intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Châu Trinh, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Châu Trinh, Phú Ninh" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Châu Trinh, Phú Ninh

  1. PHÒNG GD-ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI KÌ II Trường THCS Phan Châu Trinh Năm học: 2023 – 2024 Môn : NGỮ VĂN 8 I. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT 1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kỹ năng, khả năng vận dụng kiến thức ấy vào việc đọc -hiểu và tạo lập văn bản. 2. Khảo sát một số kiến thức, kỹ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 8, từ tuần 19 đến tuần 31, theo các nội dung: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn với mục đích đánh giá mức độ nhận thức cụ thể theo những yêu cầu đặt ra cho các nội dung học tập. 3. Đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo tập văn bản theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao II. HÌNH THỨC - THỜI GIAN - Hình thức: Tự luận kết hợp trắc nghiệm - Thời gian: 90phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nộ nhận Tt K i Tổng biết ỹ du T Vậ nă ng V Nh h ậ n ng /Đ ận ô dụ ơn n biế n ng vị t g ca kỹ d (s h ụ o nă ố i (số ng n câ ể g câ u) u u) (s ( ố s câ ố u) c â u )
  2. T TL TN TL T TL T T N N N L 1 Đọ 4 0 3 1 0 1 0 1 1 c 0 Tru yện T 2 15 10 10 5 60 ỉ 0 l ệ % đ i ể m Vi ết 2 Viế đ 0 1* 0 1* 0 1* 1 1 1 t o ạ n vă n n ê u cả m xú c về m ột b ài th ơ tự d
  3. o T 10 15 10 5 40 ỉ l ệ % đ i ể m Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận thức 70 30 100 IV. BẢNG ĐẶC TẢ Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chươn dung/ Mức độ Thôn Vận Vận TT g/ Đơn vị đánh Nhận g dụn dụng Chủ đề kiến giá biết hiểu g cao thức 1 Đọc Truyện Nhận biết: thể loại, nhân 4TN 1TL 1TL hiểu vật, biện pháp tu từ, thán từ Thông hiểu: 3TN - Chủ đề, đề tài văn bản 1 TL - Giọng điệu - Tác dụng biện pháp tu từ - Tình cảm, thái độ của tác giả Vận dụng: -Thái độ, suy nghĩ của bản thân đối với nhân vật. - Cảm nhận về con người và xã hội được thể hiện qua văn bản -Liên hệ thực tế
  4. 2 Viết Văn Nhận biết: 1TL* đoạn Thông hiểu: văn ghi Vận dụng: lại cảm Vận dụng cao: xúc về Viết được đoạn văn ghi lại một bài cảm xúc về một bài thơ tự thơ tự do. do V. ĐỀ KIỂM TRA: MÃ ĐỀ A PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở. (Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB VH, 2017, tr. 208) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào phần bài làm. Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên. A. Tiểu thuyết. B. Kịch C. Truyện ngắn D. Truyền kì
  5. Câu 2: Xác định nhân vật chính trong văn bản. A. Dì Hảo B. Hắn C. Dì Hảo và Hắn D. Người kể chuyện Câu 3: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ.” A. So sánh, liệt kê, ẩn dụ B. So sánh, điệp ngữ, nhân hóa C. Liệt kê, điệp ngữ, so sánh D. Điệp ngữ, liệt kê, hoán dụ Câu 4: : Giọng văn của Nam Cao được thể hiện trong đoạn văn: A. Chua xót, mỉa mai B. Hả hê, sung sướng C. Giễu cợt, trào phúng D. Ngậm ngùi, xót thương Câu 5: Tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn văn? A. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của dì Hảo. B. Nhấn mạnh vào tiếng khóc của dì Hảo. C. Nhấn mạnh nỗi bất hạnh của dì Hảo. D. Nhấn mạnh hoàn cảnh nghèo khó của dì Hảo. Câu 6 : Trong đoạn văn: “Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ”, đâu là thán từ? A. Chao ôi! B. Dì Hảo C. Nức nở D. Khóc Câu 7: Chủ đề của văn bản là gì? A. Nỗi bất hạnh của người dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. B. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ sau Cách mạng tháng Tám. C. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ thời hiện đại. D. Nỗi bất hạnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Trả lời câu hỏi: Câu 8: Đoạn trích đã thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với dì Hảo? Câu 9: Em có đồng tình với thái độ cam chịu, nhẫn nhịn của dì Hảo đối với chồng không? Vì sao? Câu 10: Tình cảnh của dì Hảo giúp em hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945? (Viết thành đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu). PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (4,0 điểm) Viết đoạn văn trình bày cảm xúc của em về bài thơ sau: Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và Anh chết trong khi đang đứng bắn Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
  6. Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công Anh tên gì hỡi Anh yêu quý Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ: Anh là chiến sỹ Giải phóng quân. Tên Anh đã thành tên đất nước Ôi anh Giải phóng quân! Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân. (Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân) --------------HẾT-------------- MÃ ĐỀ B PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Ái chà! Bây giờ thì bà no. Bà bỗng nhận ra rằng bà no quá. Bụng bà tưng tức. Bà nới thắt lưng ra một chút cho dễ thở. Bà tựa lưng vào vách để thở cho thỏa thích. Mồ hôi bà toát ra đầm đìa. Bà nhọc lắm. Ruột gan bà xộn xạo. Bà muốn lăn kềnh ra nghỉ, nhưng sợ người ta cười, cố gượng. Ôi chao! Già yếu thì khổ thật. Đói cũng khổ mà no cũng khổ. Chưa ăn thì người rời rã. Ăn rồi thì có phần còn nhọc hơn chưa ăn. Ôi chao! Xế chiều hôm ấy, bà lão mới ra về được. Bà bảo: về muộn cho đỡ nắng. Thật ra thì bà tức bụng, không đi nổi. Mà bà uống nhiều nước quá. Uống bằng nào cũng không đã khát. Bà chỉ càng thêm tức bụng. Đêm hôm ấy, bà lăn lóc rất lâu không ngủ được. Bà vần cái bụng, bà quay vào lại quay ra. Bụng bà kêu ong óc như một cái lọ nước. Nó thẳng căng. Bà thở ì ạch. Vào khoảng nửa đêm, bà thấy hơi đau bụng. Cơn đau cứ rõ thêm, cứ tăng dần. Chỉ một lúc sau, bà đã thấy đau quắn quéo, đau cuống cuồng. Rồi bà thổ. Rồi bà tả. Ôi chao! Ăn thật thì không bõ mửa. Bà tối tăm mặt mũi. Đến khi bệnh tả dứt thì bà lại sinh chứng đi lị. Ruột bà đau quằn
  7. quặn. Ăn một tí gì cũng đau không chịu được. Luôn nửa tháng trời như vậy. Rồi bà chết. Bà phó Thụ, nghe tin ấy, bảo: “Bà chết no”. Và bà dùng ngay cái chết ấy làm một bài học dạy lũ con gái, con nuôi: - Chúng mày xem đấy. Người ta đói đến đâu cũng không thể chết nhưng no một bữa là đủ chết. Chúng mày cứ liệu mà ăn tộ vào! ... (Trích Một bữa no, Tuyển tập Nam Cao, NXB Thời đại,1943) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào phần bài làm Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên. A. Tiểu thuyết. B. Kịch C. Truyện ngắn D. Truyền kì Câu 2: Xác định nhân vật chính trong văn bản. A. Bà phó Thụ B. Bà lão C. Bà lão và bà phó Thụ D. Người kể chuyện Câu 3: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Chỉ một lúc sau, bà đã thấy đau quắn quéo, đau cuống cuồng.” A. So sánh, liệt kê B. Điệp ngữ, nhân hóa C. Liệt kê, điệp ngữ D. Điệp ngữ, hoán dụ Câu 4: Trong đoạn văn: “Ái chà! Bây giờ thì bà no. Bà bỗng nhận ra rằng bà no quá. Bụng bà tưng tức.” đâu là thán từ? A. Ái chà! B. Bà C. Tưng tức D. Bây giờ Câu 5: Qua nhân vật bà lão trong câu chuyện, Nam Cao muốn phản ánh điều gì về người nông dân? A. Người nông dân vốn là những người nghèo nhưng hay sĩ diện B. Đời sống khổ sở của người nông dân, phải nhịn đói cho qua ngày rồi chết trong một bữa no C. Người nông dân vốn là những người lương thiện, nhưng sự hà khắc của chế độ phong kiến cùng với sự bóc lột của bọn thực dân đã đẩy họ vào con đường tha hóa, bần tiện D. Người nông dân sống cuộc đời nghèo khổ cuối cùng được sung sướng cho dù chết vì no. Câu 6: Truyện ngắn “Một bữa no” viết về đề tài gì? A. Người nông dân. B. Người trí thức. C. Người phụ nữ. D. Cái đói. Câu 7: Giọng văn của Nam Cao được thể hiện trong đoạn văn:
  8. A. Chua xót, mỉa mai B. Hả hê, sung sướng C. Giễu cợt, trào phúng D. Ngậm ngùi, xót thương Trả lời câu hỏi: Câu 8: Đoạn trích đã thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với bà lão? Câu 9: Theo em nhân vật bà lão trong đoạn trích đáng thương hay đáng trách? Vì sao? Câu 10: Từ văn bản, em hãy viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng), trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của hành động “ nhường cơm sẻ áo” trong cuộc sống. PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (4,0 điểm) Viết đoạn văn trình bày cảm xúc của em về bài thơ sau: Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và Anh chết trong khi đang đứng bắn Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công Anh tên gì hỡi Anh yêu quý Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ: Anh là chiến sỹ Giải phóng quân. Tên Anh đã thành tên đất nước Ôi anh Giải phóng quân! Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân. (Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân
  9. --------------HẾT-------------- VI. HƯỚNG DẪN CHẤM MÃ ĐỀ A: Phần Câu Nội dung Điể m I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0.5 2 A 0.5 3 C 0.5 4 D 0.5 5 C 0.5 6 A 0.5 7 D 0.5 8 - Cảm thông, thương xót đối với số phận bất hạnh 1,0 của dì Hảo. - Trân trọng mong ước, khát vọng của dì Hảo về một cuộc sống hạnh phúc, bớt khổ cực. *Học sinh nêu được mỗi ý đạt 0,5 điểm. 9 - Học sinh đưa ra được ý kiến của bản thân: đồng 0.25 tình hoặc không đồng tình . - Lí giải hợp lí: 0.75 Sau đây là một số gợi ý: - Đồng tình vì đặt mình trong vị trí của người phụ nữ
  10. lúc bấy giờ, thì việc nuôi chồng, nhẫn nhịn vì chồng vì con được xem là chuẩn mực của người phụ nữ trong xã hội. Nếu họ làm trái đi thì sẽ bị người ngoài dị nghị, bàn tán, tệ hơn nữa là có những người bị ép phải tự tử để thoát khỏi những lời nói về bản thân mình. - Không đồng ý bởi vì khi dì Hảo nhẫn nhịn như vậy sẽ khiến cho bản thân dì bị chồng càng khinh rẻ hơn, cũng như từ đó càng khiến bản thân đau buồn và không tìm được lối thoát cho tâm trí của mình. 10 0,5 -Là những con người chịu nhiều khốn khổ, tủi nhục, thấp cổ bé họng. Họ phải chịu kiếp sống lay lắt, trầy trật vì miếng cơm manh áo và còn bị những người xung quanh ức hiếp, đầy đọa… *Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách, miễn hợp lí là chấp nhận được. *Lưu ý: Học sinh không viết thành đoạn văn chỉ đạt tối đa 0.25 điểm PHẦ NỘI DUNG ĐIỂM N II. TẠO LẬP VIẾT 4,0 VĂN BẢN a. Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn nghị luận văn học 0,25 (4 bao gồm 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. điểm) b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nêu cảm nghĩ về 0,25 một bài thơ 1. Mở bài 0,5 - Giới thiệu bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, tác giả - Khái quát chủ đề bài thơ: “Dáng đứng Việt Nam” là khúc tráng ca về một Việt Nam kiêu hùng, bất khuất.
  11. 2. Thân bài Lần lượt phân tích bài thơ theo 3 luận điểm sau: 2,0 - Luận điểm 1: Tôn vinh hình ảnh người lính + Viết về sự hi sinh của người lính trong cuộc chiến đấu, nhưng bao trùm lên Dáng đứng Việt Nam không phải là âm hưởng bi thương của nỗi đau và sự mất mát mà vượt lên trên, bài thơ tôn vinh cái đẹp và sự cao cả, trở thành biểu tượng chiến thắng của lí tưởng cách mạng. + Hình ảnh người chiến sĩ giải phóng quân hi sinh trên sân bay Tân Sơn Nhất với tư thế hiên ngang, lẫm liệt trong đã trở thành một bức tượng đài đầy tính biểu cảm. 0,5 Luận điểm 2: Hình ảnh bi tráng về tư thế hi sinh của người chiến sĩ giải phóng quân đã làm cho quân giặc vô cùng khiếp sợ. + Việc kết hợp hai phạm trù thẩm mĩ tương phản trong cùng một khổ thơ đã tạo cho tác phẩm sức gợi tả đặc biệt, đó là sự đốì lập giữa tư thế hiên ngang của người chiến sĩ giải phóng quân và nỗi đớn hèn, khiếp sợ của giặc Mĩ. + Những câu thơ được viết lên bằng một trường liên tưởng hết sức mãnh liệt của tác giả khiến hình ảnh người chiến sĩ giải phóng quân trở nên lớn lao và kì vĩ. - Luận điểm 3: Khái quát về những phẩm chất cao đẹp của dân tộc Việt Nam. + Tư thế hi sinh của người chiến sĩ đã trở biểu tượng của cái đẹp và sự cao cả, hình ảnh của anh là hình ảnh của những thế hệ tuổi trẻ Việt Nam ra trận với niềm tin lớn lao mãnh liệt về một ngày độc lập tự do của đất nước. Nhiều người đã ngã xuống, và cũng như người chiến sĩ giải phóng quân kia, họ không để lại tuổi tên, địa chỉ, nhưng họ không bao giờ vô danh trong trái tim dân tộc, bởi thân thể và máu xương của họ đã hòa vào đất mẹ, làm nên dáng hình của đất nước, tạo nên một Dáng đứng Việt Nam. - Khái quát đặc sắc về nghệ thuật: sử dụng ngôn ngữ mang tính hình tượng, tính cá thể hóa và tính truyền cảm cao giúp khắc họa rõ nét bức tượng đài vững chãi với dáng đứng lừng lẫy muôn đời của người chiến sĩ Việt Nam kiên trung, anh dũng.
  12. 3. Kết bài - Khẳng định giá trị và ý nghĩa bài thơ : Lê Anh Xuân hi sinh trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968 khi chưa kịp chứng kiến mùa xuân thắng lợi, khi chưa kịp thấy những điều anh mong đợi "Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân" nhưng những vần thơ của người chiến sĩ - nhà thơ ấy vẫn sống mãi, trở thành một khúc tráng ca vượt qua năm tháng để gửi tới muôn thế hệ những khoảnh khắc lịch sử về một mùa xuân bất diệt của dân tộc. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: 0,25 - Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo, có cách diễn đạt mới mẻ. MÃ ĐỀ B Phần Câu Nội dung Điể m I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0.5 2 B 0.5
  13. 3 C 0.5 4 A 0.5 5 C 0.5 6 D 0.5 7 A 0.5 8 -Xót thương, đau đớn, đồng cảm cho bà lão vì đói 1,0 khát mà trở nên khốn khổ. - Chua xót, mỉa mai vì hoàn cảnh mà bà lão đã đánh mất đi lòng tự trọng, danh dự của bản thân. *Học sinh nêu được mỗi ý đạt 0,5 điểm 9 - Học sinh đưa ra được ý kiến của bản thân. 0.25 - Lí giải hợp lí: Sau đây là một số gợi ý: 0.75 - Đáng trách vì bà lão đã vì miếng ăn mà đánh mất đi lòng tự trọng, sĩ diện. - Đáng thương vì cuộc đời bà quá khốn khổ, bị cái đói đẩy đến bước đường cùng; chết đau đớn vì miếng ăn.
  14. - Vừa đáng thương vừa đáng trách: kết hợp cả hai cách lí giải trên. 10 - “Nhường cơm sẻ áo” là hành động chia sẻ với 0,5 những người khó khăn những giá trị vật chất và tinh thần mà chúng ta có. Đây là một đức tính tốt, cần có ở mỗi người. - Ý nghĩa: + Giúp cho mọi người khó khăn có thể vượt qua những giai đoạn khốn khó. + Người biết “nhường cơm sẻ áo” sẽ cảm thấy cuộc sống của bản thân có ích, có ý nghĩa đối với xã hội. + Được mọi người yêu mến, khâm phục; đây là đức tính cần có để đến với thành công. *Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách, miễn hợp lí là chấp nhận được. *Lưu ý: Học sinh không viết thành đoạn văn chỉ đạt tối đa 0.25 điểm PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM II. TẠO LẬP VĂN BẢN VIẾT 4,0 (4 điểm) a. Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn nghị luận văn học 0,25 bao gồm 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nêu cảm nghĩ về một bài 0,25 thơ
  15. 1. Mở bài 0,5 - Giới thiệu bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, tác giả - Khái quát chủ đề bài thơ: “Dáng đứng Việt Nam” là khúc tráng ca về một Việt Nam kiêu hùng, bất khuất. 2. Thân bài Lần lượt phân tích bài thơ theo 3 luận điểm sau: 2,0 -Luận điểm 1: Tôn vinh hình ảnh người lính + Viết về sự hi sinh của người lính trong cuộc chiến đấu, nhưng bao trùm lên Dáng đứng Việt Nam không phải là âm hưởng bi thương của nỗi đau và sự mất mát mà vượt lên trên, bài thơ tôn vinh cái đẹp và sự cao cả, trở thành biểu tượng chiến thắng của lí tưởng cách mạng. + Hình ảnh người chiến sĩ giải phóng quân hi sinh trên sân bay Tân Sơn Nhất với tư thế hiên ngang, lẫm liệt trong đã trở thành một bức tượng đài đầy tính biểu cảm. -Luận điểm 2: Hình ảnh bi tráng về tư thế hi sinh của người chiến sĩ giải phóng quân đã làm cho quân giặc vô 0,5 cùng khiếp sợ. + Việc kết hợp hai phạm trù thẩm mĩ tương phản trong cùng một khổ thơ đã tạo cho tác phẩm sức gợi tả đặc biệt, đó là sự đốì lập giữa tư thế hiên ngang của người chiến sĩ giải phóng quân và nỗi đớn hèn, khiếp sợ của giặc Mĩ. + Những câu thơ được viết lên bằng một trường liên tưởng hết sức mãnh liệt của tác giả khiến hình ảnh người chiến sĩ giải phóng quân trở nên lớn lao và kì vĩ. - Luận điểm 3: Khái quát về những phẩm chất cao đẹp của dân tộc Việt Nam. + Tư thế hi sinh của người chiến sĩ đã trở biểu tượng của cái đẹp và sự cao cả, hình ảnh của anh là hình ảnh của những thế hệ tuổi trẻ Việt Nam ra trận với niềm tin lớn lao mãnh liệt về một ngày độc lập tự do của đất nước. Nhiều người đã ngã xuống, và cũng như người chiến sĩ giải phóng quân kia, họ không để lại tuổi tên, địa chỉ, nhưng họ không bao giờ vô danh trong trái tim dân tộc, bởi thân thể và máu xương của họ đã hòa vào đất mẹ, làm nên dáng hình của đất nước, tạo nên một Dáng đứng Việt Nam. - Khái quát đặc sắc về nghệ thuật: sử dụng ngôn ngữ mang tính hình tượng, tính cá thể hóa và tính truyền cảm cao giúp khắc họa rõ nét bức tượng đài vững chãi với dáng đứng lừng lẫy muôn đời của người chiến sĩ Việt Nam kiên trung, anh dũng. 3. Kết bài
  16. - Khẳng định giá trị và ý nghĩa bài thơ : Lê Anh Xuân hi sinh trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968 khi chưa kịp chứng kiến mùa xuân thắng lợi, khi chưa kịp thấy những điều anh mong đợi "Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân" nhưng những vần thơ của người chiến sĩ - nhà thơ ấy vẫn sống mãi, trở thành một khúc tráng ca vượt qua năm tháng để gửi tới muôn thế hệ những khoảnh khắc lịch sử về một mùa xuân bất diệt của dân tộc. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: 0,25 - Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo, có cách diễn đạt mới mẻ. (Trên đây là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giáo viên có thể linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm của học sinh sao cho chính xác, hợp lí. Cần trân trọng những bài viết có những ý tưởng độc đáo, giàu chất sáng tạo.)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2