Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Long Điền
lượt xem 2
download
Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Long Điền" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Long Điền
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II HUYỆN LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Tên chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng 1. Đọc hiểu: - Ngữ liệu: - Nhận biết - Hiểu được Số câu: 4 văn bản nhật phương nội dung văn dung/ văn bản thức biểu bản. Số điểm: 3,0 văn học. đạt - Rút ra được Tỉ lệ 30% bài học cho - Tiêu chí lựa bản thân. chọn ngữ - Nhận liệu: 01 đọan diện được trích/văn bản thành phần hoàn chỉnh; biệt lập tương đương trong câu. với văn bản được học chính thức trong chương trình. 2. Tạo lập Nắm kĩ năng văn bản: viết một đoạn Số câu: 1 văn ngắn về Số điểm: 2,0 Tạo lập bài một tư tưởng Tỉ lệ 20% văn nghị đạo lí. luận xã hội. Viết hoàn chỉnh Số câu: 1 Tạo lập bài một bài văn phân Số điểm: 5,0 văn nghị tích một đoạn thơ, Tỉ lệ 50% luận văn học. bài thơ. Số câu: 2 2 1 1 6 Số điểm: 1,0 2,0 2,0 5,0 10,0 Tỉ lệ: % 10 % 20% 20% 50% 100%
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II HUYỆN LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) STT Phần Câu Đơn vị kiến thức, kĩ năng Mức độ nhận thức cần đánh giá Nhận biết: Xác định được phương 1 Phương thức biểu đạt thức biểu đạt chính . Nhận biết: Xác định được thành 2 Các thành phần biệt lập phần biệt lập. Đọc I Đọc hiểu được ý nghĩa của Thông hiểu: Hiểu ý nghĩa của chi hiểu 3 chi tiết trong đoạn trích. tiết trong đoạn trích. Vận dụng: Đánh giá và trình bày Vấn đề liên quan được gợi 5 được suy nghĩ của bản thân về vấn ra từ phần trích. đề đặt ra qua đoạn trích. II Tạo lập Viết đoạn văn ngắn về một Nhận biết văn bản vấn đề tư tưởng, đạo lí - Xác định được kiểu bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Vấn đề mà đề bài yêu cầu. Thông hiểu Hiểu được vấn đề mà đề bài yêu cầu. Vận dụng - Cách làm đoạn văn nghị luận về 1 một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Rút ra được bài học nhận thức và hành động cho bản thân/ hoặc thông điệp cho mọi người từ bài viết. Vận dụng thấp - Tạo lập được một đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí đúng yêu cầu. 2 Cảm nhận của em về khổ Nhận biết thơ 2, 3 trong bài thơ Sang - Xác định được kiểu bài: Nghị luận
- thu của Hữu Thỉnh. về tác phẩm thơ. - Vấn đề mà đề bài yêu cầu. Thông hiểu Hiểu được vấn đề mà đề bài yêu cầu. Vận dụng - Phương pháp làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ. - Rút ra được bài học cho bản thân/ hoặc thông điệp cho mọi người từ bài viết. Vận dụng cao - Tạo lập được một văn bản nghị luận văn học hợp lí. - Đảm bảo về bố cục, cách trình bày luận cứ, phép lập luận.
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII HUYỆN LONG ĐIỀN Năm học: 2022 - 2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. Đọc - hiểu ( 3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới (...) Trời tạnh sau một trận mưa dầm dề, cơn mưa đã làm bờ tường bị ướt nhẹp, một chú nhện cố gắng leo lên với cái tổ của nó nhưng nó leo lên rồi lại tụt xuống vì tường quá trơn, dù vậy nó vẫn kiên trì leo lên bởi cái tổ đã bị phá hủy sau cơn mưa. Người thứ nhất nhìn thấy con nhện liền thở dài một cái rồi nói: “Cuộc sống của mình há chẳng giống con nhện này sao, cứ bận tới bận lui rút cục chẳng ích gì”. Rồi người đó ngày một trì trệ, mất phương hướng. Người thứ hai nhìn thấy và nói: “Con nhện này thật ngốc quá đi, sao không chọn nơi khô ráo mà leo lên? Sau này, mình chắc chắn sẽ không thể ngốc như nó được.” Người đó sau này trở nên rất thông minh và nhanh nhẹn. Người thứ ba thấy cảm động với hình ảnh kiên trì của chú nhện liền thốt lên: “Chú nhện này thật kiên trì, năm sáu lần bị rơi xuống nhưng vẫn kiên trì leo lên, mình mới chỉ có một lần thất bại thôi có gì mà phải nản lòng” Từ đó, người đàn ông này trở nên kiên cường hơn và đã thành công nhờ sự nỗ lực không ngừng của mình. Cách nhìn nhận về một sự việc của mỗi người đều không giống nhau, có người bi quan, có người lại rất tích cực. Vì thế cuộc sống là màu xanh hi vọng hay là màu xám đầy u ám đều là do chúng ta vẽ nên cả. (Trích nguồn https://tachcaphe.com) Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5 điểm) Câu 2: Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: Sau này, mình chắc chắn sẽ không thể ngốc như nó được. (0,5 điểm) Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu: Cuộc sống là màu xanh hi vọng hay là màu xám đầy u ám đều do chúng ta vẽ nên cả. (1,0 điểm) Câu 4: Từ nội dung đoạn trích trên, hãy rút ra 01 bài học ý nghĩa nhất đối với bản thân em. (Trình bày trong khoảng 3 - 5 dòng) (1,0 điểm)
- II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về nghị lực sống. Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau: …“Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”. (Hữu Thỉnh, Sang thu) -HẾT- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Người duyệt đề Người ra đề Đỗ Thị Chuyên Lê Thị Hạnh
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII HUYỆN LONG ĐIỀN NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - GV vận dụng hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo. - GV cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm, đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. II. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 0,5đ Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính: Tự sự. I. Đọc hiểu Câu 2 Thành phần biệt lập tình thái: chắc chắn 0,5đ (3.0 điểm) Câu 3 Cuộc sống có muôn màu nhưng nếu bạn muốn nó là màu xanh hi vọng hay màu xám đầy u ám thì chính bạn là người vẽ 1,0đ màu cho chúng: - Nếu suy nghĩ tích cực, luôn hướng về phía trước thì chờ đợi bạn chính là cuộc sống màu xanh của hi vọng, - Nếu bạn luôn suy nghĩ tiêu cực, luôn mệt mỏi, u uất trong chính không gian mà bạn tạo ra thì cuộc sống đó chỉ có màu u tối mà thôi. => Cách chúng ta suy nghĩ sẽ quyết định cuộc đời chúng ta. Câu 4 Học sinh rút ra được: Bài học về lòng kiên trì, thái độ sống
- theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Đó chính là sự nỗ lực, 1,0đ cố gắng không ngừng nghỉ, dù có gian nan thử thách nhưng vẫn nhất quyết làm đến cùng. II. Tạo lập Câu 1 văn bản 1. Yêu cầu về kỹ năng - Xác định đúng kiểu bài nghị luận xã hội. (7,0 điểm) - Bố cục mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, văn viết có sự dẫn dắt và lập luận hợp lí, không mắc các lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Khuyến khích những bài viết có cách diễn đạt mới mẻ, cảm xúc, sáng tạo. 2. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng lí lẽ, dẫn chứng phải hợp lí, thuyết phục, đảm bảo các nội dung cơ bản sau: a. Mở đoạn Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận. 0,5đ b. Thân đoạn * Giải thích 1,0đ Nghị lực sống là bản lĩnh, sự dũng cảm và lòng quyết tâm cố gắng vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu để đạt được mục tiêu đề ra. * Bàn luận - Những biểu hiện của nghị lực sống + Người có nghị lực có thể chuyển rủi thành may, chuyển họa thành phúc, không khuất phục số phận. + Biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn bằng cách tự lao động mưu sinh, vừa học vừa làm,… + Những người bị bệnh tật hiểm nghèo hoặc bị khiếm khuyết trên cơ thể: cố gắng tự chăm sóc bản thân, không gục ngã trước nghịch cảnh, làm những việc có ích (Dẫn chứng) - Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghị lực trong cuộc sống + Nghị lực sống giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. + Có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục tiêu, lí tưởng sống. + Trở thành những tấm gương về ý chí, nghị lực được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục,… - Phê phán những người thiếu niềm tin, không có ý chí nghị lực. * Bài học nhận thức và hành động c. Kết đoạn 0,5đ
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận. Liên hệ. Câu 2 Về hình thức, kĩ năng - Học sinh biết cách viết bài văn nghị luận văn học. - Biết vận dụng nhiều thao tác văn nghị luận. Đặc biệt, phải nắm vững thao tác phân tích một đoạn trích thơ. - Bố cục và hệ thống lập luận rõ ràng, chặt chẽ, phải có đủ ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, ít mắc lỗi về dùng từ, viết câu, chính tả. Về nội dung Trên cơ sở hiểu biết hai khổ thơ, học sinh cần làm rõ được các ý sau: Mở bài: 0,5đ 0,5đ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí và nội dung hai khổ thơ. Thân bài: 4,0đ 1. Bức tranh thiên nhiên và sự biến chuyển rõ nét của đất trời khi sang thu 1,5đ - Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông “dềnh dàng” - chim “bắt đầu vội vã”, “đám mây mùa hạ - nửa mình sang thu”. - Các từ ngữ “chùng chình”, “dềnh dàng”, “vội vã”, “vắt nửa mình” vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn. => Một ngòi bút tài năng, một tâm hồn nghệ sĩ và tình yêu thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống. 2. Những biến chuyển của thiên nhiên và suy ngẫm về con 1,5đ người, cuộc đời - Nắng – hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến
- chứ không chói chang, dữ dội, gay gắt. - Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ. - Hình ảnh ẩn dụ: “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” + Ý nghĩa tả thực: Hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sấm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu). + Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn. => Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm; tình yêu đời, yêu thiên nhiên đất nước sâu sắc của nhà thơ. 3. Đánh giá nghệ thuật 1,0đ Thể thơ 5 chữ, nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng; ngôn từ có giá trị gợi tả, gợi cảm sâu sắc; hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa hạ - thu; các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ, … sử dụng đầy sáng tạo; sự cảm nhận tinh tế, thú vị, gợi những liên tưởng bất ngờ. Kết bài: 0,5đ Đánh giá, khái quát được những vấn đề đã nghị luận. 0,5đ Liên hệ bản thân. * Lưu ý: Biểu điểm từng phần ở trên chỉ là gợi ý. Học sinh có thể trình bày các luận điểm trên theo nhiều cách khác nhau, không nhất thiết phải theo thứ tự như trên trong phần nội dung và nghệ thuật. Giáo viên chấm cần đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh. Khuyến khích cho những bài làm có cảm xúc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 390 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 298 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 507 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 964 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 404 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 270 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 244 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 80 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn