intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Hòa Hội, Xuyên Mộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

16
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Hòa Hội, Xuyên Mộc” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Hòa Hội, Xuyên Mộc

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 HUYỆN XUYÊN MỘC MÔN: NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS HÒA HỘI Ngày kiểm tra: 4 tháng 5 năm 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) PHẦN I: ĐỌC - HIỂU: 3 ĐIỂM Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới. Đã hơn 40 năm qua, người dân sống tại hẻm 60 đường Lý Chính Thắng (Q.3, TP.HCM) đã quá quen thuộc với một bà cụ giản dị, sáng bán bánh mì, chiều nhặt ve chai, ky cóp từng đồng tiền lẻ “nuôi heo đất” để giúp những mảnh đời bất hạnh. Sinh ra trong một gia đình lao động nghèo vì mồ côi cha từ sớm, nhà lại đông anh em, nên bà Nguyễn Thị Bạch Cúc (75 tuổi, ngụ Q.3, TP.HCM) phải sớm lang bạt khắp nơi kiếm sống. Vì thế mà bà thấu hiểu và cảm thông cho những phận đời nghèo khổ, bất hạnh như bà. Bà coi việc từ thiện như một thói quen mà không thể bỏ được, thậm chí vừa nuôi 5 con vừa làm từ thiện. Bà Cúc cũng không nhớ chính xác đã bắt đầu làm từ thiện từ khi nào, vì thời còn chật vật tìm kế sinh nhai, bà đã nhặt ve chai lấy tiền mua mì gói cho người lang thang rồi: “Thời điểm đó, bà có chồng và sinh được 5 người con trai, nhưng vợ chồng bà sớm chia tay. Chồng đi, bỏ lại cho bà 5 người con, cuộc sống khó khăn trăm bề”, bà Cúc tâm sự. Hằng ngày, bà kiếm sống bằng việc bán bánh mì, cái nghề đã gắn bó với bà từ thuở mới lấy chồng đến giờ. Nhớ lại những năm tháng cùng mẹ và các anh chị lang thang kiếm sống, bà lại càng thương các con hơn, ngày ngày vất vả sớm hôm, bán bánh mì, nhặt thêm ve chai, ky cóp từng đồng “không dám ăn, không dám mặc” để tiền lo cho các con ăn học. (Báo Thanh niên) Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2 (1,0 điểm): Xác định một thành phần biệt lập và từ ngữ thể hiện thành phần đó trong văn bản trên? Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ (từ ngữ thể hiện) và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn in đậm. Câu 4 (0.5 điểm): Nêu nhận xét về bà Cúc được nói đến trong văn bản trên bằng một câu văn. PHẦN II: PHẦN TẠO LẬP: 7 ĐIỂM Câu 1 (2.0 điểm): Từ ý nghĩa của văn bản trên, hãy viết đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về người tử tế. Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
  2. Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Hữu Thỉnh, Sang thu) ______ ______ Hết Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh.........................................................................Số báo danh……… Chữ kí của giám thị 1..................................................................………………
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 HUYỆN XUYÊN MỘC MÔN: NGỮ VĂN 9 Ngày thi: 4 tháng 5 năm 2023 Thời gian làm bài: 90 phút HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC (Hướng dẫn chấm có 01 trang) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM PHẦN I: ĐỌC - HIỂU(3điểm) 1 - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0.5 2 - Học sinh chỉ ra được một thành phần biệt lập. 1.0 Thành phần phụ chú: (75 tuổi, ngụ Q.3, TP.HCM) 3 Học sinh tìm được một biện pháp tu từ 1.0 (so sánh hoặc liệt kê ) nêu được từ ngữ thực hiện phép tu từ đó và tác dụng. 4 Học sinh viết được câu văn đúng ngữ pháp, nêu được suy nghĩ về 0.5 việc làm của bà Cúc. PHẦN II: PHẦN TẠO LẬP (7điểm) 1 1. Về hình thức kĩ năng: Học sinh có kỹ năng viết đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí, lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễt đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, chữ viết cẩn thận ... 2. Sáng tạo: Học sinh có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng 0.25 về vấn đề nghị luận … 3. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt những nội dung sau: * Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Người tử tế. 0.25 *Thân đoạn: - Giải thích người tử tế là gì? 1.25 - Phân tích biểu hiện của người từ tế... - Bàn luận, đánh giá về giá trị và tầm quan trọng của người người có lối sống tử tế. Phê phán những người sống ích kỷ, độc ác… - Bài học nhận thức và hành động: Làm thế nào để mọi người, mỗi học sinh luôn là người tử tế? * Kết đoạn: Khẳng định vấn đề. Liên hệ... 0.25 2 1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: - Đúng kiểu bài nghị luận văn học về đoạn thơ. - Bố cục bài viết rõ ràng, chặt chẽ. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; ít mắc lỗi về dùng từ, viết câu và chính tả. 2. Sáng tạo: Khuyến khích cho điểm cao với những bài có cảm
  4. nhận sâu sắc, có cảm xúc, hay. 3. Yêu cầu về nội dung, kiến thức: Bài làm của học sinh có thể theo nhiều cách, nhưng cần làm nổi bật nội dung và nghệ thuật với các ý cơ bản sau: * Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm; giới thiệu 0.5 đoạn thơ. * Thân bài: 1.5 1.Bức tranh thiên nhiên và sự chuyển biến rõ nét hơn của đất trời khi sang thu - Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông "dềnh dàng" - chim "bắt đầu vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu". - Các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn. => một ngòi bút tài năng, một tâm hồn nghệ sĩ và tình yêu thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống. 2.Những biến chuyển của thiên nhiên và suy ngẫm về con 1.5 người, cuộc đời - Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm nhưng đã dịu hơn,… - Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm" nhưng gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác - ý nghĩa về con người và cuộc đời. => tâm hồn tinh tế, nhạy cảm; tình yêu đời, yêu thiên nhiên đất nước ,…sâu sắc của nhà thơ. 3. Đánh giá khái quát: 1.0 - Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ: nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng; ngôn từ có giá trị gợi tả, gợi cảm sâu sắc; hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa hạ - thu; các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ,…sử dụng đầy sáng tạo; sự cảm nhận tinh tế, thú vị, gợi những liên tưởng bất ngờ,… - Nội dung: Đất trời sang thu gợi biết bao cảm xúc, gợi bao suy ngẫm về đời người,… III. Kết bài: 0.5 - Khái quát lại vấn đề nghị luận. - Liên hệ bản thân. Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Giáo viên cần dựa trên kĩ năng làm bài của học sinh mà đánh giá. – Khuyến khích những bài làm có sáng tạo. *Chú ý: - Trên đây chỉ là gợi ý, tùy thực tế bài làm của học sinh giáo viên chấm bài họp thống nhất trong tổ, nhóm để linh hoạt cho điểm hợp lí, khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo. 2
  5. ______ ______ Hết 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2