intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Năm học: 2022 - 2023 Môn: Ngữ Văn - lớp 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (5.0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. […] Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi làm gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị. Đó là mấy điều thành thật xin dâng. Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét. Kẻ hèn thần cung kính tấu trình. (Trích Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục) Câu 1: (1.0 điểm) Em hãy cho biết ngữ liệu trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2: (1.0 điểm) Xét theo mục đích nói, câu văn: “Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy” thuộc kiểu câu gì và thực hiện hành động nói nào? Câu 3: (1.0 điểm) Xác định quan hệ, vai xã hội trong đoạn trích trên. Câu 4: (1.0 điểm) Em hãy nêu nội dung của văn bản trên. Câu 5: (1.0 điểm) Trong đoạn trích trên, tác giả nêu mục đích của việc học là học làm người. Theo em, học để làm người trong thời đại ngày nay thì cần học những gì và học như thế nào? (Trình bày ngắn gọn) II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm) Nhà văn Lỗ Tấn đã từng nói: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Em hãy viết bài băn trình bày suy nghĩ về câu nói trên. ………...…. HẾT………...…. Họ và tên thí sinh: .............................................................Số báo danh: ............................. Chữ kí giám thị 1: .................................................................................................................
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2022-2023 Môn: Ngữ văn 8 (Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm - Ngữ liệu được trích trong tác phẩm: Bàn luận về phép học 0,5 1 0,5 - Tác giả: Nguyễn Thiếp - Xét theo mục đích nói câu văn: “Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy” thuộc kiểu câu: Trần thuật 0,5 2 - Thực hiện hành động nói: Trình bày 0,5 * Học sinh xác định được: - Quan hệ xã hội: Trên - dưới (theo thứ bậc xã hội) 0,5 3 0,5 - Vai xã hội: Vua (vai trên); bề tôi - người tấu trình (vai dưới) - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần I. Đọc- 1,0 4 hướng đến được: Nội dung đoạn trích là nêu lên cách hiểu học và mục đích của việc học. - Học sinh có thể trình bày ý kiến cá nhân theo nhiều cách. Dưới dây là một số gợi ý: + Học để làm người trong thời đại ngày nay phải bao gồm nhiều mặt: học tri thức cơ bản và hiện đại về nhiều lĩnh vực cả tự nhiên và xã hội. phát huy năng lực tư duy 5 sáng tạo, kĩ năng sống, kĩ năng hoạt động giao tiếp. 1,0 + Có phương pháp học tập: học đi đôi với hành, vận dụng tri thức đã học vào hoạt động thực tiễn.... (Hs có thể trình bày bằng vài câu văn hoặc trình bày theo từng ý đều được) I. Yêu cầu về kỹ năng: - Học sinh biết làm một bài văn nghị luận theo yêu cầu của đề bài có yếu kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
  3. - Bài văn có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Văn phong mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. II.Yêu cầu về nội dung: * Trong bài văn, HS cần nêu được các ý sau: 1. Mở bài: II. Tạo lập văn - Nêu vấn đề cần nghị luận: Lời khuyên nhủ con người bản 1 nên biết nỗ lực, cần cù, chăm chỉ nhiều hơn trong cuộc 0,5 sống để đạt đến thành công và trích dẫn câu nói của nhà văn Lỗ Tấn: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. 2. Thân bài: HS có thể triển khai theo các luận điểm sau a. Giải thích: 0,5 - Thành công là gì? Lười biếng là gì? → Ý nghĩa cả câu: Câu nói khuyên nhủ con người nên biết nỗ lực, cần cù, chăm chỉ nhiều hơn trong cuộc sống thì thành công mới có thể đến với ta. b. Những Biểu hiện của người không lười biếng: 1,5 - Luôn biết tự học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân hơn mà không để ai nhắc nhở, khiển trách. - Sống và làm việc có kế hoạch, có ước mơ, lý tưởng, biết nỗ lực để thực hiện ước mơ, hoài bão của chính mình. - Khi gặp khó khăn, thất bại, không nản chí, bỏ cuộc mà biết vực dậy, tiến về phía trước nhiều hơn nữa. (dẫn chứng) c. Ý nghĩa của việc nỗ lực trong cuộc sống: 1,0 - Người biết nỗ lực trong cuộc sống, cần cù, chăm chỉ sẽ sớm có được thành công, đạt được những điều tốt đẹp xứng đáng với thành quả với cố gắng của mình.
  4. - Rèn luyện cho bản thân nhiều đức tính tốt đẹp hơn như kiên trì, nhẫn nại, biết hoạch định kế hoạch để phát triển bản thân. - Việc chúng ta nỗ lực hết mình sẽ giúp công việc được hoàn thành tốt đẹp nhất và sẽ được mọi người yêu quý, tin tưởng, tín nhiệm. d. Phản biện vấn đề: Phê phán những người có thói lười biếng, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà không nỗ 0,5 lực vươn lên. Lại có những người gặp chút khó khăn, thất bại đã vội nản chí, bỏ cuộc,… e. Bài học nhận thức: - Phải xác định mục tiêu sống lành mạnh, tiến bộ và 0,5 nhân ái. Luôn rèn luyện và nâng cao bản lĩnh sống. - Sống có lí tưởng, có hoài bão, có ước mơ lớn lao hướng đến một tương lai tươi sáng. 3. Kết bài : - Khẳng định lại ý nghĩa của câu nói. 0,5 - Liên hệ bản thân. * Lưu ý: Hướng dẫn chấm chỉ mang tính gợi ý. Giáo viên linh động chấm điểm HS cho phù hợp. Khuyến khích những bài làm có sáng tạo./. ………...…. HẾT………...….
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2