intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC TRƯỜNG TH-THCS NGUYỄN TRÃI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 – THỜI GIAN: 90 phút (KKGĐ) Mức độ nhận thức Tổng Nội Kĩ dung/đơn Nhận Thông Vận Vận năng vị kiến biết hiểu dụng dụng TT thức (Số câu) (Số câu) (Số câu) cao (Số câu) 1 Đọc hiểu Phần trích 4 1 1 0 6 văn bản tự sự. Tỉ lệ % điểm 30 10 10 50 2 Viết Bài văn nghị 1* 1* 1* 1 1 luận về nhân vật văn học trong tác phẩm truyện. Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận thức 40 30 20 10 100
  2. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC TRƯỜNG TH-THCS NGUYỄN TRÃI BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: NGỮ VĂN - Lớp: 9 Thời gian: 90 phút (KKGĐ) TT Chủ đề Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1 Nhận biết: 4TL 1TL 1TL Đọc hiểu - Phương thức (Phần trích văn biểu đạt. bản tự sự) - Thành phần biệt lập. - Phép liên kết và từ ngữ thực hiện. - Chi tiết thể hiện nhân vật. Thông hiểu: - Đặc điểm của nhân vật. Vận dụng: - Bày tỏ ý kiến của cá nhân về vấn đề được đặt ra trong phần trích. 2 Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu 1* 1* 1* 1 Viết của đề về kiểu (Bài văn nghị luận văn nghị luận về về nhân vật văn một nhân vật học trong tác trong tác phẩm phẩm truyện.) văn học. Thông hiểu: Viết đúng về kiểu bài, về nội dung, hình thức. Vận dụng: Viết
  3. được bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm văn học. Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, thể hiện được nhận xét, đánh giá đúng đắn về nhân vật. Vận dụng cao: - Viết được bài nghị luận có nội dung thể hiện được nhận xét, đánh giá đúng đắn, sâu sắc về nhân vật trong tác phẩm văn học. - Bài viết có đủ những nội dung: + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nhân vật được phân tích. + Khái quát chung về tác phẩm và nhân vật.
  4. + Phân tích đặc điểm của nhân vật. + Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật. + Đánh giá về hình tượng nhân vật. - Có cách diễn đạt mới mẻ, hấp dẫn, thể hiện được những suy nghĩ, cảm xúc sâu sắc. Tổng 1 + 1* 1 + 1* 1 Tỉ lệ chung 30% 20% 10% TRƯỜNG TH-THCS NGUYỄN TRÃI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Họ và tên:……………………………… MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Lớp: 9 THỜI GIAN: 90 PHÚT (KKGĐ) Điểm Nhận xét Chữ kí giám khảo I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc phần trích sau: Em Su đi học về, mặt buồn buồn mách chị Hai, trên đường em đi về gặp một em gấu bông đi lạc. Ai đó đặt em ngồi dưới gốc cây bằng lăng nhưng vẫn bị ướt nhẹp vì lúc đó trời mưa to, rất to. Em nói bà vú dừng chân để mang em về nhưng bà không chịu, giục về nhanh kẻo ướt. Bà sợ em sẽ bị ốm. Giờ nghĩ tới em gấu mà buồn quá, hẳn em lạnh lắm rồi. Em muốn tự ra bế em ấy về nhưng không dám, vì em là con nít mà. Con nít thì đâu được tự đi ra đường, rủi bị bắt cóc thì sao? Em gấu đi lạc nằm dưới gốc cây bằng lăng già. Chỗ của em lẽ ra phải ở trong một căn phòng xinh xinh của cô nhỏ xinh xinh nào đấy chứ? Em ấy ướt sũng, dường như đang run lẩy bẩy, có cả hắt xì hơi mấy cái nữa nhưng tiếng còi xe, tiếng xe chạy to quá
  5. chẳng ai nghe thấy cả. Chỉ em Su biết chắc, bởi em Su đã có lần bị dầm mưa rồi. Dầm mưa cỡ như vậy chắc chắn sẽ cảm lạnh mất. […] (Trích Chỉ là em gấu đi lạc, Võ Thu Hương, Bài tập Ngữ văn 6, Tập 2, Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022, tr.41) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của phần trích trên. Câu 2. (0.75 điểm) Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu sau: Dầm mưa cỡ như vậy chắc chắn sẽ cảm lạnh mất. Câu 3. (0.75 điểm) Hai câu văn sau được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết đó. Em muốn tự ra bế em ấy về nhưng không dám, vì em là con nít mà. Con nít thì đâu được tự đi ra đường, rủi bị bắt cóc thì sao? Câu 4. (1.0 điểm) Em bé Su lo lắng cho em gấu bông đi lạc về những điều gì? Câu 5. (1.0 điểm) Qua phần trích, em có nhận xét gì về nhân vật bé Su? Câu 6. (1.0 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về điều bản thân cần làm để thể hiện sự quan tâm đúng mực với người khác. II. VIẾT (5.0 điểm) Hãy viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN TRÃI HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 I. HƯỚNG DẪN CHUNG
  6. - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài có ý tưởng riêng và giàu chất văn - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm, tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn có thể là một bài làm có thể còn những lỗi nhỏ - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm, sau đó làm tròn số theo đúng quy định. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Phần Nội dung, yêu cầu cần đạt Điểm I. ĐỌC Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,5 HIỂU ( 5,0 điểm) Câu 1 Câu 2 - Thành phần biệt lập: chắn chắn 0,5 - Gọi tên: thành phần tình thái 0,25
  7. - Phép liên kết: phép lặp 0,25 - Từ ngữ thực hiện: con nít 0,5 Câu 3 Em bé Su lo lắng cho em gấu bông đi lạc về những điều: - Trời mưa to làm em gấu bông bị ướt sũng, dễ bị cảm lạnh. - Sẽ không ai nghe thấy tiếng hắt xì hơi của em gấu bông vì tiếng còi xe, tiếng xe chạy to quá. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như trên hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 01 ý như trên hoặc diễn đạt tương đương: Câu 4 0,5 điểm. 1,0 - Học sinh trích dẫn đủ ba câu sau vẫn được điểm tối đa. + Ai đó đặt em ngồi dưới gốc cây bằng lăng nhưng vẫn bị ướt nhẹp vì lúc đó trời mưa to, rất to. + Em ấy ướt sũng, dường như đang run lẩy bẩy, có cả hắt xì hơi mấy cái nữa nhưng tiếng còi xe, tiếng xe chạy to quá chẳng ai nghe thấy cả. + Dầm mưa cỡ như vậy chắc chắn sẽ cảm lạnh mất. Câu 5 Nhận xét về nhân vật bé Su: - Bé Su là cô bé giàu lòng trắc ẩn, biết yêu thương ngay cả một em gấu bông đi lạc. - Bé Su là cô bé có tính cách trẻ con, đáng yêu, giàu trí tưởng tượng… Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như phần gợi ý hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 01 ý như phần gợi ý hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm. - Học sinh có thể có nhận xét khác phần gợi ý, miễn là hợp lí và thuyết phục vẫn được ghi điểm tối đa.
  8. Câu 6 Học sinh có thể trình bày nhiều ý, miễn là hợp lí, phù hợp với đạo đức. Sau đây là một số gợi ý: - Cần đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu, đồng cảm. - Không can thiệp sâu vào cuộc sống riêng của người khác. 1,0 - Học cách cư xử tế nhị, khéo léo để tránh làm người được quan tâm cảm thấy khó xử, bị làm phiền. … Mức 1: Trình bày đầy đủ, sâu sắc, hợp lí, thuyết phục 1,0 Mức 2: Trình bày đầy đủ nội dung nhưng chưa sâu sắc, tính thuyết phục chưa cao 0,75 Mức 3:Trình bày được nội dung phù hợp nhưng còn chung 0,5 chung, sơ sài
  9. Mức 4: Trình bày được 1 khía cạnh của nội dung vấn đề. 0,25 Mức 5: Học sinh không trả lời hoặc trả lời chưa đúng với yêu cầu của đề. II. VIẾT 1. Yêu cầu về kĩ (5,0 điểm) năng: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học. Sử 1,0 dụng phù hợp các thao tác lập luận, có hệ thống luận điểm rõ ràng; lí lẽ chân xác, thuyết phục. - Bài viết đảm bảo cấu trúc 3 phần: + Mở bài: Giới thiệu được nhân vật, nêu nhận xét sơ bộ.
  10. + Thân bài: Triển khai được các luận điểm, luận cứ để làm sáng tỏ những cảm nhận về nhân vật. + Kết bài: Nêu được nhận định, đánh giá chung về nhân vật. 2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, nhưng nội dung bài văn phải thể hiện được cảm nhận về nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những Ngôi sao xa xôi. Sau đây là một số ý cơ bản: * Giới thiệu tác giả, 0,25 đ tác phẩm: - Lê Minh Khuê là nhà văn nữ chuyên viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo. - “Những ngôi sao xa xôi” là truyện ngắn được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác
  11. liệt. * Cảm nhận về nhân vật Phương Định: Học sinh cần làm rõ 0,5 đ được các ý chính sau: 1,0 đ - Hoàn cảnh sống, 1,0 đ chiến đấu gian khổ, hiểm nguy. - Một cô gái hồn nhiên, yêu đời; tâm hồn trong sáng, mơ mộng. - Một chiến sĩ thanh niên xung phong giàu tinh thần trách nhiệm; yêu quý, gắn bó với đồng đội; dũng cảm, gan dạ, kiên cường.
  12. * Đánh giá nghệ thuật: - Sử dụng ngôi kể thứ 0,5 đ nhất phù hợp nhằm khắc họa thế giới nội tâm của nhân vật. - Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sinh động, chân thực. 3. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, hấp dẫn, thể hiện được những suy nghĩ, cảm xúc sâu sắc. 0,5đ 4. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 đ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2