intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II BẮC NINH NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2,0 điểm) Có một nhà thơ đã gửi gắm tình yêu quê hương sâu đậm vào những vần thơ đầy cảm xúc: Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. (Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) Dựa vào kiến thức đã học, em hãy thực hiện các yêu cầu sau: a) Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? b) Chép chính xác 4 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. c) Nêu nội dung của đoạn thơ trên. Câu 2 (2,0 điểm) Từ đoạn thơ trên và hiểu biết của em, hãy viết đoạn văn (8 - 10 câu) theo cách diễn dịch để triển khai câu chủ đề sau: Quê hương có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người. Câu 3 (1,0 điểm) Nêu tác dụng của cách sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm dưới đây: a) Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. (Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi) b) Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn. (Tắt đèn, Ngô Tất Tố) Câu 4 (5,0 điểm) Tuổi học trò là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Thế nhưng, hiện nay, một số bạn học sinh còn ham chơi, mắc phải nhiều thói hư tật xấu làm buồn lòng cha mẹ và thầy cô. Một trong số đó chính là việc các bạn say mê trò chơi điện tử. Em hãy viết bài văn nghị luận bàn về tác hại của trò chơi điện tử và đề xuất những giải pháp để khắc phục hiện tượng trên. ===== Hết =====
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn 8 Câu Nội dung Điểm 1 2,0 a) Hai câu thơ trích trong bài thơ “Quê hương”. 0,25 Tác giả: Tế Hanh. 0,25 b) HS chép chính xác 4 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ: 1,0 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió… HDC: HS viết sai từ một đến hai lỗi chính tả trừ 0.25 điểm, sai từ ba lỗi chính tả trở lên không cho điểm. c) Nội dung: Đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp dũng mãnh của hình ảnh con 0,5 thuyền ra khơi đánh cá trong buổi sớm mai. Qua đó thể hiện tình yêu, nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ. HDC: HS có cách diễn đạt tương đương vẫn đạt điểm tối đa. 2 2,0 * Về kĩ năng: 0,25 - HS viết đúng hình thức một đoạn văn diễn dịch, đảm bảo dung lượng từ 8 - 10 câu. - Triển khai được ý ở câu chủ đề. Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, diễn đạt, chính tả. Các câu trong đoạn phải có sự liên kết, hướng vào câu chủ đề. * Về kiến thức: HS trình bày được vai trò, ý nghĩa của quê hương 1,75 đối với con người. Sau đây là một số gợi ý: - Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, nuôi dưỡng chúng ta cả về thể chất lẫn tâm hồn; - Dạy cho chúng ta biết yêu thương, gắn bó; hình thành nên nhân cách, lối sống tốt đẹp; - Là điểm tựa tinh thần vững chãi, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống; - Góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát
  3. triển đất nước… HDC: HS có thể có cách diễn đạt khác miễn là hợp lí, toát lên được những vai trò, ý nghĩa khác nhau của quê hương. 3 1,0 HS nêu được tác dụng của cách sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm: a) Liệt kê/Kể tên các triều đại theo thứ tự thời gian. 0,5 b) Thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động. 0,5 HDC: HS có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. 4 5,0 * Về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; - Bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm sáng rõ; lập luận chặt chẽ; - Bài viết mạch lạc, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, diễn đạt, chính tả. * Về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau: 1. Mở bài: 0,5 - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: trò chơi điện tử 2. Thân bài: 4,0 * Giải thích trò chơi điện tử: 0,5 - Là những trò chơi giải trí được ra đời dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin và được chơi trên các thiết bị điện tử (máy tính, smart phone…). => Hiện nay trò chơi điện tử đang phổ biến rộng rãi, trở thành thú vui giải trí của nhiều học sinh. * Tác hại của trò chơi điện tử: 1,25 - Tốn thời gian, dễ khiến HS chểnh mảng trong học tập, dẫn đến kết quả học tập giảm sút, thậm chí trốn học, bỏ học để đi chơi điện tử… - Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của HS, ngồi trước màn hình máy tính nhiều dẫn đến cận thị, đầu óc mệt mỏi… - Sống với thế giới ảo nhiều sẽ gây ảo giác, dẫn đến những hành động không kiểm soát… - Ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách, kinh tế; từ đó dẫn đến việc mắc nhiều tệ nạn khác… (Có dẫn chứng kèm theo)
  4. * Nguyên nhân của việc học sinh ham mê trò chơi điện tử: 1,0 - Do sự hấp dẫn của các loại trò chơi điện tử do nhà mạng sáng chế ra, sự hấp dẫn về kênh hình, âm thanh, sự đa dạng về các trò chơi, cách thức chơi dễ dàng… - Do sự phát triển của công nghệ số, học sinh có thể chơi ở khắp nơi, qua nhiều phương tiện như điện thoại, máy tính bảng, máy vi tính… - Do sự buông lỏng quản lí, không kiểm soát chặt chẽ của các bậc phụ huynh với việc dùng điện thoại, máy tính của con em mình… * Giải pháp khắc phục việc say mê trò chơi điện tử của HS: 1,25 - Mỗi HS cần tự giác thực hiện quy định thời gian học tập, giải trí của mình, không để ảnh hưởng đến học tập; - PH cần quản lí con em mình chặt chẽ; - Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tổ chức những sân chơi bổ ích và lành mạnh cho HS; - Các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ điện tử, có hình thức xử phạt với các đối tượng vi phạm. 3. Kết bài: 0,5 - Khẳng định lại vấn đề nghị luận: thấy được tác hại của trò chơi điện tử; - Liên hệ bản thân. HDC: GV vận dụng linh hoạt thang điểm khi chấm bài; tôn trọng quan điểm, sự sáng tạo của HS; khuyến khích những bài làm của HS có dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu; cách lập luận sáng rõ, chặt chẽ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2