intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Tiên Phước

  1. MA TRẬN ĐỂ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Mức độ nhận thức Nội dung/đơn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng Kĩ năng TT vị KT cao Số câu Số câu Số câu Số câu Văn bản nghị 4 1 1 6 1 Đọc hiểu luận Tỷ lệ % điểm 30 10 10 50 Viết bài văn 2 Viết nghị luận về một 1* 1* 1* 1 1 bài thơ Tỷ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỷ lệ % điểm các mức độ 40 30 20 10 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Số câu hỏi Nội dung/ theo mức độ nhận thức TT Kĩ năng Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận VD thức biết hiểu dụng cao 1 Đọc hiểu Văn bản Nhận biết: Phương thức biểu đạt, thành phần biệt lập, kiểu câu, phép nghị luận liên kết câu. 4 Thông hiểu: Nội dung của đoạn trích Vận dụng: Trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề 1 1 được gợi ra từ đoạn trích văn bản. 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản nghị 1* nghị luận về luận về một bài thơ một bài thơ Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…) của kiểu văn bản bản nghị luận về một bài thơ. 1* Vận dụng: Đảm bảo cấu trúc của kiểu văn bản bản nghị luận về một bài thơ: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: giới thiệu được bài thơ và bước đầu nhận xét đánh giá về bài 1* thơ; phần thân bài:trình bày cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; kết bài: khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ và những suy ngẫm của bản thân. Vận dụng cao: Có cách diễn đạt mới mẻ, có sự sáng tạo trong bài viết. 1* Tổng 5 2 2 1 Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 30 Phê duyệt của Phê duyệt của Nhóm trưởng Thành viên Hiệu trưởng Tổ trưởng Trần Hoa Linh Trần Đức Phùng Lê Thị Xuyên Huỳnh Thị Tuyến Nguyễn Thị Thanh Hiền
  3. TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023 -2024 Họ và tên: ……………………… MÔN: NGỮ VĂN 9 Lớp: 9/… (Thời gian 90phút_ ĐIỂM Nhận xét của giáo viên I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại - nhất là thất bại trong các mối quan hệ - thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc? Vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc. Hãy để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng ở đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa, muốn được ôm bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn... Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa... Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin. (Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 - Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02) Câu 1 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên trên là gì? Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu: “Với tất cả mọi người, thất bại - nhất là thất bại trong các mối quan hệ - thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc.” Câu 3 (1,0 điểm). Xác định và gọi tên phép liên kết trong 2 câu văn sau: “Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng”. Câu 4 (0,5 điểm). Xét về cấu trúc, câu:“Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa” thuộc kiểu câu gì ? Câu 5 (1,0 điểm). Nêu khái quát nội dung chính của đoạn trích. Câu 6 (1,0 điểm). Khi gặp phải những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, bản thân em cần phải cần phải làm gì ? II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN: (5.0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “ Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Bài làm ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ......................................................................................................................................
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn ngữ văn 9 - Năm học 2023 – 2024 I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. II. Hướng dẫn cụ thể Phần I: Đọc hiểu (5 điểm) PHẦN ĐÁP ÁN ĐIỂM Đọc- Câu 1: 0.5 hiểu - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5 (5.0đ) Câu 2: 1.0 - Thành phần biệt lập: nhất là thất bại trong các mối quan hệ 0.5 - Gọi tên: Thành phần phụ chú 0.5 Câu 3: 1.0 - Phép nối 0.5 - Từ ngữ thực hiện phép liên kết: Nhưng 0.5 Câu 4: Kiểu câu: câu đơn 0.5 Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích: - Khi đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc đời, chúng 0.5 ta thường nản lòng, chùn bước. - Phải nỗ lực vươn lên và có niềm tin vào tương lai, vào những thứ 0.5 tốt đẹp để đạt được ước mơ của mình. Câu 6: HS cần phải: 1.0 - Chấp nhận khó khăn, thử thách và tìm cách vượt qua - Không nản lòng, chùn bước trước khó khăn, thử thách - Có ý chí, nghị lực và niềm tin để vượt qua khó khăn, thử thách HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, chỉ cần đúng 2/3 gợi ý của đáp án thì ghi điểm tối đa. Nếu HS có cách trả lời khác, đúng thì giáo viên vẫn ghi điểm tối đa. Phần II: VIẾT (5 điểm) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 0.5 2. Nội dung 3.0 3. Trình bày, diễn đạt 1.0 4. Sáng tạo 0.5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1.Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0.5 điểm)
  5. Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài viết đủ 3 phần: Đảm bảo các 1. Mở bài:Giới thiệu được bài thơ và phần mở bài, thân bài, kết bài. bước đầu nhận xét đánh giá về bài thơ. 2. Thân bài: Trình bày cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 0.25 Bài viết đủ 3 phần mở bài, thân bài, 3. Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa kết bài nhưng trình bày còn thiếu sót của bài thơ và những suy ngẫm của bản yêu cầu của từng phần. thân. 0.0 Chưa tổ chức bài văn gồm 3 phần (thiếu phần mở bài, thân bài hoặc kết bài) 2. Tiêu chí 2: Nội dung (3.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 3.0 + Tâm trạng, cảm xúc về cảnh Bài viết có thể trình bày theo nhiều Ý 1,2, 5 bên ngoài lăng, tập trung ở ấn cách khác nhau nhưng cần thể hiện mỗi ý tượng đậm nét về hàng tre bên được các nội dung sau: 0.5 đ lăng gợi hình ảnh của quê hương - Cảm nhận được tấm lòng thành kính Ý 3, 4 đất nước. (0.5) và niềm xúc động thiêng liêng của nhà mỗi ý + Tâm trạng, cảm xúc trước hình thơ khi vào lăng viếng Bác được thể 0.75 đ ảnh dòng người như bất tận ngày hiện qua các khổ thơ: ngày vào lăng viếng Bác. (0.5) + Tâm trạng, cảm xúc về cảnh bên + Xúc cảm và những suy ngẫm về ngoài lăng, tập trung ở ấn tượng đậm Bác được gợi lên từ những hình nét về hàng tre bên lăng gợi hình ảnh ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt của quê hương đất nước. trời, vầng trăng, trời xanh. (0.75) + Tâm trạng, cảm xúc trước hình ảnh + Tâm trạng lưu luyến và mong dòng người như bất tận ngày ngày ước hóa thân, hòa nhập vào những vào lăng viếng Bác. cảnh vật ở bên lăng Bác. (0.75) + Xúc cảm và những suy ngẫm về - Cảm nhận được giọng điệu vừa Bác được gợi lên từ những hình ảnh trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, đau xót, tự hào; hình ảnh thơ có sự vầng trăng, trời xanh. kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh + Tâm trạng lưu luyến và mong ước ẩn dụ, biểu tượng; ngôn ngữ bình dị hóa thân, hòa nhập vào những cảnh mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng vật ở bên lăng Bác. đọng (0.5) - Cảm nhận được giọng điệu vừa trang 1.5- 2.0 - HS vận dụng được phương pháp nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, làm bài văn nghị luận văn học để tự hào; hình ảnh thơ có sự kết hợp cả trình bày cảm nhận về một bài thơ hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu nhưng sử dụng ngôn ngữ chưa sinh tượng; ngôn ngữ bình dị mà cô đúc, động; chưa thể hiện cảm xúc; trình giàu cảm xúc mà lắng đọng bày luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng có tính thuyết phục nhưng chưa cao.
  6. 0.5-1.0 - HS có trình bày cảm nhận về một bài thơ nhưng sơ sài, chưa làm sáng tỏ vấn đề nghị luận, luận điểm sắp xếp lôn xộn, chưa có tính thuyết phục. 0.0-0.5 Bài làm quá sơ sài, lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày (1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.75 – - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu, các 1.0 đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa 0.5 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Có sáng tạo trong cách thể hiện và diễn đạt suy nghĩ. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 Chưa có sáng tạo. Phê duyệt của Phê duyệt của Phê duyệt của Giáo viên ra đề Hiệu trưởng Tổ trưởng Nhóm trưởng Trần Hoa Linh Trần Đức Phùng Lê Thị Xuyên Huỳnh Thị Tuyến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2