intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Yên Phương, Yên Lạc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hi vọng "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Yên Phương, Yên Lạc" chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Yên Phương, Yên Lạc

  1. BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC Năm học: 2022- 2023 TRƯỜNG THCS YÊN PHƯƠNG Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum suê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu: - Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ? - Cháu tên là Ngoan. - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: - Cảm ơn cây. - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? Cây hỏi. Cậu bé dùng mình, lắc đầu: - Đau lắm cháu chịu thôi! - Vậy vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? (Nguồn In- ter- net, Theo Phép nhiệm màu của đời, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh) 1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 4: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị Luận Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong câu: “Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:” A. So sánh B. Nhân hóa C. Hoán dụ D. Điệp từ Câu 3. Xác định kiểu câu của câu sau: “Tên cậu là gì nhỉ?” A. Câu trần thuật B. Câu phủ định C. Nghi vấn D.Cảm thán Câu 4. Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già? A. Bẻ cành cây B. Chăm sóc cây C. Trèo lên cây D. Khắc tên mình lên cây 2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau: Câu 5. Qua văn bản trên em rút ra được những bài học nào trong cuộc sống. Câu 6. Từ hành động của cậu bé trong văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 8-10 câu) với câu chủ đề: “Vô Cảm là một căn bệnh nguy hiểm trong mỗi con người chúng ta”. II. VIẾT (5.0 điểm) Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. ….Hết….
  2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần Câu Yêu cầu Điểm I. Đọc Đoạn trích trong Phép nhiệm màu của đời 5.0đ hiểu 1 A 0.5đ 2 B 0.5 đ 3 C 0.5 đ 4 D 0.5 đ 5 Bài học: 1.0 đ - Không phá hoại thiên nhiên. - Sống nhân hậu, tình nghĩa, yêu thương. - Không nên gây nỗi đau đớn thể xác, tinh thần lên người khác… 6 Đoạn văn nêu suy nghĩ của em về Vô Cảm là một 2.0đ căn bệnh nguy hiểm trong mỗi con người chúng ta. a.Về kỹ năng - Biết trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch. 0,25đ Trình bày được suy nghĩ, quan điểm của mình bằng lập luận chặt chẽ và dẫn chứng, diễn đạt lưu loát. b. Nội dung 1,75đ * Mở đoạn 0,25đ Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội hiện nay. * Thân đoạn - Giải thích: Vô cảmlà thái độ thờ ơ, lãnh đạm, 0,25 không quan tâm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. - Phân tích 0,5 Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn. Đôi lúc sự vô tâm đến từ bản chất của người đó, vì vị kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi. Sự vô cảm đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ
  3. những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này - Chứng minh 0,25 đ Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình. - Phản biện 0,25 đ Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập. * Kết đoạn 0,25 đ Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự vô cảm của con người trong xã hội hiện nay, đồng thời rút ra bài học cho bản thân. . II. Viết Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy viết bài văn nghị luận nêu 5,0đ suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. a - Về kĩ năng: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng 0.5đ bài nghị luận để tạo lập văn bản. bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. b - Về kiến thức: Đảm bảo được những ý chính 4,0đ sau: * Mở bài: 0.5đ -Giới thiệu vấn đề nghị luận: Học đi đôi với hành -Trích dẫn ý kiến của Nguyễn Thiếp: Trong bài Bàn luận về phép học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp *Thân bài: + Giải thích. 0,5 – Trong phép học mà Nguyễn Thiếp đưa ra, có nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành. Thế nào là học và hành? – Học là quá trình tiếp thu những tri thức cơ bản
  4. mà nhân loại đã tích lũy được qua hàng ngàn năm, thông qua quá trình hoạt động học tập ở trường, qua sách vở và học ở ngoài đời. – Hành là vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế công việc cụ thể hàng ngày. +Tại sao học với hành phải đi đôi với nhau? 0,5 – Mục đích tối cao của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biế, nhằm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn. – Vì vậy học mà không hành, chỉ nắm lí thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn thì việc học trở nên vô ích, mất thời gian, tiền của, công sức mà không mang lại lợi ích thiết thực nào. – Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Nếu chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm, không có lí thuyết soi sáng thì năng suất và chất lượng công việc sẽ thấp. Đối với những công việc đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật thì lại càng phải học và học không ngừng. – Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học ta sẽ không thể đáp ứng như cầu ngày càng cao của xã hội. + Lợi ích của "Học đi đôi với hành" 0,5 - Hiệu quả trong học tập, giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học. -Học đi đôi với hành sẽ soi sáng cho ta nhiều điều cụ thể và sinh động. -Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả. -Có nhiều cơ hội trong cuộc sống mà ta có thể vận dụng để hành những điều học được. -Việc học sẽ không bị nhàm chán. + Bài học nhận thức và hành động 0,5 - “Học đi đôi với hành” vừa là nguyên lý giáo dục vừa là phương pháp học tập hiệu quả. - Để thực hiện nguyên lý này, mỗi người phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn. - UNESCO (Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục thuộc Liên hợp quốc) đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. => Học trở thành nhu cầu tự thân và chúng ta sẽ tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi cơ hội để vận dụng vào cuộc sống. - Với động cơ, mục đích học tập đúng đắn, chúng
  5. ta mới có thể say mê học tập, nghiêm túc, chăm chỉ để tiếp thu đầy đủ nội dung, làm bài tập để củng cố, mở rộng bài học. Trên cơ sở nắm chắc bài học, chúng ta sẽ có điều kiện vận dụng vào thực tiễn. - Học không chỉ ở trường lớp mà cả tự học, học bạn, học người thân, học đồng môn, đồng nghiệp. Hành không chỉ ở trong phòng thí nghiệm mà phải vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, trong ăn ở, đi lại, giao tiếp và làm việc. + Phản đề 0.25 - Phê phán lối học sai lầm: Học chuộng hình thức Học cầu danh lợi Học theo xu hướng Học vì ép buộc. * Kết bài Khẳng định tính đúng đắn của mối quan 0,5 hệ giữa “học” và “hành”. – Học với hành phải đi đôi, không nên coi nhẹ mặt nào. Có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới được nâng cao. – Ý kiến của La Sơn Phu Tử tuy đưa ra cách đây đã mấy thế kỷ những vẫn là kim chỉ nam cho phương pháp dạy, học trong thời c Sáng tạo: 0.5đ - Cách diễn đạt độc đáo; có sáng tạo - Đúng chính tả, dùng từ, đặt câu chuẩn xác Tổng điểm 10.0 đ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2