TRƯỜNG THCS VĨNH THỊNH<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II<br />
MÔN : NGỮ VĂN 8<br />
Thời gian : 90 phút (không kể giao đề)<br />
I. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN<br />
Đọc kỹ các câu hỏi dưới đây và trả lời bằng cách lựa chọn chữ cái đầu đứng<br />
trước phương án đúng nhất<br />
Câu 1: Trong văn bản Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi khẳng định nước ta là một<br />
nước độc lập dựa vào những chứng cứ nào sau đây?<br />
A. Có chủ quyền, lãnh thổ và phong tục riêng.<br />
B. Có nền văn hiến, lãnh thổ riêng, phong tục riêng.<br />
C. Có chủ quyền, có nền văn hiến, truyền thống lịch sử, lãnh thổ riêng,<br />
phong tục riêng.<br />
D. Có nền văn hiến, lãnh thổ riêng, phong tục riêng, đánh bại nhiều kẻ thù<br />
xâm lược.<br />
Câu 2: "Ông là nhà thơ của lẽ sống, của tình cảm lớn, niềm vui lớn" là nhận xét<br />
về tác giả nào?<br />
A. Thế Lữ<br />
B. Tế Hanh<br />
C.Vũ Đình Liên<br />
D. Tố Hữu<br />
Câu 3. Trong bài thơ “ Quê hương”, Tế Hanh đã so sánh “ cánh buồm” với hình<br />
ảnh nào sau đây?<br />
A. Con tuấn mã.<br />
B. Mảnh hồn làng.<br />
C. Dân làng.<br />
D. Quê hương.<br />
Câu 4: Câu thơ " Sáng ra bờ suối tối vào hang " ( Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí<br />
Minh ) giúp ta hiểu gì về cuộc sống của Bác khi ở Pác Bó?<br />
A. Cuộc sống hài hòa, thư thái và có ý nghĩa của người cách mạng luôn làm<br />
chủ mình.<br />
B. Cuộc sống an nhàn, tự tại của một người không phải lo nghĩ gì về cuộc<br />
đời.<br />
C. Cuộc sống bình dị, đơn sơ, an nhàn.<br />
D. Cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, xa lánh cõi trần tục.<br />
Câu 5: Em đồng ý với nhận xét nào về giọng điệu của bài thơ Tức cảnh Pác Bó<br />
(Hồ Chí Minh)?<br />
A. Dõng dạc, hào hùng<br />
B. Nhẹ nhàng, vui tươi<br />
C. Tha thiết, mềm mại<br />
D. Thâm trầm, sâu lắng<br />
Câu 6: Câu " Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc" trích trong văn<br />
bản Hịch tướng sĩ thuộc kiểu câu gì?<br />
A. Nghi vấn<br />
B. Cầu khiến<br />
C. Phủ định<br />
D. Cảm thán<br />
Câu 7: Câu nghi vấn sau đây được dùng để làm gì?<br />
Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?<br />
A. Hỏi<br />
B. Khẳng định<br />
B. C. Phủ định<br />
D. Bộc lộ cảm xúc<br />
<br />
Câu 8: Khi sử dụng các yếu tố miêu tả và tự sự trong bài văn nghị luận cần lưu ý<br />
điều gì?<br />
A. Không được phá vỡ luận đề<br />
B. Không được phá vỡ luận điểm<br />
C. Không được phá vỡ mạch nghị luận của bài văn<br />
D. Không được phá vỡ lí lẽ và dẫn chứng<br />
II. PHẦN II: TỰ LUẬN.<br />
Câu 1.<br />
a. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh. Nội dung chính<br />
của bài thơ?<br />
b. Em hãy kể tên ba bài thơ khác của Bác cũng nói về trăng.<br />
Câu 2:<br />
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về hiện tượng nguồn nước<br />
sạch ở địa phương em đang ngày càng vơi cạn.<br />
-Hết-<br />
<br />
TRƯỜNG THCS VĨNH THỊNH<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
MÔN : NGỮ VĂN 8<br />
I. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 2.0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng<br />
cho 0,25 điểm<br />
Câu<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
Kết quả<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
II. PHẦN II: TỰ LUẬN<br />
Câu 1: (3.0 điểm )<br />
a. Hoàn cảnh sáng tác: Bác sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh tù đày, vô cùng gian<br />
khổ, thiếu thốn- ngắm trăng qua song sắt nhà tù. (1.0 điểm)<br />
* Nội dung: “Ngắm trăng” là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình<br />
yêu thiên nhiên say đắm và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh ngục<br />
tù cực khổ, tối tăm. (1.0 điểm)<br />
b. Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Cảnh khuya .... (1.0 điểm)<br />
Câu 2: ( 5.0 điểm)<br />
1. Yêu cầu:<br />
a. Hình thức: Học sinh viết được một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, diễn đạt<br />
trong sáng, dễ hiểu; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả ...<br />
b. Nội dung: Trình bày suy nghĩ về hiện tượng nguồn nước sạch ở địa phương<br />
đang ngày càng bị vơi cạn (Bài nghị luận có xen yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm ).<br />
2. Tiêu chuẩn cho điểm:<br />
A. Mở bài (0,5 đ ): Nêu được vấn đề cần nghị luận: Địa phương đang đứng trước<br />
nguy cơ bị cạn kiệt nhiều nguồn tài nguyên trong đó có nước sạch.<br />
B.Thân bài (4,0 đ ): Lần lượt trình bày các luận điểm, mỗi luận điểm được 1,0 đ<br />
- Thực trạng nguồn nước sạch ở địa phương:<br />
+ Mạch nước ngầm cũng như lưu lượng của các con sông đang giảm dần<br />
+ Nước sạch bị ô nhiễm, vấy bẩn, rác thải sinh hoạt làm đổi màu các dòng<br />
sông; chất hóa học làm ô nhiễm mạch nước ngầm.<br />
- Nguyên nhân nguồn nước bị ô nhiễm và ngày càng cạn kiệt:<br />
+ Do chất thái công nghiệp, chất thải sinh hoạt.<br />
+ Sông hồ bị ô nhiễm, hạn hán kéo dài.<br />
+ Tình trạng lãng phí nước sạch ở nhiều gia đình.<br />
- Hậu quả:<br />
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.<br />
+ Ảnh hưởng đến sản xuất<br />
- Giải pháp:<br />
+ Tiết kiệm nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường.<br />
+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường...<br />
C. Kết bài (0,5đ): - Đánh giá chung về hiện tượng: Cạn nguồn nước sạch là thảm<br />
họa của cuộc sống.<br />
- Trách nhiệm của mỗi người đối với vấn đề<br />
<br />