intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá kiến thức tổng hợp trong chương trình học kỳ I,II (Từ tuần 1 đến tuần 32, trọng tâm ở tuần 26-32), Ngữ văn 8. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu và tạo lập văn bản. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài. 4. Năng lực: - Nhận thức, giải quyết vấn đề, cảm thụ văn chương. - Đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo tập văn bản theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra chung theo đề của trường III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II Nội dung/ Mức độ nhận biết đơn vị kiến Nhận Thông Vận Vận Tổng TT Kĩ năng thức biết (Số hiểu dụng (Số dụng cao câu) (Số câu) Câu) (Số câu) 1 Đọc-hiểu Văn bản thông 3 3 2 0 8 tin Tỉ lệ % điểm 20 25 15 60 2 Viết Viết bài văn thuyết minh 1* 1* 1* 1 1 Tỉ lệ % điểm 10 10 10 10 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận thức 65 35 100
  2. IV. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II Số câu hỏi Nội dung/ theo mức độ nhận thức Kĩ Mức TT Đơn vị kiến Nhận Thông Vận Vận năng độ đánh giá thức biết hiểu dụng dụng cao Nhận biết: 3 3 2 0 - Nhận biết và gọi tên đúng thành phần biệt lập Đọc Văn bản - Nhận biết được kiểu câu phân 1 hiểu thông tin loại theo mục đích nói - Nhận biết được những hậu quả của việc sạt lở ở bờ biển Hội An Thông hiểu: - Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản. - Phân tích được đặc điểm của văn bản thông tin: văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên. - Phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản như trình bày theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc cách so sánh, đối chiếu, .... Vận dụng: - Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại. - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức, hành động của bản thân sau khi đọc văn bản. Viết bài văn thuyết minh giải 1* 1* 1* 1 thích một hiện tượng tự nhiên: Viết bài hiện tượng lũ lụt ở địa phương văn thuyết em. 2 Viết minh Nhận biết: - Xác định được kiểu bài văn thuyết minh thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. - Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần thuyết minh giải thích một hiện tượng tự
  3. nhiên. Thông hiểu: - Trình bày rõ ràng các khía cạnh của vấn đề. - Nêu được các vấn đề chính cần thuyết minh, giải thích một hiện tượng tự nhiên. Vận dụng: - Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức đã học để viết được bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. - Nhận xét, rút ra bài học cho bản thân. Vận dụng cao: - Viết được bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên; nêu được những thông tin quan trọng; trình bày mạch lạc, thuyết phục. - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý cần thuyết minh - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. Tổng 3 3 2 1 Tỉ lệ % 30 35 25 10 Tỉ lệ chung 65 35
  4. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA CUỐI KỲ II - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU Môn: NGỮ VĂN - Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: VÌ SAO BỜ BIỂN HỘI AN BỊ SẠT LỞ NGÀY CÀNG NGHIÊM TRỌNG HƠN? Ngày 16-12 tại tỉnh Quảng Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả hoạt động của Ban điều phối về quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và bờ biển giữa hai địa phương trong năm 2017-2020. Tại buổi hội thảo, tiến sĩ Phạm Quang Đông - phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghệ Kinh tế và Thủy lợi miền Trung - đã có báo cụ thể về hiện trạng và nguyên nhân dẫn đến việc bờ biển tại thành phố Hội An đang bị xói lở và đưa ra một số đề xuất nhằm giảm tình trạng trên. Bờ biển tại thành phố Hội An từ trước đến nay hầu như năm nào cũng diễn ra tình trạng sạt lở. Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay đang có hướng chuyển dịch về phía bắc, hai năm trở lại đây tình trạng sạt lở, xói mòn diễn ra khá nghiêm trọng. Nhiều đường bờ biển như Cửa Đại, An Bàng... đang bị sạt lở nghiêm trọng, làm mất hoàn toàn các bãi tắm, phá hủy nhiều công trình và cơ sở hạ tầng kinh tế, ảnh hưởng đến việc kinh doanh của người dân ven bờ. Theo tiến sĩ Đông, nguyên nhân dẫn đến sạt lở bờ biển tại thành phố Hội An là do tác động từ yếu tố tự nhiên như: lượng bùn cát từ thượng lưu giảm mạnh, dòng chảy từ Cửa Đại ngày càng đi xuống phía nam mang theo bùn cát. Xuất hiện nhiều con sóng có chiều cao lớn, hướng sóng vuông với bờ vào mùa gió Đông Bắc. Kèm theo đó là các cơn bão, mưa lũ. Ngoài ra, việc xây dựng các công trình ven biển như nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng quá nhiều đã làm giảm việc trao đổi cát giữa bờ và dải cát ngầm, khiến tác động của sóng biển vào bờ là khá lớn. Việc xây dựng các bờ kè chống sạt lở tạm thời của người dân sống gần bờ biển cũng là "ngòi nổ" tạo hiệu ứng lan truyền xói lở lên phía bắc, việc khai thác cát trên sông Thu Bồn diễn ra phức tạp. Để khắc phục tình trạng sạt lở, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường hai địa phương đã đưa ra các giải pháp như: xây dựng công trình cứng như xây dựng tuyến kè phù hợp, bảo đảm ổn định, phun cát tạo bãi, xây đê ngầm giảm sóng. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý các dải cồn cát ven biển, rừng ngập mặn khu vực cửa sông, các công trình bảo vệ bờ hiện có. Bên cạnh đó, quản lý việc khai thác, nuôi trồng thủy hải sản theo quy hoạch, cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch dân cư, phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven biển, xây dựng giải pháp quản lý tổng hợp vùng bờ biển, giám sát chặt chẽ việc xây dựng các công trình du lịch, dân sinh ven biển. (Đức Tài, Báo Tuổi trẻ online ngày 16/12/2020) Câu 1. (1,0 điểm): Hãy xác định thành phần biệt lập có trong câu văn sau và cho biết đó là loại thành phần biệt lập nào: “Tại buổi hội thảo, tiến sĩ Phạm Quang Đông - phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghệ Kinh tế và Thủy lợi miền Trung - đã có báo cụ thể về hiện trạng và nguyên nhân dẫn đến việc bờ biển tại thành phố Hội An đang bị xói lở và đưa ra một số đề xuất nhằm giảm tình trạng trên.” Câu 2 (0,5 điểm): Xét theo mục đích nói, câu sau thuộc kiểu câu gì? “Bờ biển tại thành phố Hội An từ trước đến nay hầu như năm nào cũng diễn ra tình trạng sạt lở.” Câu 3 (0,5 điểm): Theo văn bản, việc sạt lở ở bờ biển Hội An đã để lại những hậu quả gì? Câu 4 (0,5 điểm): Nhan đề văn bản gợi cho em hình dung điều gì về thông tin chính của bài viết? Câu 5 (1,0 điểm): Có thể xếp văn bản này vào kiểu văn bản giải thích hiện tượng tự nhiên được không? Vì sao? Câu 6 (1,0 điểm): Hãy phân tích cách trình bày thông tin trong văn bản trên?
  5. Câu 7 (1,0 điểm): Từ nội dung văn bản, theo em, nước ta có nên xây dựng các công trình kiến trúc dọc bờ biển không? Vì sao? Câu 8 (0,5 điểm): Qua những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết sự cần thiết phải khắc phục hiện tượng sạt lở bờ biển ở Hội An? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn thuyết minh giải thích hiện tượng lũ lụt ở địa phương em. ---HẾT---
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm 1 HS nhận biết đúng thành phần biệt lập: - phó hiệu trưởng 0,5 Trường cao đẳng Công nghệ Kinh tế và Thủy lợi miền Trung – 0,5 HS xác định đúng loại thành phần biệt lập: thành phần chêm xen (phụ chú) 2 HS nhận biết được đúng câu kể (trần thuật) 0,5 3 Việc sạt lở ở bờ biển Hội An đã để lại những hậu quả: ĐỌC - 0,5 - Mất hoàn toàn các bãi tắm, HIỂU (6.0 đ) - Phá hủy nhiều công trình và cơ sở hạ tầng kinh tế, - Ảnh hưởng đến việc kinh doanh của người dân ven bờ. (HS chỉ cần trả lời được hai ý: 0,5 điểm; trả lời được một ý: 0,25 điểm) Tác giả đặt nhan đề bằng cách đặt câu hỏi nhằm hướng 4 người đọc vào nội dung chính của văn bản sẽ giải thích 0,5 nguyên nhân của việc sạt lở bờ biển ở Hội An ngày càng nghiêm trọng. (HS có thể diễn đạt bằng cách khác, tùy theo mức độ đạt được, GV định điểm phù hợp.) 5 - Có thể xếp văn bản này vào kiểu văn bản giải thích hiện 0,5 tượng tự nhiên. - Vì: + Bài viết đã nêu ra những căn cứ và lập luận khoa học về hiện 0,25 tượng xuất phát từ sự ghi nhận tại chỗ và trao đổi của các nhà khoa học trong một hội thảo. + Văn bản đã giải thích tường tận nguyên nhân và hậu quả của 0,25 việc bờ biển Hội An bị sạt lở; đồng thời đưa ra một số giải pháp khắc phục hiện tượng. (HS có thể diễn đạt bằng cách khác tùy theo mức độ đạt được, GV định điểm phù hợp)
  7. 6 Cách trình bày thông tin trong văn bản: 1,0 -Văn bản đã trình bày vấn đề theo trình tự: + Nêu hiện tượng + Phân tích hậu quả + Giải thích nguyên nhân + Đề ra các giải pháp khắc phục - Đó là một trình tự trình bày chặt chẽ, hợp lí, thuyết phục. * Các cách trình bày khác tùy vào mức độ GV ghi điểm thích hợp - HS đưa ra lựa chọn: nên, không nên hoặc vừa nên vừa không 7 - Giải thích hợp lí, thuyết phục: * Gợi ý: - Nên xây dựng: + Khai thác điều kiện tự nhiên thuận lợi để phục vụ phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. + Đảm bảo an ninh quốc phòng, khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. … - Không nên: + Nên tôn trọng, bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên, nguyên sơ của biển. II. VIẾT + Nếu xây dựng nhiều sẽ tạo ra sự không đồng bộ trong kiến (4.0 đ) trúc giữa công trình tự nhiên và nhân tạo. + Tác động đến sự an toàn của bờ biển, gây ra hậu quả sạt lở bờ biển, ô nhiễm vùng biển,.... … * Hướng dẫn chấm : - Mức 1 (1,0 điểm): HS đưa ra lựa chọn và nêu được từ hai lí 1.0 do hợp lí; trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chặt chẽ. - Mức 2 (0,5 điểm): HS đưa ra lựa chọn và nêu được một lí 0,5 do hợp lí. - Mức 3 (0,25 điểm): HS đưa ra lựa chọn và không giải 0,25 thích. - Mức 4 (0,0 điểm): HS không trả lời hoặc trả lời không liên 0.0 quan. - Nêu được sự cần thiết phải khắc phục hiện tượng sạt lở bờ biển 8 ở Hội An: 0.5 Gợi ý - Khôi phục lại vẻ đẹp tự nhiên của biển - Bảo vệ các công trình kiến trúc, cuộc sống của người dân ven
  8. biển. - Phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ cho địa phương. … * Hướng dẫn chấm : - Mức 1 (0,5 điểm): HS nêu được một lí do hợp lí; đảm bảo hình thức đoạn văn. - Mức 2 (0,25 điểm): HS nêu được một lí do hợp lí; chưa đảm bảo hình thức đoạn văn. - Mức 3 (0,0 điểm): HS không trả lời hoặc trả lời không liên quan Viết bài văn nghị luận tác phẩm văn học: phân tích vẻ đẹp của con người lao động trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh 0,5 9 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0,25 Giải thích hiện tượng lũ lụt ở địa phương HS c. Trình bày yêu cầu thành bài văn thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên. HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: Nêu hiện tượng tự nhiên (lũ lụt ở địa phương) và 2,5 đưa ra cái nhìn bao quát về hiện tượng này. điểm * Thân bài: - Giới thiệu về hiện tượng: lũ lụt là gì? - Miêu tả hay thuật lại các biểu hiện điển hình của hiện tượng: thường có mưa lớn kéo dài trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 12; nước ở các dòng sông, suối dâng cao; mưa kết hợp với nước thượng nguồn đổ về khiến vùng đồng bằng bị ngập nhiều đợt;… - Nêu các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lũ lụt ở địa phương: Quy luật của tự nhiên; biến đổi khí hậu toàn cầu; tác động của con người: khai thác rừng, khai thác cát ở các dòng sông;… - Xác định mối liên hệ giữa hiện tượng tự nhiên với đời sống con người: + Tác hại: Gây xói mòn đất, sạt lở đường sá; hư hỏng các công trình kiến trúc; thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp; ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, học tập; có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người;… + Lợi ích: Mang lại phù sa cho đất đai; diệt sâu bọ, chuột cho sản xuất nông nghiệp; cung cấp nguồn thuỷ sản;… - Nêu, đánh giá khái quát về thái độ và những việc con người đã làm trước hiện tượng.
  9. + Có chính sách đúng đắn trong việc quy hoạch, xây dựng các công trình thuỷ lợi; khai thác rừng;… + Có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của lũ lụt. + Biết tận dụng những lợi ích mà lũ lụt mang lại. * Kết bài: Nêu ấn tượng hay đánh giá chung của bản thân về hiện tượng. Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Các cách diễn đạt khác tùy theo mức độ GV ghi điểm phù hợp. d. Chính tả, ngữ pháp. 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn thuyết phục. 0,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2