intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS 19.8, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS 19.8, Bắc Trà My’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS 19.8, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS 19.8 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng số Lĩnh vực cao nội dung I. Đọc Văn bản nghị luận 4 1 1 0 6 (Ngữ liệu ngoài SGK) Tỉ lệ % điểm 30 % 10% 10 % / 50 % II. Viết 1 1 1 1 1 Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Tỉ lệ % điểm 10% 20% 10% 10% 50% Tỉ lệ% điểm các mức 40% 30% 20% 10% 100% độ
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 Nội Chương/ TT dung/Đơn vị Mức độ đánh giá Chủ đề kiến thức 1 Đọc Văn bản Nhận biết: nghị luận - Biết được thể loại. (Ngữ liệu - Tìm từ ngữ, chi tiết, …nói về lòng yêu nước, những ngoài sách truyền thống yêu nước. giáo khoa) - Xác định phép liên kết hoặc/và phương tiện liên kết có trong đoạn văn. Thông hiểu: Lí giải, làm rõ ý nghĩa, … một vấn đề được đề cập trong văn bản. Vận dụng: Rút ra được những bài học cho bản thân từ nội dung đoạn trích. 2 Viết Nghị luận về Nhận biết: một đoạn Biết được yêu cầu của đề về kiểu bài nghị luận về thơ, bài thơ. một đoạn thơ, bài thơ. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục) Vận dụng: Viết bài văn với chủ đề cho sẵn. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
  3. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS 19.8 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề có một trang) I. ĐỌC (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình. Lòng yêu nước nói chung xuất phát từ tình yêu đối với những điều nhỏ nhặt, giản dị, dần dần đến những điều lớn lao. Hay nói như nhà văn I-li-a Ê-ren-bua: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có truyền thống yêu nước. Chúng ta có truyền thống lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Chủ nghĩa yêu nước trở thành một dòng chảy xuyên suốt qua lịch sử dân tộc và ngày càng lớn mạnh hơn. (Những đoạn văn nghị luận lớp 8- NXB Đại học quốc gia Hà Nội) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định thể loại của đoạn trích trên là gì? Câu 2. (0,5 điểm) Hãy xác định 1 phép liên kết về hình thức có trong đoạn trích trên. Câu 3. (1,0 điểm) Theo tác giả, lòng yêu nước là gì? Câu 4. (1,0 điểm) Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết dân tộc Việt Nam ta có những truyền thống nào? Câu 5. (1,0 điểm) Tại sao nói yêu nước là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người chúng ta? Câu 6. (1,0 điểm) Thông điệp sâu sắc nhất mà em rút ra được từ đoạn trích trên. Vì sao? II. VIẾT (5,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. … Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…” Em hãy phân tích đoạn thơ trên. Từ đó, phát biểu suy nghĩ của em về tình cảm của nhân dân Việt Nam dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. (Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương.Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.58) --Hết--- Người ra đề Người duyệt đề
  4. Trần Thị Sáu HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II
  5. Môn: Ngữ văn lớp 9 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC 5,0 1 Văn bản nghị luận 0,5 2 Phép lặp: lòng yêu nước/ yêu nước/ truyền thống/ dân tộc... 0,5 3 Lòng yêu nước có thể hiểu là tình cảm yêu thương, trân trọng 1,0 của một cá nhân, một cộng đồng dành cho quốc gia, dân tộc mình. 4 Dân tộc Việt Nam ta có: 1,0 - Truyền thống yêu nước. - Truyền thống lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. HS nêu đủ 2 ý trên được 1,0 điểm, còn 1 ý 0,5 điểm. 5 HS có thể nêu được: 1,0 Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm thiêng liêng cao đẹp của con người. Nó bắt nguồn từ tình cảm gia đình, làng xóm gắn bó, yêu thương mở rộng ra là tình yêu đất nước. Chính vì vậy, mỗi người chúng ta yêu nước như một lẽ tự nhiên. Và khi có lòng yêu nước, chúng ta sẽ cống hiến hết mình để bảo vệ và xây dựng đất nước đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu… Đó chính là bổn phận và trách nhiệm của tất cả chúng ta. → HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách, miễn đúng ý. Tùy theo cách diễn đạt của HS, GV có thể ghi điểm. Mức 2: HS nêu được 1/2 ý tương tự như trên. 0,5 Mức 3: HS không trả lời hoặc trả lời sai. 0,0 6 HS có thể rút ra những thông điệp khác nhau nhưng phải có căn 1,0 cứ và thuyết phục Yêu cầu - Gọi tên thông điệp. - Lý giải thuyết phục. - Mức 2: Học sinh nêu được bài học phù hợp, nhưng diễn đạt 0,5 chưa gọn rõ. Mức 3: HS không trả lời hoặc trả lời sai. 0,0 II VIẾT 5,0 a. Đảm bảo bố cục bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gồm 3 0,25 phần: mở bài, thân bài, kết bài. b Xác định đúng yêu cầu của đề: 0,25 Viết một bài văn nghị luận về một đoạn thơ trích trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Từ đó, phát biểu suy nghĩ của em về tình cảm của nhân dân Việt Nam dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. c. Bài làm đảm bảo là một bài văn nghị luận về một đoạn thơ 3,5
  6. * Mở bài: Giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ,... 0,5 * Thân bài: 2,5 Nội dung: Cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương khi ra thăm lăng Bác - Nỗi niềm xúc động khi đến lăng Bác: + Lời thông báo nhẹ nhàng, giản dị của một người con miền Nam lần đầu được ra thăm vị cha già kính yêu của dân tộc. + Cách nói giảm, nói tránh để giảm bớt nỗi đau thương, mất mát của những đứa con xa về muộn đồng thời bất tử hóa hình tượng Bác trong trái tim những người con miền Nam nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung. + Hình ảnh “hàng tre” tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, khí phách hiên ngang, bất khuất và dũng cảm chiến đấu với kẻ thù của người Việt Nam, hàng tre quanh lăng như muốn thay cả dân tộc Việt Nam canh giấc ngủ ngàn thu cho Người. - Lòng thành kính, biết ơn vô hạn và niềm tự hào về Bác: + Bác là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh soi đường chỉ lối cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc ta; Bác trường tồn, bất tử trong lòng nhân dân Việt Nam. + Lòng thành kính, sự yêu mến, ngưỡng vọng của người dân Việt Nam với vị lãnh tụ của dân tộc. Nghệ thuật: - Thể thơ tám chữ có đôi chỗ biến thể, gieo vần, nhịp điệu thơ linh hoạt. - Giọng điệu thơ trang nghiêm sâu lắng, thiết tha, xen lẫn nỗi đau xót, tự hào phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài thơ. *Kết bài: 0,5 - Đánh giá chung về đoạn thơ - Đoạn thơ đã gợi lên trong em những tình cảm gì? - Đoạn thơ để lại trong em những bài học gì? d. Chính tả ngữ pháp đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng 0,5 Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sự sáng tạo trong suy nghĩ, 0,5 có liên hệ thơ văn mở rộng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
33=>0