intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Du, Tiên Phước

  1. / PHÒNG GD&ĐT TIÊN PHƯỚC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN, LỚP 9 TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN DU NĂM HỌC: 2023-2024 Mức độ nhận Tổng Nội dung/ thức Kĩ năng đơn vị kĩ Nhận TT Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao năng biết (số câu) (số câu) (số câu) (số câu) 1 Đọc Đoạn trích tự 4 1 1 0 6 sự Tỷ lệ % điểm 30 10 50 2 Viết Viết bài văn 1* 1* 1* 1 1 nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Tỷ lệ % điểm 10 20 50 Tỷ lệ điểm các mức độ 40 30 100
  2. PHÒNG GD&ĐT TIÊN PHƯỚC BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2023-2024 TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN DU MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Mức độ đánh TT Kĩ năng dung/Đơn vị Vận dụng giá Nhận biết Thônghiểu Vận Dụng kiến thức cao 1 Nhận biết: 4 1 1 - Phương thức biểu đạt (0,75đ) - Nhận biết sự việc của đoạn trích (0,75đ) - Nhận diện thành phần biệt lập Đọc (0,75đ) Truyện hiện hiểu - Xác định đại VN phép liên kết câu (0,75đ) Thông hiểu: - Thông điệp của đoạn trích (1đ) Vận dụng: - Thể hiện việc làm về một vấn đề từ đoạn trích (1đ)
  3. 2. Nhận biết: 1* 1* 1* 1 TL* Làm văn - Kiểu bài văn nghị luận, đối tượng nghị luận Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về nghệ thuật (từ ngữ, diễn đạt, nghệ thuật, …) Vận dụng: - Vận dụng tốt cách làm bài văn nghị Viết bài văn luận về nghị luận về đoạn thơ, một đoạn thơ, bài thơ,...; bài thơ biết sử dụng các lí lẽ, dẫn chứng, yếu tố kết hợp để thuyết phục người đọc (người nghe) Vận dụng cao: - Có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo đối tượng nghị luận Tổng 5 2 2 1
  4. Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 30 PHÒNG GD&ĐT TIÊN PHƯỚC KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN DU NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 01 trang) I. Đọc hiểu: (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: - Chết rồi! Nguy to rồi anh! Thằng Phúc ở lớp đánh bạn ngã vỡ đầu phải đi bệnh viện, cô giáo vừa nhắn tin đây – Mẹ Phúc hớt hải. [...] Sự việc lần này ông nó không thể đứng ngoài mà lắc đầu được nữa. Buổi tối, ông vào phòng cháu nội. Ông ân cần: - Việc cháu làm hôm nay ở lớp cháu có thấy là cháu đã sai chưa? [...] Phúc cúi gằm mặt vẻ lo lắng. - Cháu ạ! Cũng do cháu lỡ tay chứ không muốn bạn ngã đau vậy. Song chuyện đã xảy ra rồi, cháu biết phải làm gì chứ? Mình làm sai thì phải biết dũng cảm nhận lỗi, mình là con trai mà. Ngày mai ông cháu mình sẽ đến thăm và xin lỗi bạn được không? Phúc nhìn ông với cặp mắt ngây thơ, rồi khẽ gật đầu. Ông xoa đầu cháu nội vỗ về. (Theo Thu Hằng, Dạy trẻ, Giáo dục và Thời đại, số 141 ngày 14/6/2021, trang 27) Câu 1. (0.75 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. (0.75 điểm) Đoạn trích trên kể về việc gì? Câu 3. (0.75 điểm) Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Thằng Phúc ở lớp đẩy bạn ngã vỡ đầu phải đi bệnh viện, cô giáo vừa nhắn tin đây – Mẹ Phúc hớt hải”. Câu 4. (0.75 điểm) Xác định phép liên kết hình thức và từ liên kết trong hai câu sau: “Cũng do cháu lỡ tay chứ không muốn bạn ngã đau vậy. Song chuyện đã xảy ra rồi, cháu biết phải làm gì chứ?” Câu 5. (1 điểm) Tác giả muốn gởi đến chúng ta thông điệp gì qua đoạn trích trên? Câu 6. (1 điểm) Từ đoạn trích trên, thử hình dung vào một ngày nào đó em gây nên một việc có lỗi với người khác, em sẽ làm gì? II. Làm văn: (5 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về
  5. Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Sang thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập Hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, trang 70) ------Hết------
  6. PHÒNG GD&ĐT TIÊN PHƯỚC KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN DU NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang) I. Đọc hiểu (5 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0,75 2 Đoạn trích kể lại việc Phúc đẩy ngã bạn vỡ đầu và cuộc trò chuyện của 0,75 ông với Phúc. 3 Thành phần phụ chú: Mẹ Phúc hớt hải. 0,75 4 Phép nối: Song 0,75 5 Thông điệp: Dũng cảm nhận lỗi khi làm điều sai là phẩm chất cần có 1,0 của mỗi người. 6 Học sinh có thể trả lời nhiều cách ứng xử khác nhau, song nội dung cần phải xuất phát từ yêu cầu của đề bài và đảm bảo các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, chân thực, sâu sắc. - Mức 1: Trình bày đầy đủ, sâu sắc, hợp lí, thuyết phục. 1.0 - Mức 2: Trình bày đầy đủ nội dung nhưng chưa sâu sắc, tính 0,75 thuyết phục chưa cao. - Mức 3: Trình bày được nội dung phù hợp nhưng còn chung 0,5 chung, sơ sài. - Mức 4: Trình bày được 1 khía cạnh của nội dung vấn đề. 0,25 - Mức 5: Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng với yêu 0 cầu của đề. II. Làm văn (5 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm
  7. 1. Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận về đoạn thơ. - Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Sử dụng phù hợp các thao tác lập luận. 2. Yêu cầu cụ thể: 0,5 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Bài viết đảm bảo cấu trúc 3 phần: - Mở bài: Biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được đoạn thơ - Thân bài: Triển khai được các luận điểm để làm sáng tỏ các giá trị của đoạn thơ. - Kết bài: Khái quát được vấn đề; nêu được những nhận xét, đánh giá, thể hiện được ấn tượng, cảm xúc về đoạn thơ. Hướng dẫn chấm: - Bài làm đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0,5 điểm. - Bài làm chưa đầy đủ, rõ ràng về cấu trúc và nội dung từng phần: 0,25 điểm. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận phù hợp: Học sinh vận dụng các thao 3,5 tác lập luận, kết hợp hợp lí giữa lí lẽ và dẫn chứng; có thể tổ chức bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những nội dung cơ bản sau:
  8. * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ; bước đầu nhận xét về đoạn thơ. 0,5 Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả, tác phẩm: 0,25 điểm; giới thiệu và bước đầu nhận xét về đoạn thơ: 0,25 điểm. * Cảm nhận về đoạn thơ: - Về nội dung: + Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu đầu tiên báo mùa thu về. + Rung cảm của nhà thơ trước sự thay đổi rõ nét và vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu. - Về nghệ thuật: + Những hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ thông qua sự cảm nhận bởi nhiều giác quan; + Những từ ngữ giàu sắc thải biểu cảm (từ láy, tình thái từ, tính từ, động 2,5 từ…); phép tu từ nhân hóa; hình ảnh đối lập… Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,25 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 1,0 điểm. * Đánh giá chung về giá trị của đoạn thơ: - Vẻ đẹp của ngôn ngữ, hình ảnh thơ; - Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm. 0,5
  9. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ; thể hiện tình cảm, suy nghĩ sâu sắc 0.25 về giá trị của đoạn thơ Hướng dẫn chấm: Đáp ứng được một trong các yêu cầu trên: 0,25 điểm. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0.25 câu. Hướng dẫn chấm: Không ghi điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. ……………..Hết……………
  10. HIỆU TRƯỞNG TỔ/NHÓM TRƯỞNG CM NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Kim Thủy
  11. PHÒNG GD&ĐT TIÊN PHƯỚC KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN DU NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang) (Dành cho học sinh khuyết tật mắt, thần kinh) I. Đọc hiểu (7 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 1,0 2 Đoạn trích kể lại việc Phúc đẩy ngã bạn vỡ đầu và cuộc trò chuyện của 1,0 ông với Phúc. 3 Thành phần phụ chú: Mẹ Phúc hớt hải. 1,0 4 Phép nối: Song 1,0 5 Thông điệp: Dũng cảm nhận lỗi khi làm điều sai là phẩm chất cần có 2,0 của mỗi người. 6 Học sinh có thể trả lời nhiều cách ứng xử khác nhau, song nội dung cần phải xuất phát từ yêu cầu của đề bài và đảm bảo các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, chân thực, sâu sắc. - Mức 1: Trình bày đầy đủ, sâu sắc, hợp lí, thuyết phục. 1.0 - Mức 2: Trình bày đầy đủ nội dung nhưng chưa sâu sắc, tính 0,75 thuyết phục chưa cao. - Mức 3: Trình bày được nội dung phù hợp nhưng còn chung 0,5 chung, sơ sài. - Mức 4: Trình bày được 1 khía cạnh của nội dung vấn đề. 0,25 - Mức 5: Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng với yêu 0 cầu của đề. II. Làm văn (3 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm
  12. 1. Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận về đoạn thơ. - Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Sử dụng phù hợp các thao tác lập luận. 2. Yêu cầu cụ thể: 0, 25 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Bài viết đảm bảo cấu trúc 3 phần: - Mở bài: Biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được đoạn thơ - Thân bài: Triển khai được các luận điểm để làm sáng tỏ các giá trị của đoạn thơ. - Kết bài: Khái quát được vấn đề; nêu được những nhận xét, đánh giá, thể hiện được ấn tượng, cảm xúc về đoạn thơ. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. c. Triển khai vấn đề nghị luận phù hợp: Học sinh vận dụng các thao 2.0 tác lập luận, kết hợp hợp lí giữa lí lẽ và dẫn chứng; có thể tổ chức bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những nội dung cơ bản sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ; bước đầu nhận xét về đoạn thơ. 0,25 Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả, tác phẩm: 0,125 điểm; giới thiệu và bước đầu nhận xét về đoạn thơ: 0,125 điểm. * Cảm nhận về đoạn thơ: - Về nội dung: + Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu đầu tiên
  13. báo mùa thu về. + Rung cảm của nhà thơ trước sự thay đổi rõ nét và vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu. - Về nghệ thuật: + Những hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ thông qua sự cảm nhận bởi nhiều giác quan; + Những từ ngữ giàu sắc thải biểu cảm (từ láy, tình thái từ, tính từ, động 1,5 từ…); phép tu từ nhân hóa; hình ảnh đối lập… Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 1,0 điểm - 1,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 0,5 điểm - 0,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm * Đánh giá chung về giá trị của đoạn thơ: - Vẻ đẹp của ngôn ngữ, hình ảnh thơ; - Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,125 điểm. - Trình bày được 1 ý; 0,125 điểm. 0,25 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ; thể hiện tình cảm, suy nghĩ sâu sắc 0.25 về giá trị của đoạn thơ Hướng dẫn chấm: Đáp ứng được một trong các yêu cầu trên: 0,25 điểm.
  14. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0.25 câu. Hướng dẫn chấm: Không ghi điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. ……………..Hết……………
  15. HIỆU TRƯỞNG TỔ/NHÓM TRƯỞNG CM NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Kim Thủy
  16. Trường TH&THCS KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II Nguyễn Du NĂM HỌC 2023-2024 Họ và tên:…. MÔN: NGỮ VĂN - Lớp: 9 …………………Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA THẦY CÔ ĐỀ BÀI VÀ PHẦN LÀM BÀI ĐỀ I. Đọc hiểu: (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: - Chết rồi! Nguy to rồi anh! Thằng Phúc ở lớp đấy bạn ngã vỡ đầu phải đi bệnh viện, cô giáo vừa nhắn tin đây – Mẹ Phúc hớt hải. [...] Sự việc lần này ông nó không thể đứng ngoài mà lắc đầu được nữa. Buổi tối, ông vào phòng cháu nội. Ông ân cần: - Việc cháu làm hôm nay ở lớp cháu có thấy là cháu đã sai chưa? [...] Phúc cúi gằm mặt vẻ lo lắng. - Cháu ạ! Cũng do cháu lỡ tay chứ không muốn bạn ngã đau vậy. Song chuyện đã xảy ra rồi, cháu biết phải làm gì chứ? Mình làm sai thì phải biết dũng cảm nhận lỗi, mình là con trai mà. Ngày mai ông cháu mình sẽ đến thăm và xin lỗi bạn được không? Phúc nhìn ông với cặp mắt ngây thơ, rồi khẽ gật đầu. Ông xoa đầu cháu nội vỗ về. (Theo Thu Hằng, Dạy trẻ, Giáo dục và Thời đại, số 141 ngày 14/6/2021, trang 27) Câu 1. (0.75 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. (0.75 điểm) Đoạn trích trên kể về việc gì? Câu 3. (0.75 điểm) Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Thằng Phúc ở lớp đẩy bạn ngã vỡ đầu phải đi bệnh viện, cô giáo vừa nhắn tin đây – Mẹ Phúc hớt hải”. Câu 4. (0.75 điểm) Xác định phép liên kết hình thức và từ liên kết trong hai câu sau: “Cũng do cháu lỡ tay chứ không muốn bạn ngã đau vậy. Song chuyện đã xảy ra rồi, cháu biết phải làm gì chứ?” Câu 5. (1 điểm) Tác giả muốn gởi đến chúng ta thông điệp gì qua đoạn trích trên? Câu 6. (1 điểm) Từ đoạn trích trên, thử hình dung vào một ngày nào đó em gây nên một việc có lỗi với người khác, em sẽ làm gì? II. Làm văn: (5 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ
  17. Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Sang thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập Hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, trang 70) ------Hết------ PHẦN LÀM BÀI
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2