intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Tiên Phước” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Tiên Phước

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 9, NĂM HỌC 2023 - 2024 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn KTKN các đơn vị kiến thức học kỳ II, môn Ngữ văn lớp 9 theo ba phân môn Văn học, tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và viết, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức học sinh qua hình thức kiểm tra tự luận. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài kiểm tra hình thức tự luận trong 90 phút. III. MA TRẬN: Mức độ Tổng Nội nhận dung/đơ thức % điểm Kĩ năng n vị kiến thức Nhận Thông Vận Vận TT biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc hiểu Đoạn trích 4 1 1 0 5 ngoài SGK Tỉ lệ % điểm 30 10 10 0 50 2 Viết Nghị luận về một 1* 1* 1* 1* 5 đoạn thơ, bài thơ Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ % điểm các mức 40 30 20 10 100 độ nhận thức
  2. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 NĂM HỌC 2023-2024 Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức dung/Đơ Mức độ Nhận Thông Vận Vận TT Phần n vị kiến đánh giá biết hiểu dụng dụng thức cao 1 Đọc hiểu Đoạn Nhận 4 1 0 trích biết: 1 - Nhận biết phương thức biểu đạt của đoạn văn. - Nhận biết vấn đề được nói đến trong đoạn văn. - Nhận biết các phép liên kết: phép nối bằng quan hệ từ, phép thế. - Nhận biết phép điệp tu từ và tác dụng của phép điệp
  3. trong đoạn văn. Thông hiểu: Bày tỏ quan điểm cá nhân về vấn đề được nêu lên trong đoạn văn. Vận dụng: Viết một đoạn văn nghị luận ngắn về vấn đề được nêu lên trong đoạn văn. 2 Viết Viết bài Viết bài 1* 1* 1* 1* văn nghị văn nghị luận về luận về một một đoạn đoạn thơ. thơ. Nhận biết: Đảm bảo kiểu văn bản, cấu trúc bài văn, xác định
  4. đúng vấn đề nghị luận, đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. Thông hiểu: Vận dụng các thao tác lập luận phù hợp; triển khai các luận điểm một cách khoa học. Vận dụng: Biết kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị
  5. luận. Vận dụng cao: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Tỉ lệ % 40 30 20 10
  6. PHÒNG GDĐT TIÊN PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn - Khối 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc kĩ phần ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: (1) Lớn lên về thể chất là giấc mơ có thật của những thế hệ sinh ra trong rơm rạ đói nghèo, trong tiếng bơ cào xuống thùng sắt trữ gạo luôn vơi mỗi ngày giáp hạt. Nhưng khi lớn lên về thể chất cũng là khi tôi dần biết về một giấc mơ khác nữa. Giấc mơ con người sẽ trưởng thành về nhân cách và tâm hồn. [...] (2) Khi ta lớn lên, ta có thể chỉ biết về quyền của mình. Khi ta thực sự trưởng thành, ta mới biết về trách nhiệm của bản thân. Ta biết cho đi hơn là nhận lại. Ta biết đi tình nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên. Ta biết rằng yêu thương người khác cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình. (3) Thử thách của tuổi mới lớn có thể chỉ đơn giản là cú vật tay xem ai cơ bắp dẻo dai hơn. Em hãy thử đi xa hơn, bước tới những thử thách rằng ai cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng. Ai truyền đi những năng lượng tích cực mạnh mẽ hơn. Ai biết sống vì người khác, vì bạn bè còn gian khó, vì làng quê còn nghèo nàn, vì đất nước còn lạc hậu, vì dân tộc còn tụt lại phía sau. (Hà Nhân, Sống như cây rừng, NXB Văn học, 2016, trang 190-191) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, một giấc mơ khác nữa mà tôi dần biết khi lớn lên về thể chất là gì? Câu 3. (1,0 điểm) Các câu trong đoạn (1) được tạo nên bởi những phép liên kết nào? Câu 4. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu in đậm ở đoạn (2). Câu 5. (1,0 điểm) Em có đồng tình với ý kiến: “Ta biết rằng yêu thương người khác cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình” không? Vì sao? Câu 6. (1,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, em hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc biết sống vì người khác. *Đối với em Thùy Trang lớp 9/2: không làm câu 5,6. II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (5,0 điểm)
  7. Cảm nhận của em về những biến chuyển của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa qua đoạn thơ: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Trích Sang thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.70) (*Đối với em Thùy Trang lớp 9/2: viết một đoạn văn nêu cảm nhận về đoạn thơ trên) ---------------------Hết---------------------- Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy thi. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2023 – Môn: NGỮ VĂN 9 2024 I. Hướng dẫn chung: - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Hướng dẫn cụ thể: Phần Câu Nội dung Điểm I. ĐỌC HIỂU 5,0
  8. ĐỌC HIỂU Phương thức biểu 1 đạt chính của đoạn 0,5 trích: nghị luận - Theo tác giả, một giấc mơ khác nữa 2 mà tôi dần biết khi 0,5 lớn lên về thể chất là trưởng thành về nhân cách tâm hồn. - Phép nối bằng quan hệ từ 3 0,5 “Nhưng” 0,5 - Phép lặp: từ “Giấc mơ” - Biện pháp điệp ngữ: lặp lại 3 lần 0,5 cụm từ “Ta biết” - Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh sự quan 4 trọng khi trưởng thành về nhân cách 0,5 tâm hồn: Biết cho đi, biết cống hiến, biết yêu thương.. 5 - Đồng tình với ý kiến: “Ta biết rằng yêu thương người 0,25 khác cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình" * Học sinh lí giải 0,75 hợp lí. Có thể trình bày theo hướng: + Khi chúng ta yêu thương người khác, chúng ta cũng nhận được tình cảm và sự tôn trọng từ họ.
  9. + Khi chúng ta yêu thương người khác, tâm hồn chúng ta cũng nhẹ nhàng, chúng ta có thể cảm thấy hạnh phúc vì chúng ta mang lại hạnh phúc cho mọi người + Khi chúng ta yêu thương người khác, chúng ta biết sống có trách nhiệm hơn... 6 Học sinh biết triển 1,0 khai ý kiến thành một đoạn văn nghị luận ngắn, cần tập trung làm rõ ý nghĩa của việc biết sống vì người khác. Có thể theo hướng sau: - Biết sống vì người khác là lối sống biết yêu thương, sẻ chia, nhường nhịn và giúp đỡ những người xung quanh. - Trong cuộc sống, con người cần biết sẻ chia, sống cho người khác để mang đến cuộc sống hạnh phúc không chỉ cho mình mà còn cho
  10. những người xung quanh. - Nếu chỉ biết sống cho mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, con người sẽ bị cô lập, ngăn cách với xã hội. - Sống là cho đi, khi chúng ta có ý thức sẻ chia, chúng ta không chỉ giúp đỡ được những người xung quanh mà còn làm cho các mối quan hệ trở nên khăng khít. - Khi sống vì người khác, con người trở nên bao dung, vị tha hơn. Sống vì người khác không chỉ mang đến những điều tốt đẹp cho bản thân mà còn mang đến hạnh phúc cho người khác. - Sống vì người khác không có nghĩa là quên bản thân mình. II. 2 Cảm nhận của em 5,0 về những biến LÀM VĂN chuyển của thiên
  11. nhiên trong khoảnh khắc giao mùa qua đoạn thơ trích từ tác phẩm “Sang thu” a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu 0,25 được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Những biến 0,25 chuyển của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. c. Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng các thao tác lập luận phù hợp; 3,0 triển khai luận điểm khoa học; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Giới thiệu khái quát về tác giả, 0,25 tác phẩm và vấn đề nghị luận. Về nội dung: 1,5 * Cảm nhận những 0,75 tín hiệu báo thu về trong không gian
  12. gần và hẹp: - Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu được cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế (Học sinh phân tích các hình ảnh nổi bật: hương ổi, gió se, sương chùng chình,…) - Cảm xúc của nhà thơ: Học sinh phân tích các từ “bỗng”, “hình như” để thấy rõ cảm xúc ngạc nhiên, mơ hồ,… trong khoảnh khắc giao mùa. * Cảm nhận những biến chuyển của 0,75 đất trời sang thu trong không gian dài, rộng, cao: - Những hình ảnh dòng sông, cánh chim, đám mây tạo nên bức tranh thu mang màu sắc cổ điển, cao rộng, thoáng đạt từ mặt đất đến bầu trời. - Nghệ thuật nhân hóa, đối lập và các
  13. Về nghệ thuật: - Thể thơ 5 chữ thích hợp với việc diễn tả, giãi bày tâm tư, cảm xúc. - Hình ảnh thơ tinh tế, đa nghĩa. - Ngôn ngữ trong sáng, nhiều sắc thái 1,0 biểu cảm, diễn tả được các cảm giác, trạng thái bâng khuâng, tinh tế của con người. - Sử dụng thành công các biện pháp tu từ. * Đánh giá chung: - Đánh giá khái 0,25 quát vấn đề nghị luận. d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, 0,5 ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy 1,0 nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Tổng điểm 10,0 *Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm…
  14. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Bài viết có thể không giống với đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm đối với với những bài chỉ kể chung chung, sáo rỗng. *Đối với em Thùy Trang lớp 9/2: Hoàn thành một đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ ………………………………. Võ Thị Minh DUYỆT CỦA BAN LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG ……………………………….
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2