intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Viết Xuân, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Viết Xuân, Tiên Phước’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Viết Xuân, Tiên Phước

  1. PHÒNG GDĐT TIÊN PHƯỚC KIỂM TRA CUỐI KỲ II, NĂM HỌC 2023 – TRƯỜNG THCS NGUYỄN VIẾT XUÂN 2024 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC- HIỂU: (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới. Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. […] Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. […] Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao? Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần. Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng. [...] Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!.. Hoài Thanh Chọn đáp án đúng Câu 1. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc của văn chương là: A. lòng thương người B. lòng thương người, thương cả muôn loài, muôn vật C. sự chia sẻ, đồng cảm D. bắt nguồn từ câu chuyện của một nhà thi sĩ Ấn Độ Câu 2. Nhiệm vụ của văn chương là: A. hình dung và sáng tạo ra sự sống B. vun đắp lòng vị tha C. vun đắp tình cảm nhân văn D. hoàn thiện nhân cách con người Câu 3. Câu văn “Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa.” là câu:
  2. A. khẳng định B. câu khẳng định, nội dung phủ định C. không phải câu phủ định D. câu phủ định nhưng nội dung khẳng định Câu 4. Đa số các câu trong văn bản ở phần ngữ liệu thuộc kiểu câu : A. cầu khiến B. nghi vấn C. trần thuật D. cảm thán Câu 5. Câu “Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?” có sự kết hợp của hai kiểu câu và thể hiện mục đích nói nào sau đây ? A. sự kết hợp giữa câu phủ định và câu nghi vấn, mục đích nói thể hiện tình cảm B. sự kết hợp của câu khẳng định và câu nghi vấn, mục đích nói thể hiện tình cảm C. sự kết hợp giữa câu phủ định và câu cảm thán, mục đích nói thể hiện tình cảm D. sự kết hợp giữa câu khẳng đinh và câu cảm thán, mục đích nói thể hiện tình cảm. Câu 6. Có thể nói văn chương có sức cảm hóa lạ lùng, vì sao? A. Văn chương khơi gợi mọi cảm xúc. B. Văn chương gợi tình cảm và lòng vị tha. C. Văn chương phản ánh cuộc sống. D. Văn chương giúp cuộc sống trở nên đẹp hơn. Câu 7. Vì sao sau khi đọc tác phẩm văn chương, người đọc có thể sẽ vui, buồn, mừng, giận? A. Văn chương hình dung ra tri thức. B. Văn chương sáng tạo tri thức. C. Văn chương sáng tạo ra sự sống mới. D. Văn chương rèn luyện lòng vị tha Câu 8. Ghi lại hai dẫn chứng trong văn bản Ý nghĩa văn chương, cách dùng dẫn chứng của tác giả có tác dụng gì? Câu 9. Em cần làm gì để tránh cuộc sống trở nên “nghèo nàn” như cách giả định của tác giả ở cuối văn bản? Câu 10. Viết một đoạn văn ngắn 4 - 6 câu với chủ đề “Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm) Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích. ----------------------Hết--------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2