intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT Giao Thủy

Chia sẻ: Wang Li< >nkai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

45
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT Giao Thủy” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT Giao Thủy

  1. PHÒNG GD&ĐT  ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II  NĂM HỌC 2020 ­ 2021 GIAO THỦY Môn: NGỮ VĂN ­ Lớp 8 (Thời gian làm bài: 90 phút)                                                                   Đề khảo sát gồm 02 trang Phần I. Tiếng Việt  (2,0 điểm).      Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng mà em lựa chọn trong các câu sau  vào bài làm. Câu 1. Xét về mục đích nói, câu “Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?”   thuộc kiểu câu gì? A. Câu phủ định B. Câu cầu khiến C. Câu nghi vấn D. Câu trần thuật Câu 2.  Câu  “Bạn có thể  mua giúp mình quyển sách được không?”  dùng để  thực hiện  hành động nói: A. điều khiển B. hỏi C. trình bày D. hứa hẹn Câu 3. Hai câu thơ:“Cha lại dắt con đi trên cát mịn                               Ánh nắng chảy đầy vai” (Hoàng Trung Thông) sử dụng biện pháp tu từ: A. nhân hóa B. ẩn dụ C. nói giảm nói tránh D. nói quá Câu 4. Câu trần thuật “Con là một đứa trẻ nhạy cảm” (Lý Lan) dùng để làm gì? A. Giải thích B. Nhận định C. Miêu tả D. Giới thiệu Câu 5. Ý nào nói đúng nhất tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ phần in đậm trong câu: “Nhớ buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng  rung lên man mác khúc nhạc   đồng quê.” (Thép Mới)? A. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. B. Liên kết câu với những câu khác trong văn bản. C. Thể hiện thứ tự trước sau của sự việc. D. Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói. Câu 6.  Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép: “Họ vừa đi, họ vừa hát”  là: A. quan hệ đồng thời B. quan hệ bổ sung C. quan hệ tăng tiến D. quan hệ nhân quả Câu 7.  Trong câu “Bác trai đã khá rồi chứ?”, từ “chứ” thuộc từ loại nào? A. Trợ từ B. Thán từ C. Tình thái từ D. Quan hệ từ Câu 8. Dòng nào sau đây chứa các từ ngữ cùng trường từ vựng? A. quáng gà, lông mày, cận thị, viễn thị B. đờ đẫn, toét, mù, lòa, cận thị, lông mày C. lòng đen, con ngươi, lông mi, trông D. nhìn, trông, thấy, liếc, nhòm 1
  2. Phần II. Đọc ­ hiểu văn bản (3,0 điểm)     Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi? Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ Sông của miền Nam nước Việt thân yêu (...)                                               (Tế Hanh, Nhớ con sông quê hương, www.thivien.net) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định thể thơ của đoạn trích trên. Câu 2. (0,5 điểm) Nhân vật trữ tình đã thể hiện tình cảm với quê hương qua những hình  ảnh, kỉ niệm nào? Câu 3. (1,25 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ:   “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè  Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng” Câu 4. (0,75 điểm) Em ấn tượng nhất với hình ảnh nào của quê hương mình? Vì sao? Phần III. Tập làm văn (5,0 điểm)  Phóng nhanh vượt  ẩu khi tham gia giao thông đang là một hiện tượng khá nhức   nhối và phổ biến. Em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về hiện tượng đó? ­­­­­­­­­­­­­­ HÊT ­­­­­­­­­­­­­­­ ́ Họ tên thí sinh:……………………….…………….……… Số báo danh:………………….. ………. 2
  3. PHÒNG GD&ĐT  HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II GIAO THỦY  NĂM HỌC 2020 ­ 2021 Môn: Ngữ văn ­ Lớp 8                                                                                                   HDC g ồm 04 trang Phần I. Tiếng Việt  (2,0 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 C A B B D A C D Lưu ý: ­  Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 điểm   ­ Trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm Phần II. Đọc ­ hiểu văn bản (3,0 điểm) Câu   Nội  Cách cho điểm dung 1. (0,5) ­ Thể thơ: Tự do ­ Mức 0.5 điểm: Trả lời như trên. ­ Mức 0.0 điểm: Không trả lời hoặc trả lời sai 2. (0,5) ­ Hình ảnh: con sông xanh  ­ Mức 0.5 điểm: Trả lời đầy đủ 02 ý; biếc, nước gương trong,  ­ Mức 0.25 điểm: Trả  lời được 01 ý hoặc  những hàng tre; 02 ý nhưng chưa đầy đủ. ­ Mức 0.0 điểm: ­ Kỉ niệm: con sông đã tắm  Không trả  lời, chép cả  câu thơ   hoặc trả  lời  cả đời tôi; mối tình mới mẻ. sai 3. (1,25) ­ Chỉ ra: phép so sánh “tâm    ­  Mức 0.5 điểm:  Chỉ  rõ phép so sánh (gọi  hồn” với ‘buổi trưa hè”; được tên biện pháp tu từ và chỉ cụ thể); ­  Mức 0.25 điểm:  Chỉ  gọi tên biện pháp tu  từ mà không chỉ cụ thể; ­ Mức 0.0 điểm: Không trả  lời hoặc trả  lời  sai. 3
  4. ­ Tác dụng: ­  Mức   0.75   điểm:  Trả   lời   được  03   ý   tác  dụng; + Làm cho câu thơ giàu hình    ­  Mức   0.5   điểm:  Trả   lời   được  02   ý   tác  ảnh cảm xúc, sinh động, ấn  dụng; tượng;   ­  Mức 0.25 điểm:  Trả  lời được  01 ý tác  + Làm nổi bật vẻ đẹp tâm  dụng; hồn tươi sáng, trẻ trung, đang  ­ Mức 0.0 điểm: Không trả lời hoặc trả lời  tràn đầy nhựa sống ; sai. + Thể hiện tình cảm gắn bó,  tình yêu thiết tha với con  sông, với quê hương của tác  giả.  4. (0,75) ­ Đây là câu hỏi mở, Hs nêu  ­ Mức 0.25 điểm: HS chỉ  được nêu 01 hình  được một hình ảnh ấn tượng  ảnh ấn tượng nhất. nhất về quê hương mình  ­  Mức  0.0  điểm:  Nêu  nhiều  hơn 01  hình  như: con đường, cánh đồng,  ảnh; Không trả lời hoặc trả lời sai. mái trường, hàng cây.... ­ Lí giải được vì sao?  ­ Mức 0.5 điểm: Biết lý giải hợp lý, thuyết  phục. ­ Mức 0.25 điểm: Lý giải còn sơ sài. ­ Mức 0.0 điểm: Không trả lời hoặc  trả lời  sai. Phần III. Tập làm văn (5,0 điểm) Nội dung Cách cho điểm 1) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm) ­ Mức  0.25  điểm:  Đúng  cấu   trúc,   đúng   vấn   đề  Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn  nghị luận. đề; Kết bài khái quát được vấn  đề. ­  Mức  0.0  điểm:  Không  đúng cấu trúc, không đúng  vấn đề nghị luận. 2)   Triển   khai   vấn   đề   nghị   luận   thành   các   luận   ­   Mức  4,0  –  4,5  điểm:  điểm (4,5 điểm) Đáp  ứng đầy đủ  các yêu  cầu.  Luận  điểm  rõ  ràng,  Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng  cần   lập   luận   chặt   chẽ,   dẫn  vận dụng tốt các thao tác lập luận, biết triển khai các  chứng thuyết phục. luận điểm rõ ràng, kết hợp  lí lẽ  và dẫn chứng thuyết  ­  Mức  3,25  –  3.75 điểm:  4
  5. phục, đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: Cơ bản đáp ứng được các  yêu  cầu.  Luận điểm  khá  ­ Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận (0,25đ); rõ   ràng,   lập   luận   tương  ­ Giải thích “phóng nhanh vượt  ẩu” là gì (là đi quá  đối   chặt   chẽ,   thuyết  tốc độ  cho phép,   vượt  không đúng  quy định, không  phục. tuân theo luật  giao thông...; (0,5đ)  ­  Mức  2,5  –  3,0  điểm:   ­ Nêu biểu hiện thực trạng: là hiện tượng phổ biến  Đáp ứng được ½ yêu cầu.  diễn ra hằng ngày trên đường, người  đi đường lấn  Triển khai vấn đề đôi chỗ  sang   làn   đường   của   người   khác   một   cách   tùy   tiện,  chưa thuyết phục. vượt quá tốc độ  quy định, không cần biết đến nguy   ­  Mức  1,75 –  2,25 điểm:  hiểm....; (0,5đ) Đáp   ứng   được   1/3   yêu  ­ Nguyên nhân: do nhận thức, ý thức văn hóa, ý thức  cầu.  Triển   khai   vấn   đề  chấp hành pháp luật về  an toàn giao thông kém; chế  chưa thực sự thuyết phục. tài giám sát và xử phạt chưa đủ mạnh...; (0,75đ) ­ Mức 1,0 ­ 1,5 điểm: Chưa  ­ Tác hại:  Cho chính người tham gia giao thông và  đáp   ứng   được   các   yêu   cầu  những người xung quanh về: (1,5đ) hoặc chỉ chạm được một vài  + Đạo đức, lối sống; ý. + Sức khỏe;   ­  Mức  0,25   ­   0,75  điểm:  Chưa  đáp ứng được hầu hết  + Kinh tế. các yêu cầu. Bài viết sơ sài. ­ Biện pháp: (0,75đ) ­  Mức   0.0   điểm:   Không  + Có ý thức văn hóa khi tham gia giao thông; trả lời hoặc  trả + Chấp hành tốt các quy định của luật giao thông; lời sai. + Cần có chế tài giám sát và xử phạt nghiêm khắc. ­ Khẳng định lại vấn đề, liên hệ rút ra bài học cho  bản thân. (0,25 đ) 3) Sáng tạo, chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25  điểm) ­  Điểm 0,25: Có  cách  diễn  đạt   độc   đáo,   sáng   tạo.  Không   mắc   lỗi  dùng   từ,  viết câu. ­  Điểm   0:  Không   có  cách  diễn đạt độc đáo, sáng tạo.  Mắc lỗi dùng từ, viết câu,...                                                                    ­­­­Hết­­­ 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2