intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Tề Lỗ, Yên Lạc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Tề Lỗ, Yên Lạc” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Tề Lỗ, Yên Lạc

  1. PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TỀ LỖ NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút I. Mục đích đánh giá 1. Kiến thức - Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn 9, trọng tâm là Ngữ văn 9 KÌ II với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 2. Kĩ năng và năng lực - Đọc hiểu văn bản - Tạo lập văn bản ( viết đoạn văn nghị luận xã hội và viết bài văn nghị luận văn học) 3. Thái độ - Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất. - Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới. II. Thiết lập ma trận Năng lực Mức độ Tổng số đánh giá cần đạt Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng hiểu cao I. - Ngữ liệu: - Nhận biết - Hiểu được TNKQ văn bản về tác giả, nội dung Nghị luận phương thức chính mà biểu đạt của đoạn trích - Tiêu chí văn bản. đề cập. lựa chọn ngữ liệu: - Nhận diện - Hiểu được về kiểu câu phép liên + Một xét về cấu kết sử dụng đoạn trích tạo ngữ trong đoạn pháp. trích. Tổng Số câu 3 2 5 Số điểm 1.2 0.8 2,0
  2. Tỉ lệ 12% 8% 20% II. Câu 1. - Nhận diện - Vận dụng -Vận dụng Tự Nghị luận hình thức hiểu biết kiến thức luận xã hội đoạn văn, kiến thức về TV vào Trình bày thể loại nghị đời sống xã đoạn văn suy nghĩ về luận xã hội. hội làm sáng nghị luận vấn đề xã tỏ vấn đề xã hội. hội nghị luận. Câu 2. - Biết cách Viết một Nghị luận làm bài nghị bài văn văn học luận văn nghị luận học, giới - Hiểu và văn học có Nghị luận thiệu khái cảm nhận văn phong về một quát đoạn nội dung truyền đoạn thơ thơ và vị trí nghệ thuật cảm, sáng đoạn thơ của từng tạo, liên cảm nhận. khổ thơ. hệ, mở - Đánh giá rộng, bình giá trị nội giảng từ dung, nghệ ngữ, cái thuật của hay cái đẹp đoạn thơ trong đoạn thơ… Tổng Số ý/ câu Ý/câu 6,7 Ý/câu 6 Ý/ câu 6.7 1 2 Số điểm 1.5 2.0 3.5 1.0 8,0 Tỉ lệ 15 % 20 % 35% 10% 80% Tổng Số ý/câu 3TN 2TN cộng Ý/câu 6,7 Ý/câu 6 Ý/ câu 6.7 1 ý/c7 7 Số điểm 2.7 2.8 3.5 1.0 10
  3. Tỉ lệ 27 % 28 % 35% 10% 100% PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS TỀ LỖ MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90p I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và ghi ra tờ giấy thi đáp án đúng: Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được. Trên nền tảng cuộc sống của xã hội, nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội. (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020) Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? A. Bàn về đọc sách C. Tiếng nói của văn nghệ B. Phong cách Hồ Chí Minh D. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? A. Tự sự B. Nghị luận C. Thuyết minh D. Miêu tả Câu 3. Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt? A. Biên giới B. Giải phóng C. Xây dựng D. Con người Câu 4. Đoạn trích trên sử dụng phép liên kết câu nào? A. Nối B. Thế C. Lặp D. Liên tưởng II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lối sống chủ động. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập gọi đáp. Gạch chân dưới thành phần gọi đáp đã sử dụng. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài “Nói với con” của Y Phương: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
  4. Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.72,73) —— Hết—— Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ………………………………………; Số báo danh: …………………………… HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án C B D C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5 (3,0 điểm) Ý Nội dung Điểm Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lối sống chủ động. Trong 3,0 đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập gọi đáp. Gạch chân dưới thành phần gọi đáp đã sử dụng. 1 Yêu cầu về hình thức 1,0 - Về hình thức: viết đúng hình thức đoạn văn. 0,5 - Về kiến thức Tiếng Việt: trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập gọi đáp và gạch 0,5 chân. 2 Đảm bảo những ý cơ bản về nội dung 2,0 - Sống chủ động là lối sống tích cực, làm chủ hành động, hoàn cảnh, tình huống và bản 0,5 thân trong bất cứ hoàn cảnh nào. - Ý nghĩa của lối sống chủ động: Giúp con người có được sự độc lập, tự chủ, không phụ thuộc vào người khác; bản lĩnh, mạnh mẽ, tự tin trong cuộc sống; có mục tiêu, kế hoạch 1,0 rõ ràng trong mọi hoạt động; ứng phó kịp thời, hiệu quả với những thử thách, bất trắc có
  5. thể xảy ra. Chủ động mới giúp khẳng định bản thân, đạt được thành công trong cuộc sống; được mọi người yêu mến, trân trọng…(bài làm cần có sự kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng mới cho điểm tối đa) - Phê phán những người sống thụ động, dựa dẫm, ỷ lại… 0,25 - Bài học: thí sinh rút ra bài học nhận thức và hành động phù hợp, suy nghĩ tích cực. 0,25 Câu 6 (5,0 điểm). * Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng chính xác; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo. * Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Ý Nội dung Điểm 1 Vài nét về tác giả, tác phẩm Thí sinh có thể nêu vấn đề một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng cần giới thiệu được 0,5 những nét chính về nhà thơ Y Phương, bài thơ “Nói với con” và đoạn thơ cần cảm nhận. 2 Cảm nhận đoạn thơ 2.1 Nội dung - Đoạn thơ là lời người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của “người đồng 2,5 mình”: ý chí mạnh mẽ, không chùn bước trước khó khăn, thử thách (Cao đo nỗi buồn/Xa nuôi chí lớn); sống thủy chung, tình nghĩa với quê hương (không chê đá gập ghềnh/không chê thung nghèo đói); vui vẻ, lạc quan; biết chấp nhận và vượt qua thử thách (như sông như suối/lên thác xuống ghềnh/ không lo cực nhọc); tâm hồn chân thật, mộc mạc nhưng không tầm thường (thô sơ da thịt/chẳng nhỏ bé); giàu chí khí, niềm tin vào cuộc sống, họ tạo dựng cuộc sống bằng sức lao động và sự trân trọng quê hương mình (tự đục đá kê cao quê hương/quê hương làm phong tục). -Người cha mong muốn con tự hào về quê hương, về “người đồng mình”, sống xứng 0,5 đáng với quê hương, tự tin vững bước trên đường đời (lên đường/không bao giờ nhỏ bé được) 2.2 Nghệ thuật . Thể thơ tự do; bố cục mạch lạc; từ ngữ, hình ảnh cụ thể, sinh động; cách tư duy mộc 0,5 mạc, giàu hình ảnh của người miền núi; giọng điệu tha thiết, trìu mến… 3 Đánh giá
  6. Bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, đoạn thơ giúp ta hiểu thêm về sức 0,5 sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. 4 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu; bài viết sáng tạo, giàu cảm xúc. 0,5 ――――HẾT――――
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2