intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Long Tuyền, Bình Thủy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Long Tuyền, Bình Thủy” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Long Tuyền, Bình Thủy

  1. UBND QUẬN BÌNH THỦY MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS LONG TUYỀN NĂM HỌC 2021- 2022 MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình HKII (từ tuần 19 – 33) môn Ngữ văn lớp 8 theo 3 nội dung Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu, tạo lập văn bản và tư duy sáng tạo của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN - Liệt kê các chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 8 (từ tuần 19 đến tuần 33). - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận. - Bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra. Mức độ Vận dụng Vận dụng cấp Nhận biết Thông hiểu cấp độ Cộng Chủ đề độ cao thấp I. Đọc hiểu Nhận diện Quê hương- được thể thơ. Tế Hanh. Nêu nội dung Câu cảm chính của bài Tìm và nêu thán. thơ. được đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán. Số câu: 2 1 Điểm: 1.5 1.5 3 Tỉ lệ: 15 15 3.0 30 II. Làm văn Vận dụng Vận dụng kiến kiến thức, thức, kỹ năng Văn nghị kỹ năng để để viết được luận viết được bài văn nghị đoạn văn luận theo yêu nêu cảm cầu. nhận của em về mùa hè thông qua tác
  2. phẩm. Số câu: Điểm: 1 1 2 Tỉ lệ: 2,0 5.0 7.0 50 70 20 Tổng cộng Số câu: 2 1 1 5 Điểm: 1,5 1,5 1 5,0 10 Tỉ lệ: 15 15 2,0 50 100 20 UBND ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II QUẬN BÌNH NĂM HỌC 2021-2022 THỦY MÔN NGỮ VĂN 8 TRƯỜNG Thời gian làm bài: 90 phút THCS LONG (Không kể thời gian phát đề) TUYỀN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc kĩ bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không... Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (Khi con tu hú – Tố Hữu Ngữ văn 8, Tập hai, NXB Giáo dục năm 2015, tr 19) Câu 1. (0,5đ) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. (1,5đ) Tìm tất cả những từ ngữ cảm thán trong bài thơ và nêu tác dụng? Câu 3. (1.0đ) Nêu nội dung chính của bài thơ. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2,0đ) Qua phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn ngắn (Khoảng 100 chữ), trình bày cảm nhận của em đây là một bức tranh mùa hè tràn đầy sức sống trong bài thơ.
  3. Câu 2. (5,0đ) Hồ Chủ tịch có dạy: Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì không trôi chảy. Em hiểu lời dạy đó như thế nào? --- Hết --- Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. Hướng dẫn chung - Giáo viên chấm cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Khi chấm điểm, cần chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc từng trường hợp để đánh giá chính xác giá trị của từng bài viết, cần khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, giáo viên chấm bài vẫn cho đủ điểm. - Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm. - Điểm toàn bài đạt được vẫn giữ nguyên, không làm tròn điểm số. II. Đáp án và thang điểm I. ĐỌC HIỂU (3.0đ) Điểm Câu 1 Thể thơ: Lục bát. 0,5 đ Từ cảm thán: ôi, làm sao, thôi. 0.5đ -Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, Câu 2 hỡi ơi, chao ơi,... dùng để bộc trực tiếp cảm xúc của người nói 0.75đ (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương. -Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. 0.25đ Nội dung chính của bài thơ: Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi Câu 3 sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh 1.0 đ hoạt lao động của làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ. II. LÀM VĂN 7.0đ a. Yêu cầu về kiến thức: Câu 1 - Học sinh nêu cảm nhận: đây là một bức tranh có đủ đầy màu sắc, âm thanh, mùi vị (Màu vàng, hồng, xanh...; Âm thanh của tiếng 2,0đ ve, sáo diều; vị ngọt của trái chín). - Đoạn văn có tính liên kết, chặt chẽ, rõ ràng. b. Yêu cầu về kĩ năng: - Lời văn trong sáng, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, dùng từ, dấu câu chính xác, dựng đoạn hợp lí. - Trình bày cẩn thận, rõ ràng, sạch đẹp.
  4. 1. Yêu cầu về kỹ năng: Câu 2 - Xác định đúng kiểu bài: Nghị luận xã hội. - Bài viết hoàn chỉnh, có đủ bố cục 3 phần, nội dung chặt chẽ. - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, lời văn trong sáng, dễ hiểu. - Diễn đạt câu văn mạch lạc, không sai quá nhiều lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. 2. Yêu cầu về kiến thức: - Học sinh viết đúng kiểu bài nghị luận, sử dụng phương pháp phù hợp với bài văn nghị luận. - Bài văn có thể vận dụng các phương pháp nghị luận khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: Ý * Giới thiệu khái quát: -Nhân dân ta xưa nay thường nói về việc học bằng một từ đầy ý 1 nghĩa học hành. Trong từ ấy có hai khái niệm rõ ràng học và hành. -Để nói rõ mối quan hệ giữa hai khái niệm ấy, có lần nói chuyện với Hs, Bác Hồ đã căn dặn: “Học ....chảy”. 1.0đ 2 * Giải thích ý nghĩa: - Học là gì? Là tiếp thu kiến thức lí luận. 0,5đ - Hành là gì? Là làm, là thực hành, ứng dụng kiến thức. - Học với hành phải đi đôi là gắn bó với nhau làm một. * Trình bày các lí lẽ: 2,0đ - Học mà không hành là vô ích. + Hành là mục đích và là phương pháp của học. + Chỉ học lí thuyết suông, không vận dụng vào thực tiễn chẳng để làm gì. + Dẫn chứng để khẳng định lí lẽ vừa giải thích. - Hành mà không học thì hành không trôi chảy. + Hành mà không có lí luận chủ đạo, lí thuyết soi sáng, khái niệm, dẫn dắt thì lúng túng. + Hành mà không học chỉ là phá hoại. + Dẫn chứng để khẳng định lí lẽ vừa giải thích. * Phương hướng vận dụng: - Học cái gì? Học như thế nào? 2.5đ + Học ở sách vở, học trong thực tế, học ở kinh nghiệm những người đi trước. + Học siêng năng, chăm chỉ, có thực hành. - Hành cái gì? Hành như thế nào? Học khác với hành ra sao? + Vận dụng điều đã học vào thực tế cuộc sống. + Học để nắm vững lí thuyết, hành để kiểm nghiệm. + Trong thực hành, kiến thức được củng cố và phát triển. + Dẫn chứng để khẳng định lí lẽ vừa giải thích. 3 - Học với hành phải đi đôi là nguyên lí, là phương châm, là phương pháp học tập của chúng ta. 1.0đ - Nêu quyết tâm của người Hs đối với vấn đề đó.
  5. TỔNG Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ 10,0đ ĐIỂM năng và kiến thức. --- HẾT --- Long Tuyền, ngày 14 tháng 4 năm 2022 GVBM Huỳnh Thanh Tuấn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2