intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 TT Kĩ năng Nội Mức độ nhận Tổng dung/đơn vị thức kĩ năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng V.dụng cao (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) 1 Đọc Văn bản nghị 4 1 1 0 6 luận Đoạn trích Tỉ lệ % điểm 30 10 10 0 50 2 Viết 1* 1* 1* 1 1 Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ % điểm các mức độ 40 30 20 10 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Câu Mức Điể Chuẩn đánh giá m PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 đ) Câu 1 Nhận biết 0.5 Nhận biết phương thức biểu đạt chính. Câu 2 Nhận biết 0.5 Nhận biết biểu hiện của đức tính khiêm tốn. Câu 3 Nhận biết 1.0 Nhận biết biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu văn cụ thể. Câu 4 Nhận biết 1.0 Nhận biết câu phủ định. Câu 5 Thông hiểu 1.0 Hiểu thông điệp của đoạn trích. Câu 6 Vận dụng 1.0 Thể hiện được quan điểm của cá nhân về một ý kiến được đề cập trong đoạn trích và lí giải được vì sao. PHẦN LÀM VĂN (5.0 đ) Câu Vận dụng 5.0 Vận dụng kiến thức, kĩ năng về văn nghị luận để viết một cao bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
  3. TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II - NĂM HỌC 2022- 2023 Họ và tên: ...................................... Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Lớp: 8/... Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên: Chữ ký Chữ ký Chữ ký Giám thị Giám khảo 1 Giám khảo 2 ĐỀ BÀI I. Đọc - hiểu (5,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời. (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường) Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra những biểu hiện của đức tính khiêm tốn được nói đến trong đoạn văn thứ nhất. Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa.” Câu 4. (0,5 điểm) Câu sau có phải là câu phủ định không? Vì sao? Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời. Câu 5. (1,0 điểm) Qua văn bản trên, người viết muốn nhắn gửi đến chúng ta điều gì? Câu 6. (1,0 điểm) Em có đồng tình với ý kiến sau đây không? Vì sao? “Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.” II. Làm văn (5,0 điểm) Bạo lực học đường đang diễn ra ngày càng phức tạp ở nhiều trường học khiến cho nhà trường, gia đình và xã hội hết sức lo ngại. Em hãy viết bài văn nghị luận nêu ý kiến của mình về vấn đề trên.
  4. ---------------Hết-------------- TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II - NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể giao đề) Câu Đáp án Biểu điểm Phương thức biểu 0,5 1 đạt chính của đoạn trích: Nghị luận. Những biểu hiện của đức tính khiêm tốn được nói đến trong 0,5 đoạn văn thứ nhất. - Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho 0,5 Phần I mình là kém, còn phải Đọc – hiểu phấn đấu thêm, trau (5,0 điểm) dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. 2 - Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. 3 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Người có tính khiêm tốn 0,25 thường hay tự cho 0,25 mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần 0.5 được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa.” - HS nêu được biện
  5. pháp tu từ: liệt kê. - HS chỉ ra được những cụm từ sử dụng phép liệt kê: tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. - Tác dụng của biện pháp liệt kê: diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của lòng khiêm tốn. (Lưu ý: Nếu học sinh chỉ ra được biện pháp tu từ điệp ngữ và nói được tác dụng của điệp ngữ trong câu văn thì gv vẫn ghi điểm tối đa) 4 Câu sau có phải là câu phủ định không? Vì sao? Khiêm tốn là một 0,25 điều không thể thiếu 0,25 cho những ai muốn thành công trên đường đời. - Câu trên là câu phủ định - Giải thích: vì trong câu có từ “không” (đặc điểm hình thức của câu phủ định) 5 Qua văn bản trên, người viết muốn nhắn gửi đến chúng 0,5 ta điều gì? 0,5 - Con người cần phải sống khiêm tốn. - Tính khiêm tốn giúp chúng ta thành công trong công việc và cuộc sống. *Lưu ý: Học sinh có thể có cách diễn đạt
  6. khác song phải đảm bảo nội dung trên. 6 Em có đồng tình với ý kiến sau đây không? Vì sao? Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi ? Gợi ý: - Đồng tình với quan 0,25 điểm trên. (hs bày tỏ ý kiến đồng tình: 0,25đ) -Vì: + Tài năng là cái vốn có, nó chỉ thực sự phát huy khi ta có kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 0,75 + Kiến thức là đại 0,5 dương, không chỉ vậy 0,25 mỗi ngày lượng kiến thức mới lại có thêm. 0,0 Bởi vậy chúng ta cần liên tục trau dồi để làm phong phú tri thức của mình. Mức 1: Học sinh nêu được 2 ý và lý giải hợp lý, thuyết phục. Mức 2: Học sinh 1 ý và lý giải tương đối hợp lý, thuyết phục. Mức 3: Học sinh nêu được 1 ý, có lý giải nhưng chưa hợp lý, thuyết phục hoặc không lí giải Mức 4: Học sinh không trả lời hoặc viết lung tung, không đúng theo yêu cầu của câu hỏi. Phần II. Viết bài văn nghị Làm văn luận về vấn đề bạo (5,0 điểm) lực học đường *Yêu cầu về kĩ năng: - Biết viết một bài văn nghị luận xã hội có luận điểm, luận cứ rõ
  7. ràng, biết cách lập luận để bài văn thuyết phục. - Biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự trong bài văn. - Hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. *Yêu cầu về kiến thức: Học sinh viết được bài văn nghị luận về vấn đề bạo lực học đường có bố cục 3 phần, có lí lẽ đầy đủ, đúng đắn, có dẫn chứng xác thực, tiêu biểu, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các 0,25 phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Nghị luận 0,25 về vấn đề bạo lực học đường c. Học sinh biết trình bày bài viết theo trình tự hợp lí, lí lẽ, dẫn chứng rõ ràng, đầy đủ, lập luận chặt chẽ, thuyết phục; biết vận dụng khéo léo, thích hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn. Có thể tham khảo dàn ý sau: Phần 1. Mở bài 0,5 Giới thiệu vấn đề bạo lực học đường và ảnh hưởng của bạo lực học
  8. đường đối với xã hội. Phần 2. Thân bài a. Giải thích: Bạo lực học đường là những 0.5 hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình. Đó là cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ 0.5 học sinh, là hành vi xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. b. Thực trạng vấn đề bạo lực học đường hiện nay: 0.5 - Ở trong trường học, hiện tượng các em học sinh chửi bới, lăng mạ, sỉ nhục bạn bè hiện nay khá phổ biến. 0.5 - Bên cạnh việc lăng mạ, xúc phạm người khác thì hiện tượng đánh nhau giữa học sinh cũng không phải khó gặp, thậm chí có nhiều trường hợp công an phải vào cuộc. 1.0 - Tình trạng bạo lực học đường không chỉ xảy ra giữa các bạn nam mà hiện nay còn xảy ra ở các bạn nữ. (yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm) c. Nguyên nhân của bạo lực học đường: - Nguyên nhân chủ quan: do ý thức của các bạn học sinh còn kém, muốn thể hiện bản thân mình hơn người nên dùng bạo lực và ngôn ngữ không đúng đắn để chứng minh. - Nguyên nhân khách
  9. quan: do sự quản lí và giáo dục còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường; do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa,…. d. Hậu quả của bạo lực học đường: - Với người bị bạo lực: + Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất. + Làm cho gia đình họ phải chịu đau thương. - Với người gây ra bạo lực: + Bị mọi người chê trách. + Ảnh hưởng đến đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu. (yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm) e. Những giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường: - Mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn, sống chan hòa với mọi người, hướng đến những điều tốt đẹp, không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. - Gia đình cần quan tâm đến con em của mình nhiều hơn, giáo dục về ý thức, tư duy cho các em. - Nhà trường cần có những biện pháp nghiêm khắc để xử lí những hành vi bạo lực học đường để răn đe và không cho các em tái phạm; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục
  10. cách phòng tránh bạo lực học đường bằng nhiều hình thức khác,.. Phần 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: vấn đề 0,5 bạo lực học đường đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân. d. Sáng tạo: Bài nghị luận nêu được ý kiến 0,25 riêng độc đáo, mới lạ, giàu cảm xúc. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp, dùng từ, đặt câu,... Tổng điểm 10,0 *Lưu ý: - Giáo viên linh động trong quá trình chấm. Không nhất thiết yêu cầu phải theo dàn ý, bố cục trên. HS có thể có những cách cảm hiểu khác, song đảm bảo đầy đủ ý, tính thuyết phục và chặt chẽ. - Khuyến khích những bài làm sáng tạo, giàu chất văn. --------------------- Hết ---------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0