Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Khánh Thiện
lượt xem 5
download
Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Khánh Thiện” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Khánh Thiện
- UBND HUYỆN AN LÃO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS LKT NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Chủ đề số I. Đọc hiểu - Nêu được - Khái quát ND - Rút ra thông điệp nội dung chính của đoạn trích. từ đoạn trích. Văn bản ngoài trích xuất - Hiểu tác dụng, hiệu chương trình từ đoạn quả của biện pháp tu trích. từ trong câu văn. 1 2 1 4 Số câu: 0,5 1,5 1,0 3,0 Số điểm: 5% 15% 10% 30% Tỉ lệ: II. Làm văn Nghị luận xã Viết một đoạn văn hội nghị luận ngắn (Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu) 1 1 Số câu: 2,0 2,0 Số điểm: 20% 20% Tỉ lệ: 1
- Nghị luận về mối quan hệ giữa học và Văn nghị luận hành. 1 1 Số câu: 5,0 5,0 Số điểm: 50% 50% Tỉ lệ: Tổng cộng: Số câu: 1 2 3 6 Số điểm: 0,5 1,5 8,0 10,0 Tỉ lệ: 10% 15% 80% 100% Tổ trưởng Nhóm Ngữ văn 8 Nguyễn Hà Phương Trần Thị Ái Vân Nguyễn Thị Thiết Phạm Thị Thủy UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS LƯƠNG KHÁNH THIỆN NĂM HỌC 2022- 2023 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút Đề thi có 01 trang ĐỀ BÀI PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu. NGỌN GIÓ VÀ CÂY SỒI Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già, vẫn đứng hiên ngang không chịu khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi đành đầu hàng và hỏi: - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: 2
- - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ càng phát triển mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. (Theo Hạt giống tâm hồn- Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, tổng hợp TP Hồ Chí Minh) Câu 1 (0,5 điểm): Theo tác giả, trước sự lồng lộn, điên cuồng của ngọn gió, cây sồi như thế nào? Câu 2 (0,5 điểm): Nội dung chính của văn bản trên là gì? Câu 3 (1,0 điểm): Nêu hiệu quả của phép tu từ liệt kê trong câu văn sau: Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã.” Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến chúng ta là gì? PHẦN II : LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1(2,0 điểm): Qua ngữ liệu phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của ý chí nghị lực trong cuộc sống con người. Câu 2( 5,0 đểm): Từ bài “ Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành? -------------- HẾT------------- UBND HUYỆN AN LÃO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS LKT NĂM HỌC 2022- 2023 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút Hướng dẫn chấm có 02 trang PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Yêu cầu cần đạt Điểm Câu 3
- 3,0 Phần I. Đọc hiểu - Trước sự lồng lộn, điên cuồng của ngọn gió: Cây sồi vẫn bám chặt đất, im 0,5 lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. 1 - Nội dung chính của văn bản: Ý chí mạnh mẽ, nghị lực kiên cường của cây 0,5 sồi già trước sức mạnh quăng quật của ngọn gió. Qua đó tác giả mong muốn 2 mọi người trước khó khăn, thử thách trong cuộc sống cần phải có ý chí, nghị lực để vượt qua. - Biện pháp tu từ liệt kê: “vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng, không hề gục 0,25 ngã” - Tác dụng: + Tạo nhịp điệu cho câu văn, giúp cho cách diễn đạt sinh động, tăng sức gợi 0,25 hình gợi cảm, gây ấn tượng với người đọc. + Diễn tả đầy đủ, cụ thể sự kiên trì và ý chí nghị lực của cây sồi trước những 0,25 3 khó khăn, những phong ba bão táp, những nghịch cảnh trong cuộc sống mà ngọn gió gây nên. + Thể hiện thái độ của tác giả: Trân trọng, ngợi ca và có niềm tin vào ý chí, 0,25 nghị lực của mỗi con người trước những khó khăn. Qua đó mong muốn mọi người cần có ý chí nghị lực để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. * HS có thể nêu một số thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến chúng ta: - Cần nhận thức được vai trò của ý chí nghị lực trong cuộc sống. 0,25 - Cuộc đời mỗi người ít hay nhiều đều phải trải qua những khó khăn, thử 0,25 4 thách nên cần điều quan trọng là chúng ta cần phải đối mặt với nó như thế nào, vượt qua nó hay để nó vùi dập. - Đừng nên gặp chút khó khăn, thử thách là nản lòng, nhụt chí. 0,25 - Muốn thành công trong cuộc sống cần phải có ý chí, nghị lực 0,25 4
- PHẦN II: LÀM VĂN 7,0 Câu 1 * Về hình thức, kĩ năng 0,5 (2,0 - Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí khoảng ½ trang giấy; điểm) - Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy; lập luận chặt chẽ, trình bày rõ ràng. * Về nội dung 1,5 - HS cần đảm bảo những ý cơ bản sau: * Nêu vấn đề: Từ nội dung văn bản đã gợi cho em suy nghĩ về ý nghĩa của ý chí, nghị lực trong cuộc sống con người. * Giải thích: Ý chí, nghị lực là bản lĩnh, sự dũng cảm và lòng quyết tâm cố gắng vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu để đạt được mục tiêu đề ra. * ý nghĩa, vai trò: - Ý chí, nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. - Có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống - Thay đổi được hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn. - Trở thành những tấm gương về ý chí, nghị lực vượt lên số phận. - Người có ý chí nghị lực sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác. * Mở rộng: - Phê phán những người không có ý chí, nghị lực: gặp chút khó khăn là buông xuôi, nản chí * Bài học: - Nhận thức: ý chí, nghị lực rất cần thiết và có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của con người. - Hành động: Rèn luyện cho mình ý chí nghị lực từ khi con nhỏ: biết vượt qua cám dỗ đời thường, không sa đà vào ăn chơi; tự giác học tập; tìm tòi học hỏi trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng; biết khắc phục khó khăn, không ỷ lại … -Liên hệ bản thân:….. 5
- Câu 2 a. Kỹ năng: (5,0 - Đúng kiểu bài nghị luận. 0,5 điểm) - Vận dụng tổng hợp các phép lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích....; có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm. - Lập luận chặt chẽ, logic. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc. - Văn phong trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. b. Kiến thức: 1. Mở bài: 0,5 - Dẫn dắt vấn đề? - Nêu vấn đề nghị luận: Trong bài “Bàn luận về phép học” LSPTNT viết: “Học rộng rồi tóm lược cho gọn- theo điều học mà làm’, tức là phải kết hợp giữa học và hành. Lời dạy trên có ý nghĩa quan trọng đối với việc học của chúng ta ngày nay. 1,0 2. Thân bài: a. Giải thích nghĩa của lời dạy Từ xưa, La sơn phu tử đã nhận thấy giữ học và hành có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau. * Học có nghĩa là gì? - Là tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, là sự tiếp nhận các kinh nghiệm của ông cha đi trước. - Học là sự trau dồi tri thức để mở mang tri tuệ bản thân. - Mục đích của việc học: để hiểu biết. * Hành có nghĩa là gì? -Hành là làm, là thực hành, ứng dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn đời sống. 1,5 - Mục đích của hành: có kĩ năng thành thạo, rồi thành kĩ xảo. b. Vì sao phải kết hợp giữa học và hành */ Coi nhẹ một trong 2 yếu tố thì việc học không có hiệu quả cao. - Học mà không hành thì sao? + Học là chỉ nắm bắt kiến thức lí thuyết, lí thuyết không gắn với thực tế là lí thuyết suông. - Thực tế muôn hình vạn trạng, nhiều vấn đề nảy sinh … khi bắt tay vào thực tế sẽ lúng túng. + Nếu chỉ học để nắm kiến thức mà không thực hành …bỏ phí thời gian, tiền của, công sức... + Nếu học không hành sẽ thiếu thiếu kinh nghiệm thực tế- hạn chế sự sáng tạo. - Hành mà không học? + Chỉ chú trọng vào hành mà không học-> hành không trôi chảy. +Không có lí luận chỉ đạo, lí thuyết soi sáng, kinh nghiệm dẫn dắt, ứng 6
- dụng vào thực tế không tránh khỏi sự mò mẫm, lúng túng, khó khăn, sai lầm. *Học kết hợp đi đôi với hành là phương pháp học tập đúng đăn nhất từ xưa đến nay. Học: để lĩnh hội Kiến thức. KT là cơ sở lí thuyết có tác dụng, chỉ đạo, hướng dẫn thực hành, làm thực hành có hiệu quả cao. Ví dụ: - Hành: đúc rút kinh nghiệm, bổ sung hoàn thiện lí thuyết được học. -Học kết hợp đi đôi với hành là ta trở thành người toàn diện, vừa có Kiến 0,5 thức, Kĩ năng, phát huy hết khả năng bản thân. c. Thực hiện lời dạy trên như thế nào ? * Trong bài, La Sơn Phu Tử dạy chúng ta cách học: - Học từ thấp đến cao: Học Tiểu Học, đến Tứ Thư, Ngũ Kinh, Chư Sử. - Tùy đâu, tiện đấy mà học. Học rộng tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. -> Lời khuyên đúng đắn.. * Ngày nay: Là học sinh cần biết kết hợp giữa học và hành để nâng cao hiệu quả học tập. - Học trong sách vở, từ thầy cô, từ kinh nghiệm của người đi trước mà còn học ban bè, trên phương tiện thông tin, internet, ngoài xã hội... - Tập trung nghe giảng để hiểu nhớ, nắm lí thuyết. -Học có luyện tập, thực hành: d. Bàn luận, mở rộng: 0,5 -Trong cuộc sống hàng ngày đã có nhiều học sinh biết kết hợp giữa học và hành nên kết quả học tập tốt thật đáng ca ngợi. - Bên cạnh đó, có những học sinh không biết kết hợp giữa học và hành nên kết quả học tập không tốt cần phê phán. c. Kết bài: 0,5 -Nêu suy nghĩ của bản thân về ý kiến của LSPTNT và đối với việc học... -Bản thân em vận dụng lời dạy trên vào việc học của mình để dạt kết quả cao nhất... Tổ trưởng Người ra đề Trần Thị Ái Vân Phạm Thị Thủy 7
- 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 390 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 298 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 507 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 964 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 404 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 270 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 244 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 80 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn