intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Quý Đôn, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Quý Đôn, Tiên Phước’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Quý Đôn, Tiên Phước

  1. PHÒNG GDĐT TIÊN PHƯỚC TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỖI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 9 Năm học 2023-2024 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. THIẾT LẬP MA TRẬN VÀ ĐẶC TẢ. Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng Lĩnh vực cao số nội dung I. Đọc - Phương thức biểu - Hiểu được ý - Trình bày hiểu đạt (C1). nghĩa của câu được suy Tiêu chí - Nhận biết thành nói (C5) nghĩ về vấn lựa chọn phần biệt lập (C2) đề liên quan ngữ liệu: - Biết câu văn nói đến đoạn Đoạn văn về tính trung thực, trích (C6) bản ngoài nghĩa tường minh SGK và hàm ý (C3) - Nhận biết phép liên kết câu (C4) - Số câu 4 1 1 6 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% Viết bài II. Tạo lập văn phân văn bản tích đoạn thơ, bài thơ. - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% Tổng số câu 4 1 1 1 7 Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 30% 20% 10% 50%-40% 100% 1*: 10% 1*: 20% 1*: 10% 10% 40% 30% 20% 10%
  2. PHÒNG GDĐT TIÊN PHƯỚC KIỂM TRA CUỐI KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Ngữ văn– Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 01 trang) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này: Rằng cứ mỗi kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố... Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bắt nạt nhất... Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng... (Theo “Những câu chuyện về người thầy” NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 2004) Câu 1.(0.5 đ) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2.(0.5 đ) Chỉ ra thành phần phụ chú trong câu sau: Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố... Câu 3: (1.0 đ) Tìm câu văn nói về việc dạy con tính trung thực. Câu văn đó được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 4: (1.0 đ) Chỉ ra 1 phép liên kết câu được sử dụng trong phần trích sau: Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bắt nạt nhất... Câu 5. (1.0 đ) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu: “Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố....” Câu 6. (1.0 đ) Em có đồng ý với ý kiến sau đây của người viết không? Trình bày ý kiến của em? “Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đấy là không đúng...” PHẦN 2: TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm) Phân tích các khổ thơ sau Ta làm con chim hót Một mùa xuân nho nhỏ Ta làm một nhành hoa Lặng lẽ dâng cho đời Ta nhập vào hòa ca Dù là tuổi hai mươi Một nốt trầm xao xuyến Dù là khi tóc bạc. Trích “Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN I. PHẦN ĐỌC HIỀU Câu Nội dung cần đạt Biểu điểm 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5 đ 2 Thành phần phụ chú: tôi biết 0.5 đ 3 Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn 0 ,5 đ vinh dự hơn gian lận khi thi. - Hiểu theo hàm ý. 0,5 đ 4 Một phép liên kết câu được sử dụng 1.0 đ Lặp: (0,5) Xin hãy dạy cho cháu; (0,25) niềm tin (0,25) 5 Hiểu câu nói: 1.0 đ Hãy biết tự mình làm ra của cải hơn là may mắn có được của cải/ Quý trọng công sức lao động và ca ngợi lao động chân chính. Học sinh vận dụng kiến thức về nghị luận xã hội, trình bày theo quan 6 điểm đồng ý Mức 1. Trình bày ý kiến đồng ý, giải thích hợp lí, thuyết phục. 1.0 đ -Hãy trân trọng ý kiến cá nhân của các em. Cần rèn luyện cho trẻ (học sinh) lối sống tự tin, có niềm tin vào bản thân. Dù ý kiến các em không đúng thì hãy giúp các em tự nhận ra mình không đúng chỗ nào mà sửa đổi. Người thầy không được chê bai, bác bỏ ý kiến của các em một cách thẳng thừng, thiếu tôn trọng. Mức 2. Trình bày ý kiến đồng ý, giải thích tương đối hợp lý, thuyết 0.5 đ phục. Mức 3- Không trả lời hoặc trả lời nhưng không đúng. 0đ * Lưu ý: Giám khảo cần trân trọng suy nghĩ riêng của học sinh. II. TẠO LẬP VĂN BẢN Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ 5.0 *Yêu cầu chung - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận về đoạn thơ. I. - Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Sử dụng phù hợp các thao tác lập luận *Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Bài viết đảm bảo cấu trúc 3 phần: - Mở bài: Biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được đoạn thơ II. - Thân bài: Triển khai được các luận điểm để làm sáng tỏ các giá trị của 0,5 đoạn thơ. - Kết bài: Khái quát được vấn đề; nêu được những nhận xét, đánh giá, thể hiện được ấn tượng, cảm xúc về đoạn thơ. Có thể liên hệ bản thân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Đoạn thơ trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải. 0.5
  4. c. Triển khai vấn đề nghị luận phù hợp: Học sinh vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; có thể tổ chức bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ TB: Hoàn cảnh sáng tác: tác giả sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” khi đang nằm trên giường bệnh. Lúc này, đất nước đã được thống nhất và đang bước vào giai đoạn xây dựng cuộc sống mới nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. - Nội dung các khổ thơ là tiếng lòng, là những lời tâm sự và là mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của tác giả cho mùa xuân của đất nước. - Khát vọng được hòa nhập, được mang đến niềm vui cho đời: - Khổ thơ sử dụng phép điệp từ với từ “ta làm” cùng nhịp thơ nhanh, dồn dập => Thể hiện khát vọng mãnh liệt được cống hiến của thi nhân. - Hình ảnh thơ tương ứng với khổ 1 - Đại từ nhân xưng “ta” chính là muốn nói đây không phải chỉ là tâm niệm riêng của ông, mà nó còn là khát vọng chung của một dân tộc. => Kết luận: Khổ thơ 4 đã thể hiện rõ nét khát vọng được nhập vào cuộc đời, được cống hiến một phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, nguyện vì sự phồn vinh của dân tộc mà hi sinh mình. Đây chính là 3,5 tâm niệm cao đẹp, đáng quý của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã sống trọn nhịp thở với quê hương, đất nước. - “Mùa xuân nho nhỏ” là một hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời của mỗi con người, thể hiện cho mỗi một sự cống hiến thầm lặng => Tác giả muốn được góp một phần công sức nhỏ bé của mình để điểm tô cho mùa xuân vĩ đại của đất nước. - Tác giả đã sử dụng các từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ”, đây là một cách nói khiêm tốn và chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi luôn muốn góp vào lợi ích chung của dân tộc. - Điệp ngữ “dù là” mang sắc thái khẳng định. - Tuổi hai mươi, khi tóc bạc: bất chấp thời gian hay tuổi tác, nhà thơ vẫn khao khát được cống hiến hết mình, được dâng trọn “mùa xuân nho nhỏ” của mình cho mùa xuân đất nước. => Tác giả có một cách sống thật đẹp, đó là một lẽ sống cống hiến khiêm tốn, lặng lẽ, âm thầm, không mong cầu được tôn vinh. KB: Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ. Liên hệ bản thân. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn 0.25 đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN NHÓM BỘ MÔN GIÁO VIÊN Đỗ Lê Trâm Anh Đỗ Lê Trâm Anh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2