intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT Xuân Trường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT Xuân Trường” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT Xuân Trường

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II HUYỆN XUÂN TRƯỜNG Năm học: 2023 -2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài 90 phút) ĐỀ CHÍNH THỨC Đề khảo sát gồm: 02 trang Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Hoà bình tôi trở về đây Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ: Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày "Ai bảo chăn trâu là khổ?" Lại gặp em Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao Thẹn thùng nép sau cánh cửa... Những ngày trốn học Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ Đuổi bướm cầu ao Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!) Mẹ bắt được... Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi Chưa đánh roi nào đã khóc! Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng... Có cô bé nhà bên (Quê hương, Giang Nam, Tuyển tập thơ Nhìn tôi cười khúc khích Việt Nam, NXB Hội Nhà văn, 1999) Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi... Cách mạng bùng lên Rồi kháng chiến trường kỳ Quê tôi đầy bóng giặc Từ biệt mẹ tôi đi Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!) Giữa cuộc hành quân không nói được một lời Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại... Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi... Lựa chọn đáp án đúng từ câu 1 đến câu 6 và ghi vào tờ giấy thi. Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào dưới đây? A. Thơ tám chữ B. Thơ bảy chữ C. Thơ tự do D. Thơ lục bát Câu 2. Trong kí ức của nhà thơ, quê hương hiện lên như thế nào? A. Bức tranh thiên nhiên vừa giản dị, gần gũi vừa thân thương của quê hương. B. Quê hương điêu tàn dưới tiếng bom đạn của kẻ thù C. Bức tranh thiên nhiên rộn ràng, đầy ắp tiếng cười. D. Quê hương buồn thương, không có tiếng cười. Câu 3. Dòng nào sau đây chứa các từ tượng hình? A. khúc khích, nhỏ nhắn, nóng bỏng B. thương thương, ngậm ngùi, nóng bỏng C. nhỏ nhắn, ngậm ngùi, thẹn thùng D. nhỏ nhắn, nóng bỏng, thẹn thùng Câu 4. Dòng nào dưới đây nhận xét đúng nhất về cách gieo vần của đoạn thơ trên?
  2. A. gieo vần tự do và linh hoạt. B. gieo vần liền liên tiếp ở cuối các câu thơ. C. gieo vần ở tiếng thứ tư và tiếng thứ sáu. D. gieo vần ở tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám. Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Đau xé lòng anh, chết nửa con người!”? A. Nhân hóa B. Hoán dụ C. Nói quá D. Nói giảm nói tránh Câu 6. Từ “khúc khích” trong dòng thơ “Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích” được hiểu như thế nào? A. Diễn tả cảm xúc vui tươi, hồn nhiên, mừng rỡ. B. Thể hiện niềm vui chiến thắng. C. Diễn tả cảm xúc bâng khuâng trong lần gặp lại. D. Thể hiện sự ngượng ngùng, e thẹn. Trả lời từ câu hỏi 7 đến câu hỏi 9 và ghi nội dung đó vào tờ giấy thi. Câu 7. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ thông qua câu hỏi tu từ "Ai bảo chăn trâu là khổ?" Câu 8. Qua đoạn trích, theo em vì sao tác giả lại yêu quê hương? Câu 9. Đoạn thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước? Phần II. Viết (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích truyện ngắn “Bố tôi” của tác giả Nguyễn Ngọc Thuần. BỐ TÔI Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ một vùng núi cao xa xôi, ông luôn dõi theo tôi. Cuối mỗi tuần, bao giờ ông cũng mặc chiếc áo phẳng phiu nhất, đi chân đất xuống núi, rẽ vào bưu điện để nhận lá thư tôi gửi. Lặng lẽ vụng về, ông mở lá thư, xem từng con chữ, chạm tay vào nó, ép nó vào khuôn mặt đầy râu. Rồi cũng lặng lẽ như lúc mở ra, ông gấp nó lại, nhét vào bao thư, mỉm cười rồi đi về núi. Về đến nhà ông nói với mẹ tôi:“Con mình vừa gửi thư về”. Mẹ tôi hỏi: “Thư đâu?”. Ông trao thư cho bà. Bà cẩn thận mở nó ra, khen: “Ôi, con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ thật tròn, những cái móc rất bén. Chỉ tiếc là không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?”. Như mọi lần, bố tôi luôn bảo:“Chuyện bố con tôi chẳng lẽ để cho người ta đọc vanh vách lên? Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả”. Rồi ông lấy lại lá thư, xếp vào trong tủ cùng những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm vào mặt rồi cất đi, không thiếu một lá, ngay cả những lá thư đầu tiên nét chữ còn non nớt. [..] Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học - ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết chắc chắn rằng bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời. (Theo Nguyễn Ngọc Thuần, trích “Tuyển tập truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi”, Nxb Giáo dục Việt Nam 2012) * Nguyễn Ngọc Thuần sinh năm 1972 ở Bình Thuận. Ông là cây bút chuyên sáng tác cho trẻ em. Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần mang đến một thế giới trong trẻo, tươi mới, ấm áp đầy chất thơ. Truyện ngắn“Bố tôi” in trong “Tuyển tập truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi”, Nxb Giáo dục Việt Nam 2012. ------------HẾT------------ Họ tên thí sinh:……………………………………..Số báo danh:…………………………………………………………. Chữ kí, họ tên giám thị 1:……………………..Chữ kí, họ tên giám thị 2:………………………………....................
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT HUYỆN XUÂN TRƯỜNG CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học: 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 90 phút) Hướng dẫn chấm gồm: 04 trang Tổng điểm cho cả bài khảo sát là 10 điểm Yêu cầu nội dung, hình thức và phân bố điểm như sau: Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 A 0,5 3 D 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 D 0,5 7 Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ thông qua câu hỏi tu từ 1,0 "Ai bảo chăn trâu là khổ?" - Tác dụng: + Tạo cách biểu đạt dí dỏm cho đoạn thơ gây ấn tượng cho người đọc + Câu hỏi ấy như nhắc nhở kỉ niệm của tác giả về một tuổi thơ tươi đẹp đã qua, khơi gợi nhiều kí ức, đồng cảm của người đọc về tuổi thơ. HS trả lời được mỗi ý đạt 0,5 điểm. 8 Qua đoạn trích, tác giả yêu quê hương vì: 1,0 - Vì quê hương có phong cảnh thật bình dị. - Vì quê hương có nhiều kỉ niệm gắn liền với tuổi thơ. - Vì nơi ấy có người bạn gái cùng chung lí tưởng. HS trả lời từ 2 ý trở lên đạt 1,0 điểm. HS trả lời đúng 1 ý đạt 0,5 điểm. 9 Bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế 1,0 hệ trẻ đối với đất nước: - Thể hiện những tình cảm trong sáng và tình yêu quê hương trong bất kì hoàn cảnh nào, nhất là khi đất nước khó khăn. - Thế hệ trẻ cần có những hành động, việc làm cụ thể để thể hiện tình yêu quê hương đất nước: rèn đức, luyện tài, làm những việc tốt… HS trả lời từ 2 ý phù hợp trở lên đạt 1,0 điểm. HS trả lời 1 ý phù hợp đạt 0,5 điểm. II VIẾT 4,0 Viết bài văn phân tích truyện ngắn “Bố tôi” của Nguyễn Ngọc
  4. Thuần. a. Đảm bảo cấu trúc: Đảm bảo đúng cấu trúc bài văn gồm 3 0,25 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng nội dung chủ yếu: Phân tích truyện ngắn “Bố 0,25 tôi” của Nguyễn Ngọc Thuần. I. Mở bài (0,25 điểm) 3,0 - Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm. (nhan đề, tác giả) - Nêu ý kiến khái quát về tác phẩm. II. Thân bài (2,5 điểm) 1. Nội dung chính của truyện: Truyện kể về người bố của nhân vật “tôi”. Ông sinh sống ở vùng núi cao, có người con học dưới đồng bằng xa xôi. Ông dành cho con những tình cảm yêu thương sâu sắc và luôn dõi theo con từng ngày. Mỗi khi nhận được thư của con gửi về, ông cảm thấy vô cùng hạnh phúc và luôn trân trọng những bức thư ấy vì theo ông nghĩ con viết thư về là con vẫn mạnh khỏe. Ngày con bước chân vào giảng đường đại học cũng là lúc người bố ra đi mãi mãi, đó là ngày khai trường đầu tiên của nhân vật tôi không có bố đi cùng. Nhưng nhân vật “tôi” vẫn tin rằng bố sẽ theo mình trong suốt hành trình cuộc đời phía trước. 2. Nêu chủ đề của truyện: Truyện ca ngợi tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng sâu nặng của người bố dành cho con và tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con dành cho người bố kính yêu. Đồng thời, truyện cũng gửi gắm lời nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương, kính trọng, biết ơn và sống hiếu thảo với cha mẹ của mình. 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. - Kết hợp khéo léo các phương thức biểu đạt: kể, tả, biểu cảm khiến câu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn. Giọng văn nhẹ nhàng, sâu sắc. - Cốt truyện ngắn gọn, tình huống truyện đơn giản, đời thường gần gũi người đọc đem lại xúc động bởi sự xa cách của hai bố con trong niềm thương nhớ không nguôi: “Tôi thì học dưới đồng bằng. Còn bố tôi từ vùng đồi núi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi”. Cách vào đề ngắn gọn mà hấp dẫn, lôi cuốn người đọc dõi theo hành trình của hai bố con trong cuộc đời. - Mạch truyện đi theo trình tự thời gian, có đan xen cả hồi tưởng và những suy ngẫm sâu sắc trong hiện tại của nhân vật “tôi” khiến câu chuyện vừa xúc động vừa có chiều sâu. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật là thành công đặc biệt của câu chuyện: nhân vật được xây dựng chủ yếu thể hiện qua ngoại hình, hành động, lời nói, ngôn ngữ của nhân vật; ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc, bình dị, lôi cuốn.
  5. + Hình ảnh người bố hiện ra thật giản dị, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Hai cha con dù cách biệt nhau về địa lý, bố không thể bên cạnh, đồng hành sát bên khi con trưởng thành nhưng hai cha con thường giao tiếp với nhau qua từng bức thư con gửi. Dẫn chứng: Vào mỗi ngày cuối tuần, bố đều mặc chiếc áo phẳng phiu nhất, đi chân đất xuống núi, nhận bức thư của con...Cảm nhận được từng nét chữ, tâm tư, suy nghĩ của con qua việc: “chạm tay vào nó, ép nó vào khuôn mặt đầy râu.”...Khi người cha trở về nhà, người mẹ khen con trai viết chữ đẹp nhưng tiếc rằng không biết con trai viết gì, ông nhẹ nhàng: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả”. => Người bố luôn dành cho con tình yêu thương sâu nặng, luôn dõi theo con từng ngày, khiến con rất nhớ thương bố, xúc động rưng rưng khi nhớ về bố, kể về bố. Bố chính là điểm tựa vững chắc, luôn đứng sau che chở, động viên tinh thần cho con, người con sẽ rất tự hào kính trọng và yêu quý bố bởi luôn có bố yêu thương và ở bên cạnh. - Dù bố không còn nữa nhưng sự quan tâm, tình yêu thương và hình bóng của người bố mãi in đậm trong ký ức của con không bao giờ phai nhòa. Qua đó cho ta thấy nhân vật tôi là một người con hiếu thảo thấu hiểu tấm lòng của cha mẹ và luôn sống xứng đáng với tình cảm thiêng liêng ấy. => Truyện ngắn “Bố tôi” với tình huống truyện đơn giản, chỉ là tình huống và những sự việc hết sức đời thường nhưng hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. Câu chuyện được kể ở ngôi kể thứ nhất qua lời kể của nhân vật người con, đem đến cho người đọc sự xúc động về tình phụ tử thiêng liêng, cao quý. Tác phẩm đã thành công trong việc truyền tải thông điệp về tình yêu thương và sự hi sinh của cha mẹ, qua đó giúp chúng ta hiểu hơn và trân trọng hơn tình cảm gia đình. III. Kết bài (0,25 điểm) - Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. - Suy nghĩ, liên hệ gợi ra từ tác phẩm. * Hướng dẫn chấm: - HS phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm – 3,0 điểm. - HS phân tích đầy đủ nhưng có ý còn chưa rõ: 2,0 điểm – 2,5 điểm. HS phân tích chưa sâu sắc: 1,0 điểm – 1,75 điểm - HS phân tích chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: dưới 1,0 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. * Hướng dẫn chấm:
  6. Không cho điểm nếu bài làm có từ 5 lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Phân tích sâu sắc về vấn nội dung, nghệ thuật truyện; có cách diễn đạt mới mẻ. * Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được 1 hoặc 2 yêu cầu: 0,25 điểm. - Không đáp ứng được yêu cầu: 0 điểm. Tổng điểm 10,0 * Lưu ý chung: - Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng đáp án, tránh hiện tượng đếm ý cho điểm hoặc chấm sót điểm của học sinh. Khuyến khích bài viết có sự sáng tạo và phù hợp. - Điểm của toàn bài để điểm lẻ tới 0,25 điểm. ------------HẾT---------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2