Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh
lượt xem 1
download
“Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh
- I/ Ma trận đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9- học kỳ 2- năm học :2023-2024 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao Phần I: Nhận Hiểu Viết được đoạn văn trình bày suy nghĩ của Đọc - hiểu biết được được mình về tình bạn. (5.0 điểm) phương phép tu thức biểu từ được đạt chính sử dụng , thành , phép phần biệt liên kết, lập,có nội trong tác dung , phẩm của hoặc đoạn đoạn trích. trích Số câu 4 1 1 6 Số điểm 3,0 1,0 1,0 5 Tỉ lệ 10% 30% 10% 50% Phần II: Vận Làm văn dụng (Nghị luận kiến về tác thức phẩm đã học truyện, để viết đoạn thơ, bài bài thơ.) văn
- nghị luận về nhân vật văn học. Số câu 1 1 Số điểm 5 5 Tỉ lệ 50% 50% Tổng số 4 1 1 6 5,0 câu 3 1 1 1 5,0 Tổng số điểm 30% 10% 10% 10,0 100% Tỉ lệ %
- PHÒNG GD Huyện Phú Ninh Trường THCS Nguyễn Hiền Đề kiểm tra cuối học kỳ 2 Môn: Ngữ văn( Thời gian 90 phút, không kể thời gian giao đề) Năm học : 2023-2024 I/Phần I: Đọc – hiểu. ( 5 điểm) Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế... Trong mơ... Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười mắt đỏ hoe, đứa bịn rịn lặng thinh...Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu... Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những kỉ niệm thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ. (Trích “Có những giấc mơ về lại tuổi học trò”- Đặng Tâm) Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (0,5 đ) Câu 2: Xác định và nêu tên một thành phần biệt lập trong đoạn trích? (0,5 đ) Câu 3: Xác định các phép liên kết được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên? (1,0 đ) Câu 4: Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn trích? (1,0 đ) Câu 5: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. (1,0 đ) Câu 6: Từ nội dung ở phần Đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về tình bạn. (1,0 đ) II/ Tâp làm văn: ( 5đ) Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim ! (Viếng lăng Bác – Viễn Phương – Ngữ văn 9, tập 2) ---------------------Hết---------------------
- Đáp án đề thi cuối kì 2 Văn 9 I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm Câu Nội dung Điểm - Đoạn văn sử dụng phương thức 0,5 biểu đạt chính: Tự sự/ Biểu cảm 1
- - Thành phần tình thái: Có lẽ -Thành phần phụ chú: Bản nhạc nhẹ nhàng mà da 2 diết khôn nguôi. 0,5 + Lưu ý: Học sinh làm đúng 1 trong 2 thành phần trên được 0,5 điểm. Phép liên kết đoạn văn được tác giả sử dụng: - Phép thế: Tất cả, Bản nhạc đó - Phép lặp: Bản nhạc. 3 1,0 - Phép nối: nhưng Lưu ý: Học sinh làm đúng 1 ý trên được 0,5 điểm. Làm đúng 2 trong 3 ý trên được 1,0 điểm Trong đoạn trích trên tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ - Liệt kê: Đứa khóc thút thít, đứa cười mắt đỏ hoe, 4 1,0 đứa bịn rịn lặng thinh( 0,5) - So sánh: Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad( 0,5)
- - Nội dung đoạn trích: Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ bên mái trường, 1.0đ thầy- cô, bạn bè. Từ đó tác giả khẳng định, trân trọng giá trị cao đẹp của 5 những kỉ niệm tuổi thơ, khơi gợi ở mọi người tình yêu, sự nâng niu kí ức của tuổi học trò bên thầy cô và bạn bè; có ý thức xây dựng tình bạn chân thành. Viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu được suy nghĩ của bản thân về tình bạn 6 - Viết đúng nội dung yêu cầu của đoạn văn, không sai lỗi chính tả, cách 1.0đ dùng từ, đặt câu cho đúng *Yêu cầu chung: - Bài làm phải được tổ chức thành bài văn hoàn chỉnh. - Biết vận dụng kỹ năng nghị luận II/ LÀM VĂN đề cảm nhận đoạn (5.0 điểm) thơ. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; Hạn chế lỗi chính tả, đúng từ, ngữ pháp, diễn đạt
- *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài trên cơ sở những kiến thức đã học về kiểu văn nghị 0,25đ luận một đoạn thơ, bài thơ. b. Xác định đúng đối tượng: Cảm nhận của em về đoạn thơ c. Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau 0,25đ nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: 1/Mở bài. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 0,5đ - Khái quát về giá trị của bài thơ - Nêu cảm nhận khái quát về hai khổ thơ 2/ Thân bài. Cần triển khai hai luận điểm sau: Luận điểm 1: Cảm xúc của nhà thơ khi cùng đoàn người xếp hành vào lăng Bác Đứng trước lăng Bác, sau ấn tượng về “hàng tre xanh xanh” là hình ảnh 3.0đ của dòng người vào viếng lăng Bác với nỗi tiếc thương và lòng biết ơn sâu nặng: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” - Nghệ thuật sóng đôi: Giữa hình ảnh “mặt trời” thực và “mặt trời” ẩn dụ: + Hình ảnh mặt trời trong câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng”, là hình ảnh thực. Đây là mặt trời của thiên nhiên soi sáng không gian vũ trụ và mang lại sự sống cho muôn loài. + Hình ảnh mặt trời trong câu thơ “Thấy một mặt trời đi qua trên lăng”, là hình ảnh ẩn dụ về Bác Hồ. Bác chính là mặt trời chân lí, soi sáng giúp dân tộc thoát khỏi kiếp nô lệ khổ đau, và mang đến một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Từ đó, ta thấy được sự tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc mà cả dân tộc dành cho Bác - Mặt trời thiên nhiên được nhân hóa với hai hành động: ngày ngày “đi qua trên lăng” và nhìn thấy mặt trời “trong lăng rất đỏ” đã tô đậm hơn tầm vóc của Người. - Chi tiết đặc sắc “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tổ quốc, vì nhân dân của Bác. Mặt trời đó sẽ mãi mãi soi sáng, sưởi ấm, tô thắm cho đời. - Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày”
- + Gợi một dòng thời gian vô tận, từ ngày này sang ngày khác, biết bao dòng người với nỗi tiếc thương vô hạn thành kính vào viến lăng Bác. + Mang giá trị tạo hình, gợi quang cảnh những đoàn người nối hàng dài vào lăng để viếng Bác. - Hình ảnh “tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ, gợi liên tưởng đến dòng người vào viếng lăng Bác với tấm lòng thành kính, dâng trào như được kết từ hàng vạn trái tim, tấm lòng con người Việt Nam. - Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” để chỉ 79 năm trong cuộc đời của Người- 79 mùa xuân Người hi sinh cho đất nước. => Khổ thơ đã diễn tả được một cách sâu sắc tấm lòng của nhân dân cả nước dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc. Người sẽ luôn sống và sáng mãi trong lòng dân tộc Việt Nam. Luận điểm 2: Cảm xúc của nhà thơ khi bước vào lăng đứng trước anh linh Bác. - Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, thật tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác: “Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền” - Sử dụng biện pháp nghệ thuậtnói giảm, nói tránh để phủ nhận một sự thật đau lòng: Người đang ngủ một giấc bình yên, giữa vầng trăng sáng dịu hiền. - Hình ảnh ẩn dụ “vần trăng sáng dịu hiền”: + Gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, nhân cách sống cao đẹp, sáng trong của Bác. + Bộc lộ tấm lòng biết ơn sâu sắc của tác giả dành cho Bác. + Gợi đến những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. - Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa “Vẫn biết trời xanh là maĩ mãi” + “Trời xanh”, trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực, đó là thiên nhiên gần gũi với chúng ta, tồn tại mãi mãi, vĩnh hằng. - Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của bác: “Mà sao nghe nhói ở trong tim” + “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt. tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận đáy sâu tâm hồn mình, nỗi đau ấy uất nghẹn tột cùng không nói thành lời + Cặp quan hệ từ “vẫn, mà” diễn tả sự mâu thuẫn. cảm giác nghe nhói ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Giữa tình cảm và
- lí trí có sự mâu thuẫn. Và con người đã không kìm nén được khoảnh khắc yếu lòng. → Cảm xúc này là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của niềm đau xót. Nó chính là nguyên nhân dẫn đến những khát vọng ở khổ cuối bài thơ. 3. Đánh giá về nghệ thuật đoạn thơ. - Thể thơ 7 xen 8 chữ , kết hợp các phương thức biểu đạt biểu cảm, tự sự, miêu tả - Hình ảnh thơ giàu ý nghĩa, ngôn ngữ thơ giàu sức biểu cảm. Nhiều biện 0,5đ pháp tu từ : nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ ... được sử dụng thành công . - Giọng thơ xúc động nghẹn ngào. 0.25đ 3/ Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề nêu cảm xúc về đoạn thơ, bài thơ. 0.25đ - Liên hệ bản thân c. Sáng tạo: Cảm nhận sáng tạo giàu hình ảnh. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
- ĐỀ KHUYẾT TẬT I/Phần I: Đọc – hiểu. ( 5 điểm) Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế... Trong mơ... Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười mắt đỏ hoe, đứa bịn rịn lặng thinh...Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu... Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những kỉ niệm thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ. (Trích “Có những giấc mơ về lại tuổi học trò”- Đặng Tâm) Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (1,0 đ) Câu 2: Xác định và nêu tên một thành phần biệt lập trong đoạn trích? (1,0 đ) Câu 3: Xác định các phép liên kết được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên? (1,5đ) Câu 4: Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn trích? (1,5đ) II/ Tâp làm văn: ( 5đ) Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim ! (Viếng lăng Bác – Viễn Phương – Ngữ văn 9, tập 2) ---------------------Hết---------------------
- Đáp án đề thi cuối kì 2 Văn 9 DÀNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm Câu Nội dung Điểm - Đoạn văn sử dụng phương 1,0 thức biểu đạt chính: Tự sự 1 - Thành phần tình thái: Có lẽ -Thành phần phụ chú: Bản nhạc nhẹ nhàng mà da 2 diết khôn nguôi. 1,0 + Lưu ý: Học sinh làm đúng 1 trong 2 thành phần trên được 1,0 điểm. 3 Phép 1,5 liên kết đoạn văn được tác giả sử dụng: - Phép thế: Tất cả, Bản nhạc đó - Phép lặp: Bản nhạc. - Phép nối: nhưng
- Lưu ý: Học sinh làm đúng 1 ý trên được 1,0 điểm. Làm đúng 2 trong 3 ý trên được 1,5 điểm Trong đoạn trích trên tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ - Liệt kê: Đứa khóc thút thít, đứa cười mắt đỏ hoe, đứa bịn rịn lặng thinh( 0,75) 4 - So sánh: Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc 1,5 Ballad( 0,75) *Yêu cầu chung: - Bài làm phải được tổ chức thành bài văn hoàn chỉnh. - Biết vận dụng II/ LÀM VĂN kỹ năng nghị (5.0 điểm) luận đề cảm nhận đoạn thơ. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; Hạn chế lỗi chính tả, đúng từ, ngữ pháp, diễn đạt *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài trên cơ sở những kiến thức đã học về kiểu văn 0,25đ nghị luận một đoạn thơ, bài thơ. b. Xác định đúng đối tượng: Cảm nhận của em về đoạn thơ
- c. Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau 0,25đ nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: 1/Mở bài. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 0,5đ - Khái quát về giá trị của bài thơ - Nêu cảm nhận khái quát về hai khổ thơ 2/ Thân bài. Cần triển khai hai luận điểm sau: Luận điểm 1: Cảm xúc của nhà thơ khi cùng đoàn người xếp hành vào lăng Bác Đứng trước lăng Bác, sau ấn tượng về “hàng tre xanh xanh” là hình 3.0đ ảnh của dòng người vào viếng lăng Bác với nỗi tiếc thương và lòng biết ơn sâu nặng: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” - Nghệ thuật sóng đôi: Giữa hình ảnh “mặt trời” thực và “mặt trời” ẩn dụ: + Hình ảnh mặt trời trong câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng”, là hình ảnh thực. Đây là mặt trời của thiên nhiên soi sáng không gian vũ trụ và mang lại sự sống cho muôn loài. + Hình ảnh mặt trời trong câu thơ “Thấy một mặt trời đi qua trên lăng”, là hình ảnh ẩn dụ về Bác Hồ. Bác chính là mặt trời chân lí, soi sáng giúp dân tộc thoát khỏi kiếp nô lệ khổ đau, và mang đến một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Từ đó, ta thấy được sự tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc mà cả dân tộc dành cho Bác - Mặt trời thiên nhiên được nhân hóa với hai hành động: ngày ngày “đi qua trên lăng” và nhìn thấy mặt trời “trong lăng rất đỏ” đã tô đậm hơn tầm vóc của Người. - Chi tiết đặc sắc “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tổ quốc, vì nhân dân của Bác. Mặt trời đó sẽ mãi mãi soi sáng, sưởi ấm, tô thắm cho đời. - Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày” + Gợi một dòng thời gian vô tận, từ ngày này sang ngày khác, biết bao dòng người với nỗi tiếc thương vô hạn thành kính vào viến lăng Bác. + Mang giá trị tạo hình, gợi quang cảnh những đoàn người nối hàng dài vào lăng để viếng Bác. - Hình ảnh “tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ, gợi liên tưởng đến dòng người vào viếng lăng Bác với tấm lòng thành kính, dâng trào như được
- kết từ hàng vạn trái tim, tấm lòng con người Việt Nam. - Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” để chỉ 79 năm trong cuộc đời của Người- 79 mùa xuân Người hi sinh cho đất nước. => Khổ thơ đã diễn tả được một cách sâu sắc tấm lòng của nhân dân cả nước dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc. Người sẽ luôn sống và sáng mãi trong lòng dân tộc Việt Nam. Luận điểm 2: Cảm xúc của nhà thơ khi bước vào lăng đứng trước anh linh Bác. - Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, thật tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác: “Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền” - Sử dụng biện pháp nghệ thuậtnói giảm, nói tránh để phủ nhận một sự thật đau lòng: Người đang ngủ một giấc bình yên, giữa vầng trăng sáng dịu hiền. - Hình ảnh ẩn dụ “vần trăng sáng dịu hiền”: + Gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, nhân cách sống cao đẹp, sáng trong của Bác. + Bộc lộ tấm lòng biết ơn sâu sắc của tác giả dành cho Bác. + Gợi đến những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. - Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa “Vẫn biết trời xanh là maĩ mãi” + “Trời xanh”, trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực, đó là thiên nhiên gần gũi với chúng ta, tồn tại mãi mãi, vĩnh hằng. - Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của bác: “Mà sao nghe nhói ở trong tim” + “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt. tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận đáy sâu tâm hồn mình, nỗi đau ấy uất nghẹn tột cùng không nói thành lời + Cặp quan hệ từ “vẫn, mà” diễn tả sự mâu thuẫn. cảm giác nghe nhói ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Giữa tình cảm và lí trí có sự mâu thuẫn. Và con người đã không kìm nén được 0,5đ khoảnh khắc yếu lòng. → Cảm xúc này là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của niềm đau xót. 0.25đ Nó chính là nguyên nhân dẫn đến những khát vọng ở khổ cuối bài thơ. 3. Đánh giá về nghệ thuật đoạn thơ. 0.25đ - Thể thơ 7 xen 8 chữ , kết hợp các phương thức biểu đạt biểu cảm, tự
- sự, miêu tả - Hình ảnh thơ giàu ý nghĩa, ngôn ngữ thơ giàu sức biểu cảm. Nhiều biện pháp tu từ : nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ ... được sử dụng thành công . - Giọng thơ xúc động nghẹn ngào. 3/ Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề nêu cảm xúc về đoạn thơ, bài thơ. - Liên hệ bản thân c. Sáng tạo: Cảm nhận sáng tạo giàu hình ảnh. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 389 | 33
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 298 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 507 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 963 | 11
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 404 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 270 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 244 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p | 73 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p | 89 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p | 68 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 79 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 130 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn