intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ II, NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Kiến thức - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 19 đến hết tuần 32) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu và tạo lập văn bản. - Nâng cao khả năng cảm nhận văn học qua văn bản ngoài chương trình. - Vận dụng kĩ năng làm bài văn nghị luận kết hợp với yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. 3. Thái độ - Cẩn trọng khi làm bài. - Có ý thức độc lập trong làm bài, vận dụng những kiến thức đã học vào bài làm một cách khoa học. 4. Năng lực, phẩm chất - Nhận thức, giải quyết vấn đề, cảm thụ văn chương, sáng tạo trong bài làm. - Trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ khi làm bài. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Đề, đáp án, hướng dẫn chấm 2. Học sinh: Ôn tập kĩ phần Văn, TV, TLV đã học từ tuần 19 đến tuần 32 VI.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - GV: Phát đề đến học sinh. - HS: Nhận đề. Làm bài 90’ 3. Thu bài, kiểm tra số lượng 4. Dặn dò(1’): Chuẩn bị bài: Nói quá( Đọc kĩ ngữ liệu và trả lời các câu hỏi; Tìm thêm ví dụ) A. THIẾT LẬP MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ MA TRẬN Cấp Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng độ
  2. Vận dụng Vận dụng Lĩnh vực cao 1.Phần - PTBĐ - Hiểu tác - Liên hệ Đọc- hiểu: chính của dụng của trách nhiệm Ngữ liệu: văn bản. việc sắp xếp của bản Văn bản - Các kiểu trật tự từ thân. ngoài hành động trong câu chương nói, cách trình. thực hiện hành động nói - Yếu tố biểu cảm trong văn bản Số câu: Số câu: 4 Số câu: 1 Số câu: 1 5 Số điểm: Số điểm: 3.0 Số điểm: 1.0 Số điểm: 1.0 5.0 Tỉ lệ %: TL: 30% TL: 10% TL: 10% 50% Viết bài văn nghị luận 2. Phần Tạo (kết hợp tự lập văn bản sự, miêu tả và biểu cảm). Số câu: Số câu: 1 1 Số điểm: Số điểm: 5.0 5.0 Tỉ lệ %: TL: 50% 50% TS câu Số câu: 3 Số câu: 1 Số câu: 2 6 TS điểm Số điểm: 3.0 Số điểm: 1.0 Số điểm: 6.0 10 Tỉ lệ % TL: 30% TL: 10% TL: 60% 100% BẢNG ĐẶC TẢ Câu Mức Điểm Chuẩn đánh giá PHẦN ĐỌC HIỂU(5 ĐIỂM) Câu 1 Nhận biết 1,0 PTBĐ chính Câu 2 Nhận biết 1,0 Kiểu hành động nói, cách thực hiện hành động nói
  3. Câu 3 Nhận biết 1,0 Yếu tố biểu cảm trong văn bản Câu 4 Thông hiểu 1,0 Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu Câu 5 Vận dụng thấp 1,0 Trình bày trách nhiệm của bản thân TẠO LẬP VĂN BẢN(5 ĐIỂM) Câu 1 Vận dụng cao 5,0 Vận dụng kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA CUỐI KỲ II- NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS PHAN BỘI Môn: Ngữ văn 8 CHÂU Thời gian làm bài : 90 phút (KKTGGĐ) Họ và tên:............................................. Lớp:................/................. Điểm Lời phê của GV Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
  4. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn nǎm! Kháng chiến thắng lợi muôn nǎm! Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946 Hồ Chí Minh Câu 1(1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2(1 điểm): Câu “Chúng ta phải đứng lên!” thuộc kiểu hành động nói nào? Cách thực hiện hành động nói trong câu trên là gì? Câu 3(1 điểm): Tìm và nêu ít nhất hai yếu tố biểu cảm được tác giả sử dụng trong văn bản trên? Câu 4 (1đ): Trình bày tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong các câu sau: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!” Câu 5(1đ): Là học sinh em cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước?(Em hãy nêu ít nhất 4 việc làm) PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN(5,0 ĐIỂM) Suy nghĩ của em về nạn bạo lực học đường hiện nay BÀI LÀM …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… HƯỚNG DẪN CHẤM, ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa (Một bài làm đạt điểm tối đa có thể vẫn còn có những sai sót nhỏ). - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án, hướng dẫn chấm và thang điểm Câu Nội dung kiến thức cần Điểm đạt
  5. Phần I: Đọc hiểu VB 1 Phương thức biểu đạt 1,0 chính: Nghị luận 2 Kiểu hành động nói: điều 0.5 khiển Cách thực hiện hành động nói: trực tiếp 3 HS nêu được 2 yếu tố 1,0 biểu cảm trong 4 yếu tố sau, mỗi yếu tố ghi 0,5 điểm + Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. + Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! + Việt Nam độc lập và thống nhất muôn nǎm! + Kháng chiến thắng lợi muôn nǎm! 4 - Nhấn mạnh thứ tự quan 0,5 trọng của các sự việc trong công cuộc cứu nước giải phóng dân tộc. -Tạo sự liên kết với câu 0,5 đứng trước. 5 Nêu trách nhiệm của bản 1,0 thân. HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau miễn phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và tùy vào nội dung, hình thức mà GV có cách đánh giá phù hợp. HS nêu suy nghĩ có thể hướng đến những ý sau, mỗi ý phù hợp ghi 0,25 điểm
  6. Tích cực học tập rèn luyện đạo đức. Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong mọi công việc. Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào thi đua của trường, của lớp. Tránh tham gia vào các tệ nạn xã hội. Phần II: Tạo lập VB Yêu cầu chung * Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Kết hợp giữa nghị luận với tự sự, miêu tả và biểu cảm. Yêu cầu cụ thể a) Đảm bảo cấu trúc bài 0.25 văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được vấn đề cần nghị luận; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài: khái quát được vấn đề nghị luận. b)Xác định đúng vấn đề 0.25 cần nghị luận Vấn nạn bạo lực học đường hiện nay c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các
  7. luận điểm phù hợp: Vận dụng tốt kĩ năng nghị luận kết hợp với yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm; học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: - Giới thiệu vấn đề nghị 0,5 luận: Vấn nạn bạo lực học đường hiện nay - Giải thích bạo lực học 0.5 đường là gì? Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. - Biểu hiện của bạo lực 0.5 học đường: Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, tẩy chay, cô lập làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. - Thực trạng bạo lực 0.5 học đường hiện nay Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra tràn lan trên khắp cả nước ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ
  8. giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh. - Tác hại của bạo lực 1.0 học đường: HS làm rõ những tác hại nghiêm trọng + Đối với bản thân học sinh + Đối với gia đình + Đối với nhà trường và xã hội - Nguyên nhân dẫn đến 0.25 bạo lực học đường + Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa. + Chưa có sự quan tâm từ gia đình. + Chưa có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường. + Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực. + Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh. - Cách phòng chống bạo 0.25 lực học đường + Đối với gia đình + Đối với nhà trường và xã hội - Khẳng định lại vấn đề: 0.5 Khẳng định tác hại của bạo lực học đường rút ra bài học liên hệ bản thân. d) Sáng tạo: Có cách 0.25 diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. e) Chính tả, dùng từ, 0.25 đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. * Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kĩ năng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2