoặc bỏ giấy trắng ghi 0 điểm 9 Học sinh lý giải được: - Vàng tuy quý nhưng là vật có thể mua được còn thời gian thì 0,5 không mua được vì thời gian là thứ vô hình không thể nắm bắt, đã đi là không trở lại. - Nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian, khẳng định thời 0,5 gian là vô giá, giá trị của thời gian không gì sánh bằng. Mức 1: HS nêu được 2 ý trên thì ghi 1,0 điểm Mức 2: HS nêu được 1 ý thì ghi 0,5 điểm Mức 3: HS trả lời sai hoặc bỏ giấy trắng ghi 0 điểm 10 Học sinh biết rút ra được bài học cho bản thân (quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí...). 1,0 Mức 1: HS nêu được từ 2 bài học trở lên thì ghi 1,0 điểm Mức 2: HS nêu được 1 bài học thì ghi 0,5 điểm Mức 3: HS trả lời sai hoặc bỏ giấy trắng ghi 0 điểm II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Mở bài, thân bài, kết bài. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Sự việc được kể lại trong văn 0,25 bản là có thật và liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự. HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu được một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. 3,0 - Trình bày được sự việc tiêu biểu liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử được nhắc đến nhằm gợi nhớ hình ảnh, công trạng của nhân vật lịch sử. - Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/sự kiện lịch sử. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 Tiếng Việt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2