intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Thăng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Thăng Bình’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Thăng Bình

  1. UBND HUYỆN THĂNG BÌNH MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC CUỐI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023-2024 KHÁNG MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) MA TRẬN (ĐỀ CHÍNH THỨC) Nội Mức dung/ độ TT đơn nhận vị kĩ thức Kĩ năng1 năng Tổng Nhận Thông Vận Vận % điểm biết hiểu dụng dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc Truyệ hiểu n ngắn (Văn bản ngoài 1 SGK) Số 4 0 3 1 0 1 0 1 10 câu Tỉ lệ 20 15 10 10 5 60 % điểm 2 Viết Văn phân tích tác phẩm truyện (Văn bản ngoài SGK, dung lượng phù hợp thực 1
  2. tế thời gian làm bài của HS. Nội dung làm văn phù hợp với chươn g trình Ngữ văn của lớp học tính đến thời điểm kiểm tra, mục đích kiểm tra.) Số 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 câu Tỉ lệ 10 15 10 0 5 40 % điểm Tỉ lệ 70 30 100 % điểm các mức độ
  3. UBND HUYỆN THĂNG BÌNH TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (ĐỀ DỰ BỊ) MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 8 - THỜI GIAN: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ Nội dung/ Chương/ Mức độ nhận thức TT đơn vị chủ đề đánh giá Thông Vận dụng kiến thức Nhận biết Vận dụng hiểu cao 1 Đọc hiểu Truyện Nhận 1 TL 1 TL ngắn biết: 4 TN 3 TN (1đ) (0,5 đ) (truyện. - Nhận (2 đ) 1 TL Văn bản biết đề tài, (2,5đ) ngoài bối cảnh, SGK) chi tiết tiêu biểu. - Nhận biết được nhân vật, cốt truyện, tình huống, các biện pháp xây dựng nhân vật. - Nhận biết được các trợ từ, thán từ, thành phần biệt lập. Thông hiểu: - Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện. - Phân tích được
  4. vai trò, tác dụng của cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. - Hiểu và lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. - Xác định được sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ được sử dụng trong văn bản; hiểu được chức năng của trợ từ, thán từ, thành phần biệt lập . Vận dụng: - Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người
  5. của tác giả qua văn bản. - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản. - Thể hiện được ý kiến, thái độ của bản thân đối với bài học được thể hiện qua ngữ liệu. 2 Viết Viết bài Nhận 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* văn phân biết: Xác (1đ) (1,5đ) (1đ) (0,5đ) tích tác định được phẩm kiểu bài truyện nghị luận (Văn bản văn học. ngoài Thông SGK, phù hiểu: hợp thực - Những tế thờiđặc sắc về gian làm nội dung bài củavà nghệ HS. Nội thuật của dung làm tác phẩm văn phù truyện. hợp với - Lí giải chương được một trình Ngữ số đặc văn của điểm của lớp họcthể loại tính đến qua tác thời điểm phẩm. kiểm tra, mục đích - Phân
  6. kiểm tra.) tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm truyện. - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm truyện; vị trí, đóng góp của tác giả.
  7. Vận dụng cao: - So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. Đọc hiểu 3TN 1TL Tổng số 4TN 1TL 1TL câu Viết 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* Tỉ lệ (%) 30% 40% 20% 10% Tỉ lệ % điểm các mức độ 70% 30%
  8. TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II HUỲNH THÚC KHÁNG Năm học: 2023-2024 Môn: Ngữ văn, lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể TG giao đề) (Đề này gồm có 02 trang) I. ĐỌC - HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Về bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi, tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh, minh mẫn như ngày xưa. Bao nỗi đắng cay, buồn vui cuộc đời của mẹ đều được miếng trầu cau chứng kiến. Nhà thơ đã chọn hình ảnh cây cau để ví von so sánh với mẹ là một phát hiện khá tinh tế, nhiều biểu cảm, không chỉ về hình thể bên ngoài mà cả sự sâu lắng bấm đốt thời gian thân phận của một đời người. Thời gian khắc nghiệt như một quy luật luân hồi muôn đời: “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”. Hai sắc màu trái ngược nhau, hai hình dáng tương phản nhau tạo ra một ám ảnh cho tiếng thơ tiếng lòng quặn bao nỗi thắt khi “Cau gần với trời - Mẹ thì gần đất”…. Chỉ qua hình ảnh miếng cau: “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” cũng đủ bao cảm thông héo hắt khi “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng bao nhiêu thì “cầm” lại nén bao đắng cay bấy nhiêu. Từng cặp biểu cảm được song hành tạo ra bao chất chứa, lời ít mà vọng xa. Chính đây cũng là sự vận động cảm xúc của bài thơ “Mẹ” dồn
  9. nén để buột ra câu cảm thán mang âm hưởng điệu hành trong thơ văn cổ: “Ngẩng trời hỏi vậy - Sao mẹ ta già”. Câu hỏi tự vấn đất trời cũng chính là tự vấn lòng mình. Thơ đã chạm được đến nỗi người, cõi người vừa đăm đăm vừa trống trải. Một sự cô đơn ngỡ như vô vọng: “Không một lời đáp - Mây bay về xa”. Như vậy, bài thơ là nỗi xót xa thương cảm của người con trước hình ảnh gầy guộc già nua của mẹ theo năm tháng. (Báo Thanh Niên, 2009) *Chọn đáp án đúng nhất từ câu 1 đến câu 7 (HS làm bài trên giấy kiểm tra) Câu 1 (0.5 điểm): Văn bản trên thuộc kiểu văn bản? A. Thông tin B. Báo chí C. Khoa học D. Nghị luận Câu 2 (0.5 điểm): Văn bản viết về vấn đề gì? A. Kể chuyện về người mẹ. C. Miêu tả hình ảnh người mẹ. B. Phân tích bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai. D. Giới thiệu nhà thơ Đỗ Trung Lai. Câu 3 (0.5 điểm): Theo người viết, cảm xúc chủ yếu của tác giả Đỗ Trung Lai khi viết về mẹ là gì? A. Kính trọng, biết ơn. C. Hờn giận, oán trách. B. Biết ơn, nhớ nhung. D. Xót xa, thương cảm. Câu 4 (0.5 điểm): Ý kiến khái quát của người viết về nội dung bài thơ Mẹ được nêu ở câu nào trong những câu sau: A. Bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa, thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi, tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh, minh mẫn như ngày xưa. B. Bao nỗi đắng cay, buồn vui cuộc đời của mẹ đều được miếng trầu cau chứng kiến. C. Nhà thơ đã chọn hình ảnh cây cau để ví von so sánh với mẹ là một phát hiện khá tinh tế, nhiều biểu cảm, không chỉ về hình thể bên ngoài mà cả sự sâu lắng đốt cháy thời gian thân phận của một đời người. D. Thơ đã chạm được đến nỗi người, cõi người vừa đăm đăm vừa trống trải. Câu 5 (0.5 điểm): Người viết đã khái quát giá trị nghệ thuật của các từ “nâng” và “cầm” trong bài thơ như thế nào? A. Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. B. Nếu “nâng” kính trọng bao nhiêu thì “cầm” lại nén bao đắng cay bấy nhiêu. C. Từng cặp biểu cảm được song hành tạo ra bao chất chứa, lời ít mà vọng xa. D. Hai chữ “nâng” và “cầm” có giá trị biểu cảm cao. Câu 6 (0.5 điểm): Theo người viết, nhà thơ đã chọn hình ảnh cây cau để ví von so sánh với mẹ vì lí do gì? A. Cây cau là loài cây quen thuộc ở làng quê Việt Nam. B. Cây cau gày guộc như dáng hình người mẹ. C. Cây cau, không chỉ tương đồng với người mẹ về hình thể bên ngoài mà cả sự sâu lắng bấm đốt thời gian thân phận của một đời người. D. Cây cau ngay thẳng như tấm lòng người mẹ. Câu 7 (0.5 điểm): Câu văn sau: “Như vậy, bài thơ là nỗi xót xa, thương cảm của người con trước hình ảnh gầy guộc, già nua của mẹ”. Từ “như vậy” được sử dụng như:
  10. A. Trợ từ. B. Thán từ. C. Tình thái từ. D. Quan hệ từ. Câu 8 (1.0 điểm): Điền các từ còn thiếu vào chỗ trống cho phù hợp: “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng” là hai sắc màu….……. nhau, hai hình dáng ……….. nhau. Câu 9 (1.0 điểm): Trong văn bản trên người viết cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ từ những phương diện chủ yếu nào? Ngoài những phương diện đó, theo em có thể cảm nhận vẻ đẹp bài thơ từ những phương diện nào khác nữa? Câu 10 (0.5 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (từ 3-5 câu) nêu suy nghĩ của em về bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai. II. VIẾT (4.0 điểm) Viết một bài văn nghị luận trình bày cảm nhận của em về một truyện ngắn mà em yêu thích./. ----------------HẾT---------------- Họ và tên học sinh:………………………………; Phòng thi: …….; Số báo danh:…… UBND HUYỆN THĂNG BÌNH TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (ĐỀ DỰ BỊ) Năm học: 2023-2024 Môn: Ngữ văn, lớp 8 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) Phần I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Phầ Câu Nội dung Điểm n I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,5 2 B 0,5 3 D 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5
  11. 6 C 0,5 7 D 0,5 8 Trái ngược, tương phản (Mỗi từ đúng ghi 0,5 điểm) 1,0 9 HS chỉ rõ: - Người viết cảm nhận vẻ đẹp bài thơ từ các phương diện: 0,5 +Hình ảnh + Từ ngữ + Câu - Ngoài những phương diện trên, ta có thể cảm nhận vẻ đẹp bài 0,5 thơ qua các phương diện khác: + Bố cục + Giọng điệu + Nhịp thơ… ( Hs có thể không đầy đủ như gợi ý nhưng có 2 ý hiểu đúng trở lên, GV linh hoạt cho điểm tối đa) 10 HS viết được đoạn văn nêu suy nghĩ về bài thơ “Mẹ”của Đỗ 0,5 Trung Lai. HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Một số gợi ý như sau: - “Mẹ” của Đỗ Trung Lai là một trong những tác phẩm hay viết về người mẹ. Bài thơ là lời của người con đang bày tỏ cảm xúc về người mẹ của mình. - Tác giả sử dụng hình ảnh cây cau - vốn đã rất gần gũi và quen thuộc, bộc lộ nỗi xót xa khi mẹ ngày càng già đi. Nhà thơ còn sử dụng biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô/Khô gầy như mẹ”. Bài thơ giúp tôi hiểu được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đó là hãy trân trọng những giây phút được ở bên cạnh người mẹ, biết yêu thương và trân trọng người mẹ của mình. Phần II. LÀM VĂN – VIẾT (4,0 điểm) Phần 1. Đảm bảo cấu trúc, dung lượng yêu cầu của một bài văn Nghị luận. II Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài 0,25 Viết được bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện): nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm. 2. Xác định đúng yêu cầu của đề: phân tích truyện ngắn mà em thích… 0,25 3. Viết bài văn: 0,5 HS viết bài văn nghị luận diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm Bố cục bảo các yêu cầu sau: 0,25 một 1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tên tác giả,...) và ý kiến bài văn khái quát của người viết về tác phẩm. Chia sẻ với người đọc lí do bạn lựa chọn nghị tác phẩm này để phân tích, đánh giá, điều khiến bạn yêu thích tác phẩm. 1,0 luận có 2. Thân bài: 3 phần + Tóm tắt nội dung chính của truyện.
  12. + Phân tích, đánh giá về chủ đề của truyện dựa trên cứ liệu dẫn ra từ tác phẩm. 0,75 + Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. Mỗi phân tích, đánh giá đều cần có những chi tiết tiêu biểu được dẫn ra từ tác phẩm. 3. Kết bài: 0,5 Tóm lược các nhận định trong phần thân bài, khẳng định giá trị của tác phẩm (mặt nội dung và nghệ thuật…), đưa ra một số ý tưởng mở rộng, ... 4. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 5. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lập luận logic, chặt chẽ, có sức thuyết phục cao; 0,25 đưa ra được những bằng chứng cụ thể, đa dạng, tiêu biểu, xác thực làm sáng tỏ lí lẽ; xem xét vấn đề từ nhiều phía để nội dung bài viết được toàn diện. *Lưu ý: Tùy vào bài làm của học sinh, giáo viên (giám khảo) chủ động, linh hoạt khi ghi điểm, khuyến khích những bài làm của học sinh có tính sáng tạo, bài viết trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đảm bảo có bố cục 3 phần đầy đủ./. NGƯỜI RA ĐỀ TỔ TRƯỞNG CM LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG PHÓ HT Nguyễn Hồng Tuấn Trần Thị Ngọc Bích Nguyễn Thị Nguyên
  13. *Lưu ý: Tùy vào bài làm của học sinh, giáo viên (giám khảo) chủ động, linh hoạt khi ghi điểm, khuyến khích những bài làm của học sinh có tính sáng tạo, bài viết trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đảm bảo có bố cục 3 phần đầy đủ./. NGƯỜI RA ĐỀ TỔ TRƯỞNG CM LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG PHÓ HT Nguyễn Hồng Tuấn Trần Thị Ngọc Bích Nguyễn Thị Nguyên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2