Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh
lượt xem 4
download
Tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh
- PHÒNG GDĐT HUYỆN PHÚ NINH TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Ma trận đề TT Nội dung/đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiê Ngữ liệu: Đoạn văn 3 2 1 Đọc hiểu bản. 20% 20% 2 Viết Viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 1* 1* 20% 10% Tổng 40 30 20 10 Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 30 II. Bản đặc tả Chương/ Nội TT dung/Đơn vị Mức độ đánh giá Chủ đề kiến thức 1 Đọc hiểu Ngữ liệu: Nhận biết: Đoạn văn bản - Nhận biết được phương thức biểu đạt - Nhận biết được phép liên kết.. - Nhận biết được các thành phần biệt lập và tác dụng của nó. Thông hiểu: - Hiểu được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. - Hiểu được nội dung của đoạn trích. Vận dụng:
- Rút ra được bài học cho bản thân do văn bản mang lại. Viết bài văn Nhận biết: nghị luận về một đoạn thơ, Thông hiểu: 2 Viết bài thơ. Vận dụng: Vận dụng cao: Viết bài văn nghị có sức thuyết phục. III. Nội dung đề: ĐỀ A. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi. Lòng tự trọng nằm ngay trong bản thân mỗi người. Nó là người thầy, người bạn, người hậu vệ thân thiết và chân thành nhất của chúng ta. Lòng tự trọng giúp chúng ta biết cách hành xử đúng mực cũng như luôn dũng cảm trong việc đấu tranh chống lại cái xấu cái ác. Mọi sự khôn ngoan đều bắt đầu từ lòng tự trọng. Với lòng tự trọng, bạn sẽ trở nên chủ động và can đảm tiến về phía trước để mở lối cho những người đi sau. Lòng tự trọng bắt nguồn từ việc bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình. Quả thật bạn không tôn trọng chính mình, làm sao bạn có thể học cách yêu thương và tôn trọng người khác. (George Matthew Adams – không gì là không thể. Thu Hằng dịch, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh,2017) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2. Trong đoạn trích trên từ “nó” được dùng để thay thế cho từ ngữ nào? Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của khởi ngữ trong câu sau: “Với lòng tự trọng, bạn sẽ trở nên chủ động và can đảm tiến về phía trước để mở lối cho những người đi sau.” Câu 4 Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Nó là người thầy, người bạn, người hậu vệ thân thiết và chân thành nhất của chúng ta” là gì? Nêu tác dụng? Câu 5. Dựa vào đoạn trích, em hãy cho biết: Nếu không có lòng tự trọng thì con người sẽ trở nên như thế nào? Câu 6 Em có đồng ý với ý kiến “Lòng tự trọng bắt nguồn từ việc bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình.” không? Vì sao? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn
- Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc (Trích “Nói với con” của Y Phương, Ngữ văn 9, tập 2) .....................Hết..................... III. Nội dung đề: ĐỀ B. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi. Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, ham đọc sách... là thói quen tốt. Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt giữa tốt và xấu, nhưng vì đã hình thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch sẽ. Người biết lịch sự thì họ còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn. Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội. (Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường.) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2. Xác định phép liên kết được sử dụng trong các câu sau: “Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ.” Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của khởi ngữ trong câu sau: “Người biết lịch sự thì họ còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.” Câu 4 Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, ham đọc sách... là thói quen tốt.” là gì? Nêu tác dụng?
- Câu 5. Trong đoạn trích tác giả đã nhắc đến những tói quen tốt nào? Vì sao đó là những thói quen tốt? Câu 6 Em có đồng ý với ý kiến “Có người biết phân biệt giữa tốt và xấu, nhưng vì đã hình thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.” không? Vì sao? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm): Cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình trong đoạn thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc. (Trích “Nói với con” của Y Phương, Ngữ văn 9, tập 2) .....................Hết..................... VI. Hướng dẫn chấm Phần 1: Đọc hiểu ĐỀ A Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 5,0 1 Nghị luận 0,5 2 Nó thay thế cho lòng tự trọng 0,5 3 Khởi ngữ: Với lòng tự trọng 0,5 Tác dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu. 0,5 4 Biện pháp tu từ: liệt kê. 0,5 Tác dung: giúp cho ta cảm nhận được vai trò to lớn của lòng tự trọng đối 0,5 với con người.
- 5 Thiếu can và chủ đông trong mọi công việc. 0,5 Đánh mất đi một người thầy, một người bạn, và người bảo vệ ta lúc gặp 0,5 khó khăn nguy hiểm… 6 “Lòng tự trọng luôn bắt nguồn từ việc bạn yêu thương và tôn trọng 0,5 chính bản thân mình. Vì yêu thương bản thân là động lực để quan tâm và tôn trọng người khác. Người có lòng tự trọng là người có trách nhiệm với bản thân và cuộc sống xung quanh mình. 0,5 + Khi yêu thương và tôn trọng bản thân, con người hành động theo tiếng gọi của lương tâm, thực hiện những điều đúng đắn, phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức của xã hội. + Khi chúng ta là người có lòng tự trọng, chúng ta sẽ biết nhận ra lỗi lầm và tìm cách khắc phục, không đổ lỗi hoặc trốn tránh trách nhiệm của mình. ĐỀ B Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 5,0 1 Nghị luận 0,5 2 Phép nối, sử dụng cặp từ trái nghĩa. 0,5 3 Khởi ngữ: Người biết lịch sự 0,5 Tác dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu. 0,5 4 Biện pháp tu từ: liệt kê. 0,5 Tác dung: giúp cho ta cảm nhận được hàng loạt thói quen tốt của con 0,5 người. 5 Dậy sớm, đúng hẹn, giữ lời hứa, ham đọc sách... 0,5 Đây là những thói quen tốt vì góp trau dồi và rèn luyện những phẩm chất và nhân cách tốt đẹp cho mỗi cá nhân 0.5 6 Em không đồng tính với ý kiến đó, vì: 0,5 -Theo em, để loại bỏ những thói quen xấu rất khó. Nhưng nếu con người 0,5 có lòng kiên trì thì có thể loại bỏ những thói quen xấu dù có khó khăn và khó bỏ như thế nào, thì nhất định sẽ nên người.
- Em có đồng ý với ý kiến trên Vì có thể ngay cả những người xấu họ cũng có thể họ cũng phân biệt được tốt,xấu nhưng họ không thể kìm nén được hành vi của mình vì đã thành thói quen Phần 2: Tạo lập văn bản Đề Cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình trong đoạn thơ 5,0 *Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lời văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy; đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả. từ ngữ ngữ pháp. *Yêu cầu cụ thể: a. Nội dung trình bày - Giới thiệu tác giả, tác phậm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận 1 Cảm nhận vẻ đẹp người đồng mình qua đoạn thơ: * Người đồng mình có sống giàu ý chí và nghị lực. 1 "Người đồng mình thương lắm con ơi! Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn". - Với cách nói “Người đồng mình thương lắm con ơi!” người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua. - Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người. - Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ. => Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc. * Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với 1 quê hương, cội nguồn. “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
- Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc”. - Phép liệt kê với những hình ảnh ẩn dụ “đá gập ghềnh”,“thung nghèo đói” -> gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc. - Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ. => Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương. - Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh: Người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. Người đồng mình chấp nhận và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo, vất vả. Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi luyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả. - Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người *Đánh giá: Với thể thơ tự do, giọng điệu khỏe khoắn vừa tâm tình tha thiết vừa chứa 1 chan hi vọng cùng những hình ảnh, từ ngữ mộc mạc, cụ thể -> nhà thơ nói với con về những vẻ đẹp của người đồng mình để rồi từ đó truyền cho con lòng tự hào về quê hương, dân tộc, nhắn nhủ con biết sống đẹp, biết vượt qua gian khó bằng niềm tin, ý chí như người đồng mình. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0,5 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có cách diễn đạt mới mẻ 0.5 Tổng điểm toàn bài 5.0 *Lưu ý: Trên đây chỉ là định hướng chấm, GV cần trân trọng sự sáng tạo trong bài làm của học sinh để cho điểm. VII. Kiểm tra đề: ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………….... NGƯỜI DUYỆT ĐỀ NGƯỜI RA ĐỀ
- (Ký ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1237 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 301 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 510 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2019-2020 có đáp án
45 p | 119 | 8
-
8 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 có đáp án
42 p | 80 | 8
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - THPT Yên Lạc 2
5 p | 70 | 7
-
Bộ 20 đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
71 p | 184 | 6
-
7 đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án
41 p | 87 | 6
-
7 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 có đáp án
48 p | 51 | 5
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 82 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án - Sở GD&ĐT Hòa Bình
3 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 89 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - THPT Yên Lạc 2
7 p | 49 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn