intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Hòa Bình, Đồng Hỷ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:23

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Hòa Bình, Đồng Hỷ’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Hòa Bình, Đồng Hỷ

  1. UBND HUYỆN ĐỒNG HỶ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS HÒA BÌNH NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề MA TRẬN ĐỀ Nội dung/ Mức đơn độ Tổng % điểm TT vị nhận Kĩ kiến thức năng thức Vận Nhận Thôn Vận dụng biết g hiểu dụng cao TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q Nghị 1 3 0 5 0 0 2 0 0 luận VB Đọc thông hiểu tin Truyệ n ngắn 2 Viết Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 bài 60 văn thuyế t minh giải thích về một hiện tượng tự nhiên . Viết bài văn nghị luận
  2. về tác phẩm truyệ n Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ 100 20 40 30 10 (%) Tỉ lệ chun 60% 40% g
  3. BẢN ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo TT Nội dung/ mức độ nhận thức Kĩ năng Đơn vị Mức độ Nhận Thông Vận dụng kiến thức đánh giá Vận dụng biết hiểu cao Đọc hiểu VB Nghị Nhận 3TN 5TN 2TL 1 luận biết: - Nhận biết được vấn đề nghị luận trong văn bản. - Xác định được các lí lẽ, dẫn chứng được tác giả sử dụng trong văn bản nghị luận. Thông hiểu: - Phân tích được vấn đề nghị luận.
  4. - Phân tích được tác dụng và hiệu quả của các lí lẽ, dẫn chứng được sử dụng trong văn bản để làm thuyết phục người đọc, người nghe. Vận dụng: - Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản để viết được đoạn văn/ bài văn đáp ứng yêu cầu của đề bài. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. VB thông Nhận tin biết: - Nhận biết được thông tin trong văn bản. - Xác
  5. định được các dữ liệu, sự kiện được tác giả sử dụng trong văn bản nghị luận. Thông hiểu: - Phân tích được dữ liệu, nguồn tin được tác giả sử dụng trong văn bản. - Phân tích được tác dụng và hiệu quả của các thông tin, dữ liệu được tác giả sử dụng. Vận dụng: - Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản để viết được đoạn văn/ bài văn đáp ứng yêu cầu của đề bài. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải
  6. nghiệm của bản thân. Truyện Nhận ngắn biết: - Nhận biết được đề tài, bối cảnh, cốt truyện, tình huống, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu trong truyện, các biện pháp xây dựng nhân vật. - Nhận biết được các loại câu phân theo mục đích nói và các biện pháp tu từ. Thông hiểu: - Phân tích được thái độ, tình cảm của người kể chuyện. - Phân tích được vai trò, tác dụng của cốt truyện đơn tuyến và đa tuyến.
  7. - Hiểu và lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. - Xác định được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng; sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ, - Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý; nghĩa của mốt số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó được sử dụng trong văn bản. Vận
  8. dụng: - Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng văn bản. - Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua văn bản. - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của văn bản sau khi đọc văn bản. 2 Viết Viết bài Nhận 1* 1* 1* 1TL văn biết: thuyết Thông minh giải hiểu: thích về Vận một hiện dụng: tượng tự Vận nhiên. dụng cao: Viết được bài văn thuyết minh giải thích về một hiện tượng tự nhiên. Viết bài Nhận
  9. văn nghị biết: luận về Thông tác phẩm hiểu: truyện. Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện. Viết bài Nhận văn nghị biết: luận về Thông một vấn hiểu: đề của Vận đời sống. dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống. Tổng số 3TN 5 TN 2TL 1TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60% 40%
  10. UBND HUYỆN ĐỒNG HỶ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS HÒA BÌNH NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề Phần I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới mọi khía cạnh của cuộc sống, của tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất này. Những sinh vật có sức chống trả càng yếu, sẽ càng sớm trở thành nạn nhân, và chịu ảnh hưởng càng nặng nề. Rồi loài người sẽ là những nạn nhân tiếp theo nếu chúng ta không cùng nhau tạo ra thay đổi. Thế hệ tương lai sẽ trả giá, hay biết ơn là hệ quả của chính những gì chúng ta làm ngày hôm nay. Tôi tin rằng, nếu đã đọc đến đây, bạn sẽ trở thành đồng đội của tôi, của tác giả, của những người đang cố gắng để làm cho Trái Đất này trở thành một nơi tốt đẹp hơn. (Theo Hoàng Thảo – Lời giới thiệu, Sống xanh không khó - Nam Kha, NXB Dân trí, 2020) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Tự sự Câu 2: Theo tác giả, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động như thế nào?
  11. A. Tới mọi mặt của đời sống con người. B. Tới mọi mặt của thú rừng. C. Tới mọi mặt của con người và cây cối. D. Tới mọi khía cạnh của cuộc sống, của tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất này. Câu 3: Theo tác giả, những sinh vật có sức chống trả càng yếu sẽ như thế nào trước sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường ? A. Dễ thích nghi, hoà nhập. B. Sớm trở thành nạn nhân và chịu ảnh hưởng càng nặng nề. C. Không chịu ảnh hưởng từ môi trường sống. D. Thích nghi cao với ô nhiễm môi trường. Câu 4: Theo tác giả, tương lai con người sẽ như thế nào nếu chúng ta không cùng nhau tạo ra thay đổi? A. Loài người sẽ là những nạn nhân tiếp theo. B. Loài người không chịu sự ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường. C. Loài người thích nghi với ô nhiễm môi trường. D. Loài người sẽ có cuộc sống tốt đẹp. Câu 5: Theo tác giả, thế hệ tương lai sẽ trả giá, hay biết ơn chúng ta phụ thuộc vào điều gì? A. Những sinh vật có sức chống trả yếu. B. Phụ thuộc vào chính những gì chúng ta làm ngày hôm nay. C. Phụ thuộc vào việc trồng cây, gây rừng. D. Phụ thuộc vào việc thu gom rác. Câu 6: Nội dung chính của ngữ liệu trên: A. Biến đổi khí hậu tác động tới mọi mặt cuộc sống và con người phải hành động. B. Miêu tả cuộc sống của con người trên trái đất. C. Miêu tả cuộc sống của các loài thú trên trái đất. D. Miêu tả cuộc sống của cỏ cây trên trái đất Câu 7: Câu văn: “Tôi tin rằng, nếu đã đọc đến đây, bạn sẽ trở thành đồng đội của tôi, của tác giả, của những người đang cố gắng để làm cho Trái Đất này trở thành một nơi tốt đẹp hơn” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Liệt kê Câu 8: Trái Đất này trở thành một nơi tốt đẹp hơn khi nào? A. Các nước phát triển dồn rác thải sang các nước nghèo, nước chậm phát triển. B. Mọi người, mọi quốc gia biết bảo vệ và giữ gìn môi trường sống. C. Các nước giàu có và phát triển bảo vệ môi trường sống của họ. D. Các nước nghèo, nước chậm phát triển tự bảo vệ môi trường sống của họ. Trả lời câu hỏi:
  12. Câu 9: Em có đồng tình với ý kiến: Thế hệ tương lai sẽ trả giá, hay biết ơn là hệ quả của chính những gì chúng ta làm ngày hôm nay không? Vì sao? Câu 10: Từ ngữ liệu trên, em hãy trình bày một số việc làm để góp phần bảo vệ trái đất trở nên tốt đẹp hơn? PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm): Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. ------- Hết ------- UBND HUYỆN ĐỒNG HỶ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS HÒA BÌNH NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn lớp 8 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC - HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 D 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 B 0,5 6 A 0,5 7 D 0,5 8 B 0,5 Học sinh có thể trình bày theo quan điểm cá nhân, diễn giải hợp lý. Gợi ý: Đồng tình Lý giải: Những việc làm của chúng ta ngày hôm nay sẽ gây tác động đến môi trường mà thế hệ sau chính là đối tượng trực tiếp chịu 0,5 9 ảnh hưởng từ hệ quả đó. Vì vậy nếu hôm nay chúng ta cùng nhau thay đổi để có môi trường xanh thì tương lai thế hệ sau của chúng ta 0,5 sẽ được sống trong một cuộc sống trong lành, trái đất trở thành một nơi tốt đẹp hơn và ngược lại. 10 Gợi ý:
  13. * Bảo vệ trái đất chính là vấn đề cấp thiết hiện nay. * Nêu thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay: + Trái đất ngày càng nóng lên + Không khí chứa nhiều thành phần gây hại hơn + Ô nhiễm từ các loại xe cộ... * Những việc cần làm để trái đất trở nên tốt đẹp hơn: + Cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường + Có lối sống hoà hợp với môi trường. + Ngăn chặn chặt phá và khai thác rừng,... 1,0 + Bảo vệ các loài động vật quý hiếm,... + Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xử lý những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm,… II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh giải thích về một hiện tượng tự nhiên. + Phần mở đầu: giới thiệu khái quát hiện tượng tự nhiên cần giải thích. + Phần nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức 0,25 diễn ra của hiên tượng tự nhiên, tác động của hiện tượng tự nhiên đó. + Phần kết thúc: nêu ấn tượng hay đánh giá chung của bản thân về hiện tượng tự nhiên được đề cập. b. Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh: Thuyết minh giải 0,25 thích một hiện tượng tự nhiên. c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: * Mở bài: Nêu hiện tượng tự nhiên và đưa ra cái nhìn bao quát về 0,25 hiện tượng này. * Thân bài: - Miêu tả hay thuật lại các biểu hiện điển hình của hiện tượng tự nhiên - Nêu lần lượt các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tự nhiên, kết hợp 2,5 trích dẫn ý kiến của các chuyên gia và bổ sung trên cơ sở một số tài liệu được cập nhật. - Xác định mối liên hệ giữa hiện tượng tự nhiên với đời sống của con người; nêu, đánh giá khái quát thái độ về những việc mà con người đã làm trước hiện tượng tự nhiên đó 0,25 * Kết bài: Nêu ấn tượng hay đánh giá chung của bản thân về hiện tượng tự nhiên được đề cập. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
  14. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, có cảm xúc, sáng 0,25 tạo, sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm hợp lý. UBND HUYỆN ĐỒNG HỶ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS HÒA BÌNH NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: THẾ GIỚI RA SAO NẾU KHÔNG CÓ CÂY XANH? Trong một năm, một cây ra lá khi trưởng thành sẽ sản sinh ra ngày càng nhiều oxi, đủ cho 10 người thở. Ai cũng biết tầm quan trọng, sự thiết yếu của oxi đối với cuộc sống của con người. Nhưng đó chỉ là yếu tố cần. Yếu tố đủ cho sự sống bao gồm nhiệt độ, khí hậu, không khí trong lành... cũng phụ thuộc lớn vào mật độ cây xanh trên thế giới. Tuy nhiên, rừng của chúng ta đang ngày càng mất đi. Ước tính có khoảng hàng chục triệu hecta rừng biến mất mỗi năm. Nạn phá rừng xảy ra do tình trạng gia tăng dân số và nhu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp ngày một nhiều. Con người đã chặt hạ cây cối để lấy chỗ cho sự phát triển mới. Một trong những vai trò quan trọng nhất của cây xanh là làm mát, điều hoà không khí. Hệ thực vật trên Trái Đất đã khiến cuộc sống của chúng ta dễ chịu hơn, nhất là việc cung cấp bóng râm trong những ngày oi nóng. Có một điều không ai phủ nhận là sự tồn tại của cây xanh ảnh hưởng tới khí hậu Trái Đất. Dù không tạo ra tuyết trong ngày nắng nóng nhưng có cây xanh là có sự khác biệt. Khí hậu Trái Đất đang dần tăng 1 – 1,5°C trong thế kỉ qua, một phần nguyên nhân từ sự sụt giảm diện tích rừng trên toàn cầu. Mỗi bộ phận của cây xanh, từ rễ đến lá đều có tác động đến khí hậu. Lá cây giúp điều hoà, làm mát không khí qua quá trình thoát hơi nước, giúp tăng độ ẩm trong không khí. Với mắt người, thoát hơi nước ở cây là các quá trình vô hình, nhưng theo điều tra địa chất của Mỹ một cây sồi lớn có khả năng vận chuyển khoảng 40.000 gallon (hơn 151.000 lít) nước vào bầu khí quyển trong vòng một năm. Quá trình này cực kì hữu ích trong việc giảm mưa bão vì nó trả lại độ ẩm cho bầu khí quyển. Nhờ khả năng điều hoà, làm mát không khí mà ở những khu vực có cây xanh thì cư dân giảm thiểu được nhu cầu sử dụng năng lượng. Xung quanh các toà nhà, văn phòng thường trồng cây xanh như một chiến lược tạo bóng mát cho ngày hè cũng như cản gió lạnh vào mùa đông. Cây xanh có tác dụng hấp thụ bớt lượng nhiệt
  15. phát sinh từ các hoạt động của đô thị (xe cộ, giao thông, điều hoà nhiệt độ, máy làm mát). Trồng cây xanh được biết đến là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự nóng dần lên của Trái Đất. Cây cối luôn được ví là “lá phổi xanh”. Lá cây giúp che chắn các thành phần bụi bẩn, độc hại có trong không khí. Nếu không có cây xanh che bụi và các chất ô nhiễm, con người sẽ khó thở và mắc nhiều bệnh mãn tính do không khí ô nhiễm gây ra. Tóm lại, không phải ngẫu nhiên những nơi sạch nhất và đáng sống nhất, trong mắt nhiều người tựa “thiên đường” lại được thiết kế để con người có thể sống hài hoà với màu xanh của cỏ cây. (Theo Thu Thủy – songmoi.vn) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Tại sao văn bản trên được coi là văn nghị luận? A. Vì nêu lên được thực trạng về cây xanh đang mất dần B. Vì phân biệt được các lợi ích của cây xanh C. Vì nêu được nguyên nhân cây xanh bị chặt phá D. Vì nêu được ý kiến và làm sáng tỏ bởi lí lẽ và bằng chứng Câu 2: Thái độ quan tâm, lo lắng của tác giả thể hiện rõ ở câu văn nào ? A. Mỗi bộ phận của cây xanh, từ rễ đến lá đều có tác động đến khí hậu. B. Xung quanh các toà nhà, văn phòng thường trồng cây xanh. C. Lá cây giúp che chắn các thành phần bụi bẩn, độc hại có trong không khí. D. Thế giới ra sao nếu không có cây xanh? Câu 3: Ý chính của câu kết “Tóm lại [...] màu xanh của cỏ cây” là gì? A. Sống hài hoà với cỏ cây là tiêu chí của cuộc sống hạnh phúc. B. Trong mắt nhiều người, cỏ cây tựa như “thiên đường”. C. Nơi sạch nhất và đáng sống nhất là nơi có cỏ cây. D. Nơi sạch nhất và đáng sống nhất là “thiên đường”. Câu 4: Bằng chứng cụ thể của người viết? A. Nếu không có cây xanh che chắn bụi và các chất ô nhiễm, con người sẽ khó thở và mắc nhiều bệnh mãn tính do không khí ô nhiễm gây ra. B. Một cây sồi lớn có khả năng vận chuyển khoảng 40.000 gallon. (hơn 151.000 lít) nước vào bầu khí quyển trong vòng một năm. C. Một trong những vai trò quan trọng nhất của cây xanh là làm mát, điều hoà không khí. D. Nhờ khả năng điều hoà, làm mát không khí mà ở những khu vực có cây xanh giảm thiểu được nhu cầu sử dụng năng lượng. Câu 5: Tầm quan trọng của cây xanh được thể hiện qua câu văn nào? A. Có khoảng hàng chục triệu hecta rừng biến mất mỗi năm. B. Con người đã chặt hạ cây cối để lấy chỗ cho sự phát triển mới. C. Sự tồn tại của cây xanh ảnh hưởng tới khí hậu Trái Đất. D. Khí hậu Trái Đất đang dân tăng 1 - 1,5°C trong thế kỉ qua. Câu 6: Câu nào sau đây chứa từ tượng hình? A. Cây cối luôn được ví là “lá phổi xanh” long lanh đa sắc B. Rừng của chúng ta đang ngày càng mất đi. C.Trồng cây xanh được biết đến là giải pháp hữu hiệu D. Khí hậu Trái Đất đang dần tăng trong thế kỉ qua.
  16. Câu 7: Qua câu: “Cây cối luôn được ví là “lá phổi xanh”, tác giả muốn khẳng định điều gì? A. Cây cối rất quan trọng đối với việc hô hấp của con người. B. Cây cối có vai trò to lớn, có thể thay cho lá phổi con người. C. Cây cối có tác động to lớn đến tình hình khí hậu trên Trái Đất. D. Cây cối làm cho lá phổi con người xanh và mát mẻ, dễ chịu. Câu 8: Vấn đề chính của văn bản mà tác giả đặt ra là: A. Cây cối luôn được ví là “lá phổi xanh”. B. Mỗi bộ phận của cây xanh đều có tác động đến khí hậu. C. Con người không thể sống thiếu cây xanh. D. Rừng của chúng ta đang ngày càng mất đi. Trả lời câu hỏi: Câu 9: Viết một đoạn văn diễn dịch mở đầu bằng: "Nếu không có cây xanh...”. Câu 10: Hãy viết ra một số việc làm cụ thể mà em và mọi người có thể làm được để bảo vệ môi trường. PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Phân tích vẻ đẹp của sự gắn bó giữa con người và thế giới tự nhiên trong đoạn trích tác phẩm Mắt sói của Đa-ni-en Pen-nắc. ----Hết---- UBND HUYỆN ĐỒNG HỶ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS HÒA BÌNH NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn lớp 8 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC - HIỂU 6,0 0,5 1 C 0,5 2 D 0,5 3 A 4 D 0,5
  17. 0,5 5 B 0,5 6 A 0,5 7 A 0,5 8 D - HS viết được đoạn văn diễn dịch. 0,5 9 - Đoạn văn mở đầu đúng bằng câu chủ đề đã cho. 0,5 HS kể tên được một số việc có thể làm để bảo vệ môi trường, câu trả lời có thể có các ý như sau: 1,0 - Trồng cây, trồng hoa quanh nhà, hai bên đường… - Phân loại, xử lý rác thải … không vứt rác bừa bãi… 10 - Không vứt rác bừa bãi, chặt phá cây xanh… - Sử dụng tiết kiệm giấy, vở… - Không (hoặc hạn chế) sử dụng bao bì ni lông, đồ dùng bằng nhựa, … II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về tác phẩm truyện 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn phân tích tác 0,25 phẩm truyện c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: *Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm Mắt sói; nêu ý kiến 0,25 khái quát về tác phẩm. *Thân bài: - Nêu nội dung chính của tác phẩm: Xoay quanh cuộc gặp gỡ kì 2,5 lạ giữa Sói Lam và Phi Châu ở vườn bách thú nhìn sâu vào mắt nhau và bắt đầu câu chuyện của những cuộc phiêu lưu và những điều kì diệu. - Nêu chủ đề của tác phẩm: Tác phẩm ca ngợi tình cảm gia 0,25 đình, tình bạn, lòng dũng cảm, sự hi sinh, thái độ tôn trọng thiên nhiên,...Tác phẩm phê phán cách ứng xử thô bạo, tham lam của con người với thế giới tự nhiên.
  18. - Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm: Cốt truyện đa tuyến với kiểu truyện lồng truyện. Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo. Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc. * Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, có cảm xúc, 0,25 sáng tạo, sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm hợp lý. UBND HUYỆN ĐỒNG HỶ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS HÒA BÌNH NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA
  19. Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khoẻ và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng mà ta đang có, ta sẽ cứ ở khuất trong kho lúa thôi". Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới... (Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004 trang 12) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Câu chuyện trên có mấy nhân vật? A. 1 nhân vật B. 2 nhân vật C. 3 nhân vật D. 4 nhân vật Câu 3. Văn bản trên được kể theo ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và thứ ba Câu 4. Cụm từ “chết dần chết mòn” trong câu là: A. Thành ngữ B. Tục ngữ C. Ca dao D. Vè Câu 5. Người kể chuyện có thái độ như thế nào với hạt lúa thứ nhất? A. Đồng tình
  20. B. Băn khoăn C. Ngợi ca D. Phê phán Câu 6. Trong câu chuyện trên, khi được ông chủ mang gieo xuống đất hạt lúa thứ hai có tâm trạng gì? A. Buồn bã B. Lo lắng C. Sung sướng D. Đắn đo Câu 7. Xét về mục đích nói, câu văn“Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó” thuộc kiểu câu gì? A. Câu nghi vấn B. Câu cầu khiến C. Câu cảm thán D. Câu trần thuật Câu 8. Ý nào dưới đây diễn đạt đúng nhất nghĩa của cụm từ “chết dần chết mòn” trong văn bản trên? A. Điêu đứng vì hoàn cảnh khó khăn B. Héo hắt, tàn lụi dần không còn sức sống C. Không còn sức sống vì lâm vào hoàn cảnh khó khăn D. Buồn chán, bế tắc không có lối thoái Trả lời câu hỏi: Câu 9. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích sau: Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng mà ta đang có, ta sẽ cứ ở khuất trong kho lúa thôi". Câu 10. Bài học cuộc sống tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện trên là gì? Vì sao? PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận về hiện tượng bạo lực học đường. ----- Hết ----- UBND HUYỆN ĐỒNG HỶ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS HÒA BÌNH NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn lớp 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2