Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Chiến Thắng
lượt xem 2
download
Tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Chiến Thắng” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Chiến Thắng
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THCS CHIẾN THẮNG NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút A. MA TRẬN ĐỀ Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Chủ đề I. Đọc - hiểu - Nhận diện - -Hiểu được nội được biện dung chính và pháp tu từ, thông điệp của thể thơ và văn bản. PTBĐ sử - -Phân tích được tác dụng trong dụng của biện đoạn trích. pháp tu từ được sử dụng trong câu. 2,5 1,5 4 Số câu 1,5 1,0 3,0 Số điểm 15 % 10% 30 % Tỉ lệ II. Làm văn - Viết được đoạn văn NLXH được gợi ra từ đoạn trích - Viết được bài văn nghị luận về 1đoạn thơ Số câu 2 2 Số điểm 7,0 7,0 Tỉ lệ 70% 70% Tổng số câu 2,5 1,5 2 6 Tổng số điểm 1,5 1,5 7,0 10 Tỉ lệ 15 % 15% 70% 100% B. ĐỀ BÀI PHẦN I: ĐỌC - HIỂU ( 3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: “Tôi nhìn lại như đôi mắt trẻ thơ Tổ Quốc tôi. Chưa đẹp thế bao giờ! Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển Xanh trời, xanh cả những ước mơ...”.
- (Trích Vui thế hôm nay- Máu và hoa, Tố Hữu, 1977) Câu 1 ( 1,0 điểm) : Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn trích trên. Câu 2 (1,0 điểm) : Nội dung chính của đoạn trích. Câu 3 ( 1,0 điểm) : Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong hai câu thơ : “Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển Xanh trời, xanh cả những ước mơ...”. Câu 4 (1,0 điểm) Từ nội dung của đoạn trích, em rút ra bài học gì cho bản thân? PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) : Từ nội dung của đoạn trích, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tình yêu quê hương đất nước. Câu 2 (5,0 điểm) : Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của khổ thơ sau : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân (Ngữ văn lớp 9 tập 2– NXB Giáo dục Việt Nam - 2013). C .ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM PHẦN I: ĐỌC - HIỂU ( 3,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 0,25 - Thể thơ : Tự do 0.25 2 - Nội dung chính của văn bản : Ca ngợi vẻ đẹp trù phú của quê hương, 0,5 đất nước, qua đó thể hiện niềm tự hào, niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai tươi sáng của đất nước. 3 -Biện pháp tu từ : Điệp ngữ: (xanh) 0,25 - Tác dụng của biện pháp tu từ: + Tạo nhịp điệu cho câu thơ. Giúp cho câu thơ trở nên sinh động, cụ 0,25 thể, gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng với bạn đọc. + Làm nổi bật vẻ đẹp trù phú của quê hương đất nước và niềm hi vọng 0,25 vào tương lai tươi sáng đất nước của nhà thơ. + Qua đó thể hiện niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước tha thiết 0,25 của tác giả. 4 *Bài học HS nêu được 3 trong các ý sau là cho điểm tối đa: -Cần nhận thức rõ sức mạnh lớn lao của tình yêu quê hương, đất nước. 0,25 - Biết trân trọng, tự hào, yêu quý Tổ quốc, quê hương mình. - Biết phê phán, lên án lối sống lệch lạc, thờ ơ, bội bạc với Tổ quốc. 0,25 - Biết sống có trách nhiệm, cống hiến cho quê hương. 0,25 0,25 PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm * Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: 0,25 - HS viết đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo dung lượng, lập luận chặt chẽ.
- Câu 1 - Không mắc lỗi văn phạm. 2đ * Yêu cầu về kiến thức: HS cần đảm bảo những ý cơ bản sau : 1. Nêu vấn đề: Sức mạnh vô cùng to lớn của tình yêu quê hương, đất nước trong 0,25 cuộc sống. 2. Giải thích: -Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm sâu nặng, gắn bó của mỗi 0,25 người đối với nơi ta được sinh ra và lớn lên. 3. Phân tích, bàn luận a. Sức mạnh (Ý nghĩa): 0,75 - Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. -Tình yêu quê quê hương đất nước giúp ta không quên nguồn cội, có lí tưởng sống cao đẹp, có trách nhiệm với quê hương. - Tình yêu quê hương đất nước là động lực tinh thần giúp con người không ngừng nỗ lực vươn lên để bảo vệ, xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. b. Bàn luận mở rộng: 0,25 -Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, vẫn còn có 1 số kẻ chưa biết trân trọng cội nguồn, chạy theo lối sống thực dụng, ra sức chống phá nhà nước hoặc chưa có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những kẻ đó đáng bị xã hội lên án, phê phán mạnh mẽ. 4. Bài học nhận thức, hành động -Cần nhận thức được sức mạnh lớn lao của tình yêu quê hương, đất 0,25 nước. - Biết trân trọng, tự hào, yêu quý Tổ quốc, quê hương mình. - Tích cực giới thiệu, tuyên truyền về vẻ đẹp của quê hương đất nước. - Biết phê phán, lên án lối sống lệch lạc, thờ ơ, bội bạc với Tổ quốc. - Chúng ta cần tích cực học tập, rèn luyện nhân cách để để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương. 1. Yêu cầu về kỹ năng: - Hiểu đúng yêu cầu đề bài. Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ. - Bố cục hài hòa, luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác, lập luận chặt chẽ. 0,5 - Lời văn sinh động, có cảm xúc. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo cách khác nhau song cần đảm bảo các yêu Câu 2 cầu sau: 5đ I. Mở bài - Thông tin về tác giả, tác phẩm, đoạn trích. 0,25 - Nêu vấn đề nghị luận : những dòng cảm xúc chân thành, tha thiết của 0,25 nhà thơ khi đứng trước thềm lăng Bác. II. Thân bài: Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- a. Khái quát về bài thơ, khổ thơ: - Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ : Tháng 4/1976 khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, nhà thơ được ra Hà Nội vào thăm lăng Bác. 0,5 - Cùng với tâm trạng bồi hồi xen lẫn trìu mến và tự hào khi đứng trước quảng trường lăng Bác, giờ đây khi đứng trước thềm lăng nhà thơ như choáng ngợp khi nghĩ về Bác với tất cả niềm cảm phục vô bờ. - Khổ thơ trên là khổ thơ thứ hai trong bài thơ đã ghi lại chân thực những dòng cảm xúc chân thành, tha thiết của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác. b. Phân tích, cảm nhận khổ thơ : * LĐ1 : Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước thềm lăng Bác: 1,5 Ngày ngày mặt trời.....rất đỏ. + Hai câu thơ gây ấn tượng với người đọc từ những hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm được tạo nên từ những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi với nhau: mặt trời đi qua trên lăng và mặt trời trong lăng. Mặt trời đi qua trên lăng: là hình ảnh mặt trời thưc được nhà thơ nhân hóa qua động từ “ đi”, chỉ một hành tinh quan trọng nhất của vũ trụ mang ánh sáng, sự sống đến cho muôn loài, nó là nguồn cội của sự sống, ánh sáng, gợi lên sự kì vĩ, bất tử, vĩnh hằng. Mặt trời trong lăng là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ -> đây là sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ -> nâng tầm vóc của Bác lên ngang tầm với vũ trụ gợi cho người đọc liên tưởng tới sự nghiệp CM vĩ đại, trí tuệ tuyệt vời, tình thương bao la và công lao to lớn của Người. + Tác giả đặt hình ảnh “mặt trời trong lăng” trong mối quan hệ song song với “mặt trời trên lăng” để khẳng định Bác chính là vầng mặt trời, ánh sáng con đường CM của Bác đã soi đường chỉ lối cho dt VN thoát khỏi những đêm trường nô lệ của thực dân, chiến thắng được giặc ngoại xâm và đem ánh sáng sự sống , độc lập tự do cho dân tộc VN. Đồng thời ngợi ca sự vĩ đại, công lao to lớn của Bác đối với dân tộc VN và thể hiện niềm tôn kính, lòng biết ơn vô hạn của nhân dân ta với Bác. - Những vần thơ ngợi ca về Bác khiến ta liên tưởng tới những lời thơ ngợi ca về Bác của Tố Hữu trong “Sáng tháng năm”: Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người. 1,5 * LĐ2: Đứng trước thềm lăng, nhà thơ còn xúc động trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác : Ngày ngày dòng người...79 mùa xuân. - Đoạn thơ đã sử dụng cách nói điệp cấu trúc câu kết hợp điệp từ ngày ngày đã diễn tả sự đều đặn tuần hoàn của thời gian và như khẳng định quy luật đều đặn vĩnh viễn của tình cảm muôn dân VN với Bác. Lòng kính yêu, biết ơn Bác của mỗi người con Việt Nam sẽ không bao giờ vơi cạn giống như ánh mặt trời kia luôn tuần hoàn lặn rồi lại mọc không bao giờ đổi thay. - Dòng người vào lăng viếng Bác được nhà thơ miêu tả rất ấn tượng qua hình ảnh “ dòng ngườì đi trong thương nhớ” với cách diễn đạt chân
- thực, giản dị kết hợp với hình ảnh tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ sáng tạo được gợi ra từ nét nghĩa thực miêu tả dòng người nối nhau thành hàng dài vào lăng viếng Bác. Tác giả liên tưởng đó là tấm lòng, tình cảm của muôn triệu người dân VN kết lại thành tràng hoa bất tận dâng lên Bác. Sự kết hợp động từ dâng trong câu thơ cũng góp phần thể hiện lòng thành kính, trân trọng biết ơn của nhà thơ cũng như của muôn triệu người dân VN với Bác. Qua đó bộc lộ được niềm xúc động bồi hồi, lòng tiếc thương của dòng người khi vào lăng viếng Bác. - Lòng thành kính biết ơn của muôn dân đã kết thành tràng hoa tình cảm dâng lên Bác bảy mươi chín mùa xuân. Đây là một hình ảnh hoán dụ rất đẹp mang ý nghĩa tượng trưng chỉ Bác tròn 79 tuổi đồng thời là hình ảnh ẩn dụ chỉ cuộc đời của Bác đẹp như những mùa xuân. Mùa xuân của đời Người đã làm nên mùa xuân cho đất nước, cho dân tộc và cho cuộc đời của mỗi con người VN. Bác là người gieo trồng và vun xới cho vườn xuân ấy. Và giờ đây cuộc đời của mỗi con người đã trở thành những đóa hoa thơm, cả dân tộc là một vườn hoa đẹp. Tất cả đang về đây để dâng lên Người tấm lòng thơm thảo, lòng kính yêu của mình. - Câu thơ có 9 chữ và được kết thúc bằng dấu chấm lửng khép lại đoạn thơ kết hợp với giọng thơ chậm rãi, thiết tha, sâu lắng đã tạo nên một lời ca ngân vang ca ngợi công lao của Bác với dân tộc VN và tình cảm của nhân dân VN dành cho Bác không bao giờ vơi cạn * Đánh giá nghệ thuật 0,5 - Với giọng thơ trang nghiêm, tha thiết, thành kính; hình ảnh thơ đẹp gợi cảm mang nét nghĩa biểu tượng, kết hợp biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ và điệp từ đặc sắc đặc sắc, ngôn ngữ thơ bình dị, giầu cảm xúc. -> Khẳng định công lao to lớn của Bác với dân tộc VN và thể hiện lòng kính yêu, biết ơn và tự hào của nhân dân cũng như tác giả dành cho Bác. III. Kết bài 0,25 - Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ. 0,25 - Bài học liên hệ *Mức điểm: Mức 1: Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng nêu trong đáp án. Mức 2: Điểm 3,5 -> 4,5; Đáp ứng khá tốt các yêu cầu song chưa thật đầy đủ, lập luận chưa chặt chẽ và còn mắc một số lỗi văn phạm. Mức 3: Điểm 2->3: Đạt từ 40% các yêu cầu trong đáp án. Còn mắc nhiều lỗi văn phạm. Mức 4: Điểm 1 -> 2; Bài làm sơ sài, thiếu ý. Kỹ năng yếu. BGH duyệt Tổ CM duyệt Nhóm Ngữ văn 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 391 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 446 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 299 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 508 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 405 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 272 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 246 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 81 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 203 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn